TS Cấn Văn Lực chỉ ra 6 tồn tại lớn của doanh nghiệp tư nhân hiện nay

Nguyễn Thu Huyền
Chủ nhật, 02/04/2023 | 14:32
0
Dù đóng góp tỉ trọng lớn vào GDP song tốc độ tăng trưởng của khu vực kinh tế tư nhân có xu hướng giảm, chưa đạt mục tiêu đã đề ra trong Nghị quyết số 10.

Mục tiêu phát triển kinh tế tư nhân trong giai đoạn 2016-2021 đã được khẳng định tại Nghị quyết 10 ngày 7/6/2017 của Ban chấp hành Trung ương khóa XII.

Tại Nghị quyết này, kinh tế tư nhân là động lực quan trọng của nền kinh tế, phấn đấu đến năm 2020 có ít nhất 1 triệu doanh nghiệp, phấn đấu tăng tỉ trọng đóng góp của kinh tế tư nhân vào GDP đến năm 2020 đạt 50%. Bình quân năm 2016-2025 năng suất lao động tăng 4-5%/ năm.

Nhìn nhận lại những mục tiêu đặt ra và kết quả đạt được trong giai đoạn 2016-2020, TS Lê Xuân Nghĩa – Thành viên Hội đồng tư vấn Chính sách Tài chính – Tiền tệ quốc gia, nhận thấy tỉ trọng đóng góp của kinh tế tư nhân vào GDP trong giai đoạn này không có nhiều thay đổi so với giai đoạn 2011-2015, thậm chí còn thấp hơn.

"Nếu so với kế hoạch mục tiêu đặt ra tại Nghị quyết trung ương 10 thì còn thấp khá xa", ông Nghĩa cho hay.

So sánh mức đóng góp của kinh tế tư nhân với các khu vực kinh tế khác, TS Lê Xuân Nghĩa cho rằng, mức độ đóng góp của kinh tế tư nhân không tăng, đóng góp của khu vực quốc doanh và khu vực hợp tác xã đều giảm, trong khi đóng góp của khu vực FDI tăng khá vững chắc.

“Điều này báo hiệu một xu hướng tăng trưởng kinh tế phụ thuộc ngày càng nhiều vào khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các khu vực then chốt về sản xuất và thương mại quốc tế như công nghiệp chế biến chế tạo và xuất khẩu”, ông Nghĩa nhấn mạnh.

Kinh tế vĩ mô - TS Cấn Văn Lực chỉ ra 6 tồn tại lớn của doanh nghiệp tư nhân hiện nay

TS Lê Xuân Nghĩa – Thành viên Hội đồng tư vấn Chính sách Tài chính – Tiền tệ quốc gia (Ảnh: Thu Huyền).

Đáng chú ý, trong khi khối kinh tế Nhà nước có tỉ trọng vốn đầu tư trong tổng đầu tư toàn xã hội giảm liên tục, khối FDI có tỉ trọng đóng góp khá ổn định trong khi khối kinh tế tư nhân có tỉ trọng vốn đầu tư tăng liên tục.

“Câu hỏi đặt ra là tại sao kinh tế tư nhân đóng góp trong tổng đầu tư tăng trong khi đóng góp vào GDP không tăng?”, ông Nghĩa đặt câu hỏi và cho rằng, điều này cho thấy hiệu quả đầu tư chưa cao, hoặc một phần rất lớn nguồn vốn của khu vực này đầu tư vào BĐS có hiệu quả thấp hơn khu vực chế biến chế tạo và xuất khẩu - vốn là động lực tăng trưởng GDP quan trọng trong những năm qua.

Cũng nhận định về kinh tế khu vực tư nhân giai đoạn 2016-2020, TS Cấn Văn Lực – chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV nói rằng, dù khu vực tư nhân có nhiều đóng góp quan trọng với nền kinh tế, song nếu đối chiếu với Nghị quyết số 10 thì nhóm này còn nhiều hạn chế.

Ông Lực cũng chỉ ra 6 tồn tại, hạn chế của doanh nghiệp tư nhân. Thứ nhất, dù đóng góp tỉ trọng lớn vào GDP song tốc độ tăng trưởng của khu vực kinh tế tư nhân có xu hướng giảm và chưa đạt mục tiêu 50% đến 2020 theo Nghị quyết số 10.

Nguyên nhân là do chính sách, thực hành của các bộ phận thi hành công vụ vẫn có sự phân biệt, thiếu công bằng, bình đẳng giữa doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân và DNNN.

Kinh tế vĩ mô - TS Cấn Văn Lực chỉ ra 6 tồn tại lớn của doanh nghiệp tư nhân hiện nay (Hình 2).

TS Cấn Văn Lực – chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV (Ảnh: Thu Huyền).

Thứ hai, theo ông Lực, kinh tế tư nhân chủ yếu có quy mô nhỏ, siêu nhỏ, đa số vẫn là kinh tế hộ kinh doanh (chiếm 94%) với trình độ công nghệ, năng lực quản trị tài chính, sức cạnh tranh còn thấp. Nguyên nhân một phần là do xuất phát điểm thấp, phần khác do tích luỹ tư bản, sản xuất còn chưa được chú trọng và văn hoá, thói quen kinh doanh, buôn bán nhỏ.

Thứ ba, năng lực hội nhập và cạnh tranh kinh tế quốc tế còn hạn chế, mức độ tham gia sâu vào chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu ở mức thấp. Sức chống chịu của doanh nghiệp còn hạn chế, nhiều doanh nghiệp tư nhân ngừng hoạt động, giải thể, phá sản bởi các cú sốc từ bên ngoài…

Thứ tư, ông Lực cho rằng tình trạng vi phạm pháp luật và cạnh tranh không lành mạnh trong kinh tế tư nhân chưa giảm. 

“Nguyên nhân chính là văn hoá kinh doanh, đạo đức kinh doanh chưa được quan tâm, trau đồi, đôi khi bị những việc trước mắt, ngắn hạn làm mờ đi tính lâu dài, bền vững, ý thức và tính thượng tôn pháp luật chưa cao”, ông Lực nói.

Nhấn mạnh yếu tố thiếu vốn của doanh nghiệp tư nhân, TS Cấn Văn Lực nói rằng do doanh nghiệp chưa đa dạng hoá nguồn vốn, huy động vốn chưa bài bản, thiếu minh bạch, sử dụng vốn sai mục đích, đầu tư dàn trải, thậm chí vi phạm nghiêm trọng về công bố thông tin, thao túng chứng khoán, phát hành trái phiếu doanh nghiệp như thời gian qua…

Vấn đề cuối cùng, vị chuyên gia chỉ ra việc chú trọng vào công nghệ, ứng dụng CNTT của doanh nghiệp còn rất thấp.

Nêu kiến nghị, TS Cấn Văn Lực cho rằng cần tiếp tục hoàn thiện thể chế, cải thiện thực chất mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, tiến tới minh bạch công bằng, ổn định, nhất quán, dự báo được, kịp thời và thực thi tốt đối với các cơ chế, chính sách và thực thi tại các cấp chính quyền.

Ông Lực cũng kiến nghị, cần có cơ chế, chính sách và cách làm phù hợp để khuyến khích hộ kinh doanh nâng cấp thành doanh nghiệp siêu nhỏ…

Chính phủ mới ban hành Nghị quyết số 45 ngày 31/3/2023 về Chương trình hành động của Chính phủ tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 10 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Mục tiêu của Chương trình phấn đấu đến năm 2025 có khoảng 1,5 triệu doanh nghiệp, trong đó có 60.000 đến 70.000 doanh nghiệp quy mô vừa và lớn; đến năm 2030 có ít nhất 2 triệu doanh nghiệp; hình thành và phát triển nhiều tập đoàn kinh tế tư nhân mạnh, có tiềm lực, có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh doanh trong khu vực kinh tế tư nhân. Tốc độ tăng trưởng của kinh tế tư nhân cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế. Phấn đấu tăng tỉ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào GDP để đến năm 2025 đạt khoảng 55%; đến năm 2030 khoảng 60 - 65% GDP.

[E] Bí thư tỉnh uỷ Thái Nguyên Nguyễn Thanh Hải: Tạo môi trường đầu tư để phát triển kinh tế tư nhân

Chủ nhật, 12/02/2023 | 07:15
Bí thư tỉnh uỷ Thái Nguyên kỳ vọng Tp.Phổ Yên sẽ là “hạt nhân” quan trọng trong quá trình phát triển của tỉnh.

[E] “Tư duy nghĩ lớn của doanh nhân đã tạo ra doanh nghiệp lớn”

Thứ 5, 13/10/2022 | 07:00
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhìn nhận, càng trong hoàn cảnh khó khăn, thử thách, vai trò của doanh nghiệp lớn càng được thể hiện rõ. 

Một khu vực tư nhân hiệu quả là nền tảng cho phục hồi kinh tế

Thứ 3, 12/10/2021 | 10:00
Đánh giá mới nhất của Nhóm Ngân hàng Thế giới (WBG) đã khẳng định vai trò tiên phong của khu vực kinh tế tư nhân trong tiến trình phát triển vượt bậc của Việt Nam.

Đổi mới toàn diện quản lý Nhà nước trong phát triển kinh tế tư nhân

Thứ 3, 02/03/2021 | 09:26
Thủ tướng Chính phủ giao bộ Kế hoạch và Đầu tư sớm trình Đề án đổi mới toàn diện quản lý Nhà nước trong lĩnh vực kinh tế, trước ngày 20/3/2021.
Cùng tác giả

Cân nhắc quy định các đối tượng không được đăng ký đấu giá

Thứ 3, 21/05/2024 | 17:18
ĐBQH đề nghị không nên bổ sung nhóm đối tượng không được đăng ký tham gia đấu giá là “Cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh ruột, chị ruột, em ruột" vì không phù hợp thực tế.

Đấu giá quyền sử dụng đất: Mức tiền đặt trước tối thiểu là 10%

Thứ 3, 21/05/2024 | 14:49
Dự thảo Luật Đấu giá tài sản quy định rõ tiền đặt trước đối với tài sản đặc thù như BĐS với mức tiền đặt trước tối thiểu là 10%, tối đa là 20% giá khởi điểm.

Quốc hội sẽ miễn nhiệm chức Bộ trưởng Bộ Công an với Đại tướng Tô Lâm

Thứ 3, 21/05/2024 | 14:41
Quốc hội đã quyết định bổ sung công tác nhân sự, thực hiện quy trình phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Công an với Đại tướng Tô Lâm.

ĐBQH Trịnh Xuân An: Đấu giá không giải quyết được giá vàng “nhảy múa”

Thứ 3, 21/05/2024 | 12:32
Theo ông Trịnh Xuân An, việc đấu giá để hạ giá vàng không phải là giải pháp tốt. Hướng đi đúng là phải sửa lại Nghị định 24, phải xem xét việc độc quyền vàng SJC.

ĐBQH đề nghị tạo điều kiện cho dịch vụ chia sẻ chuyến xe dưới 10 chỗ

Thứ 3, 21/05/2024 | 10:38
Đại biểu Tạ Thị Yên đề nghị sửa Luật Đường bộ theo hướng kiểm soát tình trạng “xe dù, bến cóc” nhưng vẫn tạo điều kiện cho dịch vụ chia sẻ chuyến xe dưới 10 chỗ.
Cùng chuyên mục

Thanh Hóa: Thu 5.300 tỷ đồng từ đất trong 5 tháng đầu năm

Thứ 3, 21/05/2024 | 15:52
Các khoản thu từ đất giúp Thanh Hóa ghi nhận khoảng 5.300 tỷ đồng trong tổng thu Ngân sách Nhà nước trên địa bàn 5 tháng đầu năm 2024.

2.000 tỷ đổ vào các dự án theo cơ chế đặc thù ở TP.Thanh Hóa

Thứ 2, 20/05/2024 | 20:14
Đầu tư 2.000 tỷ đồng theo cơ chế, chính sách đặc thù vào 4 dự án ở TP.Thanh Hóa để địa phương này trở thành thành phố thông minh, hiện đại năm 2030.

Cây tre Thanh Hóa háo hức thoát nghèo

Thứ 2, 20/05/2024 | 18:03
Tỉnh Thanh Hóa vừa chấp thuận dự án Nhà máy sản xuất ván tre OSB staBOO với vốn đầu tư 3.200 tỷ đồng, mở ra cơ hội mới cho vùng nguyên liệu tre, luồng xứ Thanh.

Uỷ ban Kinh tế chỉ ra loạt hệ luỵ khi để tiền “chôn” vào đất

Thứ 2, 20/05/2024 | 11:12
Hiện nay, người có nhu cầu thực không thể tiếp cận trong khi đất đai bị bỏ hoang do bị đầu cơ, nguồn lực xã hội hay vì để sản xuất, kinh doanh lại bị "chôn" vào đất.

Hoàn thành việc định giá 3 ngân hàng mua bắt buộc trong tháng 5/2024

Thứ 2, 20/05/2024 | 10:34
Đây là một trong nhiều nội dung báo cáo Chính phủ gửi tới Quốc hội về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và NSNN những tháng đầu năm 2024.
     
Nổi bật trong ngày

Vải thiều Thanh Hà lên kệ siêu thị Úc, giá hơn nửa triệu đồng/kg

Thứ 4, 22/05/2024 | 07:00
Lô vải thiều đầu tiên trong năm nay của huyện Thanh Hà (Hải Dương) đã chính thức lên quầy siêu thị tại Úc và được bán với giá gần 600.000 đồng/kg.

Thanh Hóa: Thu 5.300 tỷ đồng từ đất trong 5 tháng đầu năm

Thứ 3, 21/05/2024 | 15:52
Các khoản thu từ đất giúp Thanh Hóa ghi nhận khoảng 5.300 tỷ đồng trong tổng thu Ngân sách Nhà nước trên địa bàn 5 tháng đầu năm 2024.

Giá vàng 21/5: Vàng nhẫn đi xuống, dao động quanh 77,5 triệu đồng/lượng

Thứ 3, 21/05/2024 | 09:46
Giá vàng nhẫn quay đầu đi xuống phiên mở cửa sáng nay trong khi giá vàng SJC điều chỉnh không đồng nhất.

Xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn thu về hơn 510 triệu USD

Thứ 3, 21/05/2024 | 06:00
4 tháng đầu năm, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đạt hơn 1,1 triệu tấn, thu về hơn 510 triệu USD, giảm nhẹ về lượng nhưng tăng về trị giá so với cùng kỳ 2023.