Tp.HCM tăng cường kiểm soát dịch tay chân miệng

Tp.HCM tăng cường kiểm soát dịch tay chân miệng

Nguyễn Thành Nhân
Thứ 7, 05/08/2023 | 16:17
0
Tại Tp.HCM, số trẻ nhập viện do bệnh tay chân miệng vẫn chưa có dấu hiệu giảm nên các bệnh viện phải tăng cường nhân lực, thêm giường bệnh.

Số ca bệnh tay chân miệng chưa giảm

Đầu tháng 8/2023, tại Bệnh viện Nhi đồng Tp.HCM, qua thống kê của bệnh viện, số ca mắc bệnh tay chân miệng liên tục tăng ở mức cao. Trung bình một ngày, Bệnh viện Nhi đồng Tp.HCM điều trị khoảng 100 - 150 bệnh nhi. Tại khu khám bệnh tay chân miệng, một ngày khám từ 200 - 300 trẻ.

“Trước tình hình số ca bệnh tay chân miệng tăng, bệnh viện đã chỉ đạo khoa Nội tổng hợp tiếp nhận bệnh nhi tay chân miệng. Như vậy, tổng công suất giường bệnh dành cho bệnh tay chân miệng là 250 giường”, ông Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Tp.HCM cho biết.

Tương tự, BS.CKII Dư Tuấn Quy, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1, hiện trẻ mắc bệnh tay chân miệng vẫn chưa có dấu hiệu giảm, trong khoa đang điều trị cho hơn 160 trẻ bị tay chân miệng, trong đó độ 2b trở lên chiếm từ 25 - 30%.

“Vì số ca tăng cao nên ngoài khoa Nhiễm - Thần kinh, bên cạnh tăng cường thêm nhân viên y tế, bệnh viện tăng cường thêm một lầu nữa để tiếp nhận và điều trị, với hai khoa điều trị bệnh nhân nặng là khoa Hồi sức nhiễm và khoa Hồi sức tích cực - chống độc”, bác sĩ Dư Tuấn Quy chia sẻ.

Theo bác sĩ Quy, hiện có 8 phòng khám ngoại trú cho trẻ bị tay chân miệng với khoảng 400 lượt/ngày. Trẻ được tái khám liên tục để kịp thời phát hiện dấu hiệu chuyển nặng. Bệnh nhi nhập viện và xuất viện liên tục, dồn ứ vào những ngày cuối tuần và đầu tuần.

Vì vậy, Bệnh viện Nhi đồng 1 đã mở rộng thêm một tầng lầu (tầng 5) để Khoa Nhiễm thần kinh nhận thêm trẻ mắc bệnh. Công suất tối đa có thể lên đến 300 giường, chưa kể khu vực các khoa hồi sức. Tạm thời tầng mới sẽ tiếp nhận trẻ tay chân miệng điều trị dịch vụ.

Theo bác sĩ Tiêu Châu Thy, Khoa Nhiễm thần kinh, điều đáng sợ nhất là trẻ tay chân miệng chuyển nặng nhanh và đột ngột: “Hiện nay, lượng bệnh quá đông, ca nặng quá nhiều nên chúng tôi buộc phải tăng ta, tăng giờ. Riêng phòng cấp cứu được bổ sung thêm một điều dưỡng để theo dõi sát các bệnh nhi”.

Lãnh đạo Bệnh viện Nhi đồng 1 khẳng định, đơn vị đã trải qua các đợt dịch tay chân miệng lớn vào năm 2011 và năm 2018. Năm nay, bệnh viện sẵn sàng các phương án theo từng mức độ. Ngoài việc mở rộng tầng lầu, Khoa Nhiễm Thần kinh còn đề xuất điều phối nhân lực là bác sĩ nội trú của các khoa khác. 

Theo các bác sĩ, một trong những nguyên nhân chính khiến tay chân miệng năm nay đến sớm, diễn tiến nặng là do sự xuất hiện của chủng virus EV71. Bộ Y tế cũng đã có phương án đảm bảo về thuốc điều trị. Riêng tại Tp.HCM, các cơ sở y tế tiếp nhận bệnh lý này gồm: Nhi đồng 1, Nhi đồng 2, Nhi đồng Tp.HCM, Khoa Nhi của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Tp.HCM.

Tăng cường các giải pháp phòng dịch

Thống kê của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Tp.HCM cho biết, trong tuần 30 (tính từ 24/7 đến ngày 30/7) số ca mắc bệnh tay chân miệng tiếp tục tăng nhanh với 2.665 ca bệnh được ghi nhận, tăng gấp 1,4 lần so với trung bình 4 tuần trước là 1.862 ca.

Tại 21/22 quận, huyện và thành phố Thủ Đức (trừ huyện Cần Giờ) đều ghi nhận số ca mắc tay chân miệng trong tuần 30 tăng so với trung bình 4 tuần trước. Cụ thể, các quận, huyện có số ca mắc trên 100.000 dân tăng cao gồm quận Bình Tân, huyện Bình Chánh và quận Tân Phú.

Bà Lê Hồng Nga, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Tp.HCM chia sẻ: “Mùa dịch tay chân miệng năm nay đã bắt đầu được 2 tháng và theo như mùa dịch của những năm xuất hiện chủng virus EV71, chúng ta phải tiếp tục chuẩn bị những biện pháp phòng dịch tay chân miệng trong khoảng 3 - 4 tháng nữa thì dịch mới có thể giảm xuống”.

Còn báo cáo của Sở Y tế Tp.HCM đầu tháng 8/2023 chỉ ra, với nguyên nhân gây bệnh là Enterovirus (EV71) - chủng virus có độc lực cao, dịch tay chân miệng năm nay rất dễ làm bệnh diễn tiến nặng và có thể gây tử vong. Cụ thể, đã có 6 trẻ tử vong tại các bệnh viện của Tp.HCM, tuy nhiên đều có hộ khẩu từ các tỉnh, thành khác đến.

Đại diện HCDC khẳng định, số ca mắc tay chân miệng có giảm được hay không là do sự chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch của mỗi cá nhân và tập thể. Đặc biệt, sắp tới học sinh sẽ quay lại trường học, trùng với đỉnh thứ hai của dịch tay chân miệng (theo hằng năm) nên việc kiểm soát và phòng, chống tay chân miệng là rất cần thiết.

Sức khỏe - Tp.HCM tăng cường kiểm soát dịch tay chân miệng

Sở Y tế Tp.HCM, kiểm tra công tác phòng, chống dịch tay chân miệng tại quận Tân Bình hồi cuối tháng 7/2023.

Bà Lê Hồng Nga đánh giá, hiện nay ở Việt Nam chưa có vaccine phòng ngừa bệnh tay chân miệng, vì vậy việc phòng dịch tay chân miệng vẫn dựa vào các biện pháp vệ sinh cá nhân để tránh lan truyền trực tiếp giữa các trẻ. Theo đó, để phòng bệnh trong trường học, cần vệ sinh bề mặt trẻ thường xuyên tiếp xúc; phát hiện sớm trẻ mắc bệnh và cách ly để hạn chế sự lây lan; đồng thời tập cho trẻ những thói quen rửa tay thường xuyên.

Các bác sĩ cũng khuyến cáo, phụ huynh không nên chủ quan tự theo dõi tại nhà mà cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời, tránh hậu quả đáng tiếc. Theo đó, khi trẻ có một trong 3 triệu chứng của bệnh thì cần phải đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế.

Cụ thể, trẻ sốt cao trên 38,5 độ kéo dài hơn 48 giờ, không đáp ứng với thuốc hạ nhiệt. Trẻ mắc bệnh tay chân miệng có biểu hiện giật mình là dấu hiệu của tình trạng nhiễm độc thần kinh. Vì thế, cha mẹ nhớ chú ý để phát hiện triệu chứng này ở trẻ, ngay cả khi trẻ đang chơi và quan sát xem tần suất giật mình có tăng theo thời gian hay không.

Về công tác điều trị, Sở Y tế Tp.HCM đã giao cho các bệnh viện nhi trên địa bàn Tp.HCM tổ chức những lớp huấn luyện trong hệ thống y tế, từ công lập đến tư nhân về kỹ năng chẩn đoán bệnh tay chân miệng cũng như xử lý ca bệnh.

Đồng thời, các bệnh viện thành phố hỗ trợ các bệnh viện tuyến tỉnh về chuyên môn để giảm bớt việc chuyển viện lên bệnh viện thành phố. Song song đó, Sở Y tế Tp.HCM còn phối hợp với các công ty viễn thông tại Tp.HCM gửi tin nhắn đến từng người dân đang sinh sống và làm việc trên địa bàn thành phố, nhằm kêu gọi sự tham gia của người dân trong công tác phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng.

Gia tăng bệnh tay chân miệng, ngành y tế Tp.HCM đảm bảo thuốc điều trị

Thứ 5, 08/06/2023 | 19:10
Trước tình hình bệnh tay chân miệng tại Tp.HCM tăng cao, đồng thời xuất hiện nhiều ca nặng, ngành y tế địa phương khẩn trương đảm bảo thuốc điều trị.

TP.HCM: Báo động bệnh tay chân miệng, lo lắng thiếu thuốc điều trị

Thứ 3, 06/10/2020 | 15:13
Trong khi số ca nhập viện điều trị bệnh tay chân miệng tăng cao kỷ lục, các bệnh viện tại TP.HCM đang loay hoay vì thuốc Phenobarbital thiếu hụt.
Cùng tác giả

Dược sĩ Tiến, ca sĩ Hương Giang tổ chức lễ hội âm nhạc cho sinh viên

Thứ 3, 14/05/2024 | 20:32
Các giọng ca Hoàng Tôn, Phạm Hồng Phước, Đức Phúc, Quốc Thiên, Nguyễn Trần Trung Quân, Erik... tham gia lễ hội âm nhạc "Trẻ concert".

Miss Universe Vietnam 2024 sẽ nhận giải thưởng 2 tỷ đồng tiền mặt

Thứ 2, 13/05/2024 | 22:07
Đại diện nhà sản xuất Miss Universe Vietnam 2024 cho biết cuộc thi năm nay sẽ có nhiều thay đổi, trong đó tân Miss Universe sẽ được nhận tiền mặt lên đến 2 tỷ đồng.

Tp.HCM: Đầu tư công nghệ để nghề nuôi chim yến phát triển bền vững

Thứ 2, 13/05/2024 | 19:00
Nuôi chim yến tại Tp.HCM được xác định là một trong những nghề tiềm năng, có khả năng thu nguồn lợi kinh tế cao nên số lượng nhà nuôi yến tăng lên rất nhanh.

Đưa chợ truyền thống lên trực tuyến, chuyển đổi bán lẻ theo xu hướng

Thứ 2, 13/05/2024 | 15:06
Ngành công thương đang xúc tiến xây dựng mô hình bán hàng trực tuyến tại chợ truyền thống nhằm tổ chức lại kênh bán lẻ.

Tp.HCM: Hơn 8.900 căn hộ tái định cư bỏ trống, nợ 81 tỷ đồng phí vận hành

Thứ 5, 09/05/2024 | 22:06
Tp.HCM hiện có 8.948 căn hộ tái định cư thuộc sở hữu nhà nước chưa bố trí cho người dân tại 85 chung cư, cụm chung cư.
Cùng chuyên mục

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vắc-xin phòng Covid-19

Thứ 3, 14/05/2024 | 10:00
Đối tượng triển khai tiêm vắc-xin phòng Covid-19 bao gồm cán bộ y tế, người trên 50 tuổi, người có bệnh lý nền, người trên 18 tuổi chưa tiêm mũi nào, phụ nữ có thai.

Phòng ngừa viêm đường hô hấp ở trẻ và giải pháp từ lợi khuẩn hô hấp Subavax

Thứ 3, 14/05/2024 | 10:00
Viêm đường hô hấp ở trẻ em là căn bệnh phổ biến. Nếu không phát hiện sớm và có biện pháp xử trí kịp thời sẽ dễ chuyển sang giai đoạn nặng. Nhiều cha mẹ tin tưởng lựa chọn sử dụng lợi khuẩn Subavax để nâng cao sức khỏe hệ hô hấp cho con, giảm nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm an toàn, hiệu quả.

Xử nghiêm và đình chỉ hoạt động cơ sở không bảo đảm an toàn thực phẩm

Thứ 2, 13/05/2024 | 10:03
Bộ Y tế yêu cầu tăng cường công tác liên ngành trong thanh tra, kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm, tập trung vào các cơ sở chế biến suất ăn sẵn, bếp ăn tập thể...

Sở Y tế Quảng Nam xử lý thế nào sự cố chẩn đoán một đằng mổ một nẻo?

Chủ nhật, 12/05/2024 | 21:12
Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam phải thành lập Hội đồng kỷ luật bệnh viện xử lý nghiêm vi phạm của các cá nhân, tập thể liên quan đến sự việc.

Đồng Nai: Kiểm tra, quản lý chặt các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ, thức ăn đường phố

Chủ nhật, 12/05/2024 | 13:07
Sở Y tế Đồng Nai đã làm việc với đại diện lãnh đạo các cơ quan chức năng về công tác quản lý ATTP đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố.
     
Nổi bật trong ngày

Ngón tay đau chạm đâu cũng thấy đau

Thứ 3, 14/05/2024 | 10:13
Có người vớ phải gã chồng không ra gì và từ đó không còn tin vào hôn nhân nữa. Như ngón tay đau chạm vào đâu trên cơ thể mình cũng thấy nhói đau. Chồng bạn tệ sao bạn bắt cả đời bạn tệ theo?

Thịt đông lạnh cứng như đá đừng đem đi nấu vội thêm thứ này đảm bảo mềm mại, tươi ngon trong 5 phút

Thứ 3, 14/05/2024 | 19:30
Chỉ với 2 nguyên liệu rẻ bèo trong nhà bếp bạn có thể rã đông thịt rất nhanh và hoàn hảo. Hãy bỏ túi ngay mẹo hay dưới đây.

Khối u nặng 3kg “trú ẩn” trong bụng người phụ nữ 63 tuổi

Thứ 3, 14/05/2024 | 16:06
Đi khám phát hiện khối u từ một năm trước nhưng người phụ nữ 63 tuổi từ chối phẫu thuật mà về nhà tự ý uống thuốc "lạ" theo những lời mách bảo truyền miệng...

Đang đi trên bãi biển, ngư dân nhặt được thứ trị giá 30 tỷ đồng

Thứ 3, 14/05/2024 | 11:25
Trong khi đi trên bãi biển, lão ngư dân vô tình vấp phải "tảng đá" kỳ dị và mang về nhà. Không ngờ đây là “báu vật của biển” trị giá đến 30 tỷ đồng.

Kỳ lạ mảnh đất vô chủ duy nhất trên thế giới, không nước nào thèm lấy

Thứ 3, 14/05/2024 | 08:30
Vùng đất này không có người ở, không được quản lý bởi nhà nước, cho đến nay vẫn hoàn toàn vô chủ.