Triều Tiên khai mạc Đại hội đảng, Trung Quốc không được mời

Triều Tiên khai mạc Đại hội đảng, Trung Quốc không được mời

Thứ 6, 06/05/2016 | 06:17
0
Đồng minh ngoại giao và kinh tế lớn nhất của Bình Nhưỡng là Trung Quốc đã không được mời tham dự sự kiện đặc biệt này.

Yonhap đưa tin cho biết, Triều Tiên đã sẵn sàng cho phiên khai mạc Đại hội đảng Lao động Triều Tiên được tổ chức lần đầu tiên trong 36 năm qua, bắt đầu vào ngày 6/5.

Tuy nhiên, đồng minh ngoại giao và kinh tế lớn nhất của Bình Nhưỡng là Trung Quốc đã không được mời tham dự sự kiện đặc biệt này.

Thế giới - Triều Tiên khai mạc Đại hội đảng, Trung Quốc không được mời

viết miêu tả ảnh vào đây

"Tôi không có thông tin liên quan vào thời điểm này", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói khi được hỏi về việc liệu Bắc Kinh có được mời tham dự sự kiện hay không.

Yonhap dẫn nguồn tin ở Bắc Kinh nói rằng Trung Quốc đã không được mời tham dự Đại hội đảng của Triều Tiên do mối quan hệ chính trị giữa hai bên vẫn căng thẳng do bất đồng về lập trường theo đuổi chương trình hạt nhân và tên lửa của Bình Nhưỡng.

Trong khi đó, tại Đại hội đảng gần nhất của Triều Tiên diễn ra vào năm 1980, Trung Quốc đã cử Phó Thủ tướng tới tham dự theo lời mời của Bình Nhưỡng.

Đại hội đảng lần thứ 7 Triều Tiên được giới phân tích đánh giá là nhằm mục tiêu chính để thống nhất và củng cố quyền lực của nhà lãnh đạo tối cao Kim Jong-un, người lên nắm quyền từ cuối năm 2011 và tích cực theo đuổi các chương trình hạt nhân và tên lửa của đất nước, cũng như các chính sách phát triển kinh tế và quân sự của đất nước.

Đại hội đảng Lao động lần thứ 7 diễn ra trong bối cảnh Bình Nhưỡng đang đối mặt với các biện pháp trừng phạt nghiêm ngặt hơn từ cộng đồng quốc tế và từ cả các đồng minh Trung Quốc, Nga sau các vụ thử hạt nhân và tên lửa.

Sự kiện này đang thu hút sự quan tâm rộng rãi của dư luận quốc tế trong bối cảnh các nhà quan sát lo ngại rằng Bình Nhưỡng có thể tiến hành vụ hạt nhân lần thứ 5 để củng cố uy tín của ông Kim Jong-un và bù đắp sự thất bại của 2 vụ thử tên lửa tầm trung Musudan trước đó.

Theo nghiê

Cùng chuyên mục

Từ chối khí đốt Nga, các nước châu Âu yêu cầu Algeria “tăng viện”

Thứ 3, 30/04/2024 | 16:02
Cuộc xung đột Nga-Ukraine tiếp tục tác động và làm xáo trộn chuỗi phân phối năng lượng trong khu vực.

Có gì trong kịch bản thăm dò sức chịu đựng của nền kinh tế Nga?

Thứ 3, 30/04/2024 | 14:30
Theo tất cả các kịch bản, các dự báo cho thấy sự suy thoái trong sản xuất và xuất khẩu dầu khí của Nga.

Quân đội Nga sắp được trang bị “siêu rồng lửa” S-500

Thứ 3, 30/04/2024 | 07:15
Hệ thống phòng không S-500 Prometheus sẽ cung cấp lá chắn vững chắc cho các trung tâm hành chính và công nghiệp quan trọng ở Nga.

Ba Lan, Litva có nguy cơ vi phạm luật EU nếu giúp Ukraine triệu hồi nam giới

Thứ 3, 30/04/2024 | 06:00
Người tị nạn Ukraine chạy trốn xung đột có quyền tiếp cận chỗ ở, phúc lợi, chăm sóc y tế, giáo dục và việc làm ở Ba Lan, Litva và các nước EU khác.

Top 5 tàu ngầm hạt nhân tiên tiến nhất thế giới, Mỹ góp 2 chiếc

Thứ 2, 29/04/2024 | 06:00
Hiện chỉ có 6 quốc gia sở hữu tàu ngầm hạt nhân là Mỹ, Trung Quốc, Nga, Pháp, Anh và Ấn Độ.
     
Nổi bật trong ngày

Quân đội Nga sắp được trang bị “siêu rồng lửa” S-500

Thứ 3, 30/04/2024 | 07:15
Hệ thống phòng không S-500 Prometheus sẽ cung cấp lá chắn vững chắc cho các trung tâm hành chính và công nghiệp quan trọng ở Nga.

Top 5 tàu ngầm hạt nhân tiên tiến nhất thế giới, Mỹ góp 2 chiếc

Thứ 2, 29/04/2024 | 06:00
Hiện chỉ có 6 quốc gia sở hữu tàu ngầm hạt nhân là Mỹ, Trung Quốc, Nga, Pháp, Anh và Ấn Độ.

Có gì trong kịch bản thăm dò sức chịu đựng của nền kinh tế Nga?

Thứ 3, 30/04/2024 | 14:30
Theo tất cả các kịch bản, các dự báo cho thấy sự suy thoái trong sản xuất và xuất khẩu dầu khí của Nga.

Thời khắc lịch sử của những chiến sĩ dẫn giải Dương Văn Minh đi tuyên bố đầu hàng

Thứ 3, 30/04/2024 | 15:25
Cùng đồng đội đối mặt với Tổng thống cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn Dương Văn Minh, Đại úy Phạm Xuân Thệ khi ấy chỉ nghĩ làm sao nhanh có lời tuyên bố đầu hàng được phát thanh rộng rãi ra để sớm kết thúc chiến tranh, đỡ đổ máu cho đồng đội.

Ba Lan, Litva có nguy cơ vi phạm luật EU nếu giúp Ukraine triệu hồi nam giới

Thứ 3, 30/04/2024 | 06:00
Người tị nạn Ukraine chạy trốn xung đột có quyền tiếp cận chỗ ở, phúc lợi, chăm sóc y tế, giáo dục và việc làm ở Ba Lan, Litva và các nước EU khác.