Tp.HCM: Tái diễn tình cảnh phụ huynh loay hoay tìm mua sách giáo khoa

Tp.HCM: Tái diễn tình cảnh phụ huynh loay hoay tìm mua sách giáo khoa

Nguyễn Thành Nhân
Thứ 7, 30/07/2022 | 17:00
0
Năm học đầu tiên lớp 10 theo chương trình mới, việc mua SGK của phụ huynh tiếp tục gặp khó giống như những năm trước với cấp tiểu học, THCS.

Rối rắm mua sách giáo khoa

Năm học 2022 – 2023 sắp đến là năm đầu tiên khối THPT bắt đầu chương trình giáo dục phổ thông mới đối với lớp 10. Điều này khiến tình trạng phụ huynh, học sinh tìm mua sách giáo khoa “mỗi nơi một môn” như các năm học trước tiếp tục diễn ra.

Chị Đ.V.M., 40 tuổi, ngụ quận 3, Tp.HCM cho biết: “Tôi mất nguyên buổi sáng ngày 28/7 chỉ để đi mua sách giáo khoa, vì mỗi môn học thuộc một bộ sách giáo khoa khác nhau nên phải chọn mua cho đúng”.

Dựa vào yêu cầu của nhà trường, chị M. và con trai phải chọn đúng sách giáo khoa môn toán và ngữ văn thuộc bộ Chân trời sáng tạo; sách tin học và sinh học thuộc bộ Cánh diều, sách công nghệ, giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng và an ninh thuộc bộ Kết nối tri thức với cuộc sống... nên “rất lo lắng nếu mua nhầm”.

Tương tự, chị T.M.T.T., phụ huynh lớp 10 trường THPT Lê Trọng Tấn, quận Tân Phú, Tp.HCM kể: “Do tính chất công việc nên chưa có thời gian đi mua sách giáo khoa trực tiếp, tôi mất hơn 3 tiếng đồng hồ để tìm và mua sách trên các nền tảng bán hàng trên mạng. Chỉ ngồi tìm trên máy mà cũng toát mồ hôi vì mỗi môn học thuộc một bộ sách giáo khoa khác nhau. Một số đơn vị bán hàng còn cho biết là yêu cầu phức tạp quá, họ phải lấy sách ở nhiều kho khác nhau nên không thể giao ngay được”.

Cuối cùng, chị T. phải đặt 4 đơn hàng khác nhau. Trong đó, có một đơn hàng mua được 2 cuốn sách hóa học và giáo dục thể chất ở tận Tp.Cần Thơ, phí vận chuyển là 60.000 đồng. Chỉ tính phí vận chuyển của 4 đơn hàng mà đã hết hơn 100.000 đồng, chưa kể tiền mua sách giáo khoa.

Vì mục tiêu tốt cho học sinh

Trao đổi với Người Đưa Tin, ông Nguyễn Văn Cường, Hiệu trưởng Trường THPT Lê Trọng Tấn cho hay, nhà trường đã làm đúng quy trình hướng dẫn của Sở GD&ĐT Tp.HCM khi tổ chức lựa chọn sách giáo khoa từ ý kiến các tổ chuyên môn.

“Sau khi bỏ phiếu bình chọn, các tổ chuyên môn chọn sách thuộc bộ sách nào thì ban giám hiệu nhà trường duyệt theo bộ sách đó. Đây là lý do dẫn đến kết quả mỗi môn học thuộc một bộ sách khác nhau”, ông Cương nói.

Nói về tình trạng này, ông Nguyễn Bảo Quốc, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Tp.HCM phân tích, nhà trường được quyền chọn sách theo bộ môn chứ không nhất thiết phải chọn theo bộ sách.

Quan trọng nhất là tổ bộ môn của trường xác định được bộ sách nào phù hợp nhất với việc giảng dạy của trường ở khối đó để chọn bộ sách phù hợp với năng lực đội ngũ và đặc thù học sinh.

Riêng với giáo viên thì không chỉ dựa vào bộ sách đó để dạy mà có thể tham khảo thêm các bộ sách khác đã được Bộ GD&ĐT phê duyệt, sử dụng làm tư liệu giảng dạy.

Căn cứ trên ngữ liệu của các bộ sách khác để xây dựng bài giảng, mục tiêu làm sao tải được nội dung chương trình đến học sinh và nâng cao năng lực vận dụng cho học sinh, nâng cao năng lực học sinh trong nội dung mà chương trình đề cập.

“Như vậy, học sinh chỉ phải sử dụng một đầu sách chứ không phải mua hết tất cả mọi bộ sách. Còn giáo viên giảng dạy thì ngoài đầu sách được phê duyệt cần tham khảo thêm nhiều bộ sách khác…”, ông Quốc nói rõ.

Đồng thời, lãnh đạo Sở GD&ĐT Tp.HCM thừa nhận, điều này phần nào gây khó khăn cho phụ huynh học sinh trong quá trình mua sắm SGK.

“Ngành giáo dục mong muốn nhận được sự chia sẻ và thông cảm của phụ huynh học sinh với nhà trường vì mục tiêu này là tốt nhất cho học sinh. Một nhà sách sẽ bán nhiều bộ sách khác nhau. Hiện giờ khi sách chưa đầy đủ thì có thể phụ huynh học sinh gặp chút khó khăn khi tìm mua. Tuy nhiên, khi sách đã nhiều rồi thì phụ huynh đến nhà sách sẽ dễ dàng chọn được các sách cần tìm”, ông Quốc nói.

Danh mục SGK lớp 3, 7, 10 học sinh Tp.HCM sẽ sử dụng cho năm học mới

Thứ 2, 18/07/2022 | 19:46
UBND Tp.HCM vừa phê duyệt sách giáo khoa lớp 3, 7, 10 sử dụng trong các cơ sở giáo dục phổ thông từ năm học 2022-2023.

Kiến nghị Hà Nội và TP.HCM đưa sách giáo khoa vào nhóm hàng hóa thiết yếu

Thứ 2, 16/08/2021 | 20:03
Thời điểm bước vào năm học 2021-2022 đang cận kề, việc chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ dạy và học, trong đó có sách giáo khoa là cấp bách.

TP.HCM: Phụ huynh khốn khổ tìm sách giáo khoa lớp 1 cho con

Thứ 4, 22/08/2018 | 18:34
Nhiều phụ huynh có con học lớp 1 tại TP.HCM phải tất tả ngược xuôi để tìm sách giáo khoa cho con. Họ bức xúc, bởi sách cơ bản phục vụ học sinh mà cũng hiếm như tôm tươi.
Cùng tác giả

Giá lúa gạo xu hướng tăng: Liên kết chuỗi giá trị, kỳ vọng bứt phá

Thứ 7, 27/04/2024 | 14:31
Triển khai nhiều giải pháp, các Bộ ngành sẽ tiếp tục đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu gạo với mục tiêu lớn về kim ngạch xuất khẩu.

Tuyển sinh lớp 10 ở thành phố Hồ Chí Minh: Chỉ tiêu giảm, áp lực tăng

Thứ 7, 27/04/2024 | 11:30
Khi giảm chỉ tiêu trường công lập, kỳ thi tuyển sinh lớp 10 tại thành phố Hồ Chí Minh càng tăng áp lực đầu vào đối với học sinh.

Tp.HCM: Đánh giá kỹ khi đốn hạ hơn 400 cây xanh để làm Metro 2

Thứ 7, 27/04/2024 | 11:00
Để thực hiện dự án tuyến Metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương), có hơn 400 cây xanh phải di dời, đốn hạ là điều khiến người dân quan tâm.

Tp.HCM lên phương án gắn chip để quản lý chó, mèo tại cộng đồng

Thứ 7, 27/04/2024 | 09:26
Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Hiện tượng tiệm vàng đóng cửa, tăng cường quản lý minh bạch kinh doanh

Thứ 7, 27/04/2024 | 09:15
Nhiều tiệm vàng đóng cửa, thậm chí dừng hoạt động vì lo ngại đợt kiểm tra của cơ quan quản lý thị trường, cũng như biến động thị trường.
Cùng chuyên mục

Tuyển sinh lớp 10 ở thành phố Hồ Chí Minh: Chỉ tiêu giảm, áp lực tăng

Thứ 7, 27/04/2024 | 11:30
Khi giảm chỉ tiêu trường công lập, kỳ thi tuyển sinh lớp 10 tại thành phố Hồ Chí Minh càng tăng áp lực đầu vào đối với học sinh.

Tp.HCM nỗ lực xây 4.500 phòng học, giảm áp lực thiếu trường lớp

Thứ 7, 27/04/2024 | 08:30
Thành phố Hồ Chí Minh đang triển khai kế hoạch xây 4.500 phòng học và hiện 2 công trình đã hoàn thành để ưu tiên giáo dục.

Bản tin 27/4: Nhiều người bị tai nạn máy cắt cụt tay, mất ngón

Thứ 7, 27/04/2024 | 06:00
Nhiều người bị tai nạn máy cắt cụt tay, mất ngón; Hà Nội triển khai thí điểm học bạ số ở cấp tiểu học...

Bộ GD&ĐT yêu cầu đảm bảo nước sạch và vệ sinh trong trường học

Thứ 6, 26/04/2024 | 21:30
Bộ GD&ĐT vừa có văn bản về việc tổ chức các hoạt động nhằm hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường năm 2024.

Nghệ An: Chốt phương án tháo gỡ “áp lực” tuyển sinh vào bậc THPT

Thứ 6, 26/04/2024 | 21:04
Năm 2024, Nghệ An tăng hơn 7.000 học sinh lớp 9, gây áp lực tuyển sinh vào lớp 10, đặc biệt là tại TP Vinh khi chỉ có 3 trường THPT công lập.
     
Nổi bật trong ngày

Bản tin 27/4: Nhiều người bị tai nạn máy cắt cụt tay, mất ngón

Thứ 7, 27/04/2024 | 06:00
Nhiều người bị tai nạn máy cắt cụt tay, mất ngón; Hà Nội triển khai thí điểm học bạ số ở cấp tiểu học...

Học sinh tiểu học được gắn mã định danh chuẩn bị triển khai học bạ số

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:40
Các giáo viên trên địa bàn Hà Nội đã được tập huấn, trang bị chữ ký số để chuẩn bị cho công tác chuyển đổi số ngành giáo dục.

Nắng nóng kỷ lục "hiếm có" trong kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5

Thứ 7, 27/04/2024 | 13:26
Dự báo thời tiết nắng nóng kỷ lục chưa từng ghi nhận trong kỳ nghỉ lễ 30/4 sẽ diễn ra trên cả 3 miền Bắc – Trung – Nam.

Đợt không khí lạnh yếu "hiếm gặp" giữa tháng 5 có gì đáng lưu ý?

Thứ 6, 26/04/2024 | 15:01
Dự báo trong 1-2 ngày đầu tháng 5, khối không khí lạnh yếu từ lục địa Trung Quốc di chuyển xuống, ở Bắc Bộ khả năng xuất hiện mưa rào và dông trở lại.

Bổ nhiệm ông Nguyễn Tiến Thanh làm Chủ tịch HĐTV, Tổng Giám đốc NXB Giáo dục Việt Nam

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:24
Trước khi nhận nhiệm vụ tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, ông Nguyễn Tiến Thanh đã có hơn 23 năm công tác tại Tạp chí Đời sống và Pháp luật.