Tp.HCM: Áp lực tuyển sinh vào lớp 6, thêm căng thẳng vì “rồng vàng”

Tp.HCM: Áp lực tuyển sinh vào lớp 6, thêm căng thẳng vì “rồng vàng”

Nguyễn Thành Nhân
Thứ 7, 01/07/2023 | 10:22
0
Số học sinh nhiều hơn chỗ học nên công tác tuyển sinh lớp 6 tại Tp.HCM vẫn luôn gặp khó, năm nay càng thêm vất vả vì thế hệ “rồng vàng”.

Lo thiếu trường lớp cho năm học mới

Thống kê từ nhiều quận, huyện tại Tp.HCM cho thấy, năm học 2023 - 2024 tăng đột biến số lượng học sinh vào lớp 6 vì hiệu ứng năm sinh “rồng vàng” (năm Nhâm Thìn 2012). Đây là tình hình chung được ghi nhận ở nhiều quận, huyện tại Tp.HCM nên phải tính đến các phương án trường lớp để bố trí đủ chỗ học cho học sinh.

Theo kế hoạch huy động trẻ ra lớp và tuyển sinh lớp 6 năm học 2023 - 2024 của UBND quận Bình Tân, năm học tới sẽ có 12.637 học sinh vào lớp 6 (tăng 2.378 học sinh, tương ứng với tăng 53 lớp). Năm nay, học sinh lớp 9 tại quận Bình Tân ra trường 8.274 học sinh. Như vậy, số học sinh vào lớp 6 hơn số học sinh ra trường ở lớp 9 đến hơn 4.000 học sinh.

Ông Ngô Văn Tuyên, Trưởng Phòng GD&ĐT quận Bình Tân cho biết, địa phương hiện có 14 trường THCS công lập với 571 phòng học.

“Năm nay cũng chưa có trường mới nên để đảm bảo chỗ học cho học sinh, chúng tôi phải tăng thêm số lượng phòng học trong các trường hiện có. Tuy nhiên, không phải trường nào cũng có khả năng tăng phòng học. Về cơ bản, năm học này sẽ phải thu hẹp việc tổ chức bán trú và hai buổi/ngày để đảm bảo chỗ học cho học sinh lớp 6 tăng đột biến như hiện nay", ông Tuyên chia sẻ.

Ông Trần Khắc Huy, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Tân Bình cho biết, năm nay quận này cũng tăng hơn 1.000 học sinh vào lớp 6. "Đó là thống kê từ những học sinh đã học tiểu học trên địa bàn. Còn những học sinh lớp 6 cư trú tại địa bàn nhưng có thể học ở những quận lân cận thì chưa tính. Con số tăng này là đột biến", ông Huy cho biết.

Tại quận 11 cũng ghi nhận số lượng học sinh vào lớp 6 tăng đột biến. Năm nay, quận 11 dự kiến sẽ phải bố trí chỗ học cho khoảng 3.403 học sinh lớp 6. Trong khi số lượng này năm ngoái chỉ khoảng 2.900 học sinh. Như vậy, năm nay quận 11 sẽ tăng khoảng 500 học sinh lớp 6.

Ông Nguyễn Trọng Hiếu, Trưởng Phòng GD&ĐT quận 11 thông tin: "Dù tăng số lượng học sinh lớp 6 nhưng quận 11 mới có thêm một trường mới và cũng mở rộng thêm Trường THCS Nguyễn Huệ, THCS Phú Thọ. Dự kiến sẽ mở 76 lớp 6 trên toàn quận, đảm bảo đủ chỗ học và cơ bản vẫn đáp ứng được nhu cầu học hai buổi/ngày của học sinh, chỉ còn một vài trường phải học một buổi".

Ông Trịnh Vĩnh Thanh, Trưởng phòng GD&ĐT quận Gò Vấp, cho biết năm học tới, số học sinh tốt nghiệp THCS (lớp 9) khoảng trên 6.000 em, trong khi đó số học sinh vào lớp 6 khoảng 9.500 em. Như vậy, số học sinh đầu vào tăng 1,5 lần so với số học sinh ra trường.

“Để có đủ chỗ học cho học sinh lớp 6, các khối lớp trên phải tăng sĩ số, dồn lớp. Nhiều năm qua, bậc THCS luôn được học hai buổi/ngày nhưng năm tới tỉ lệ này sẽ phải giảm xuống để nhường phòng cho lứa “rồng vàng”. Ngoài ra, Phòng cũng đang tính toán thực hiện dạy hai buổi/ngày kết hợp giữa trực tuyến và trực tiếp theo chủ trương chung của Bộ GD&ĐT”, ông Thanh phân tích.

Tìm cách phân tuyến, xét tuyển học sinh

Trao đổi với Người Đưa Tin, ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở GD&ĐT Tp.HCM, năm học 2023-2024 là năm đầu tiên Tp.HCM thực hiện tuyển sinh đầu cấp không khai báo. Đây là cái mới cơ bản nhất so với các năm trước.

Các năm trước, mặc dù có thực hiện tuyển sinh trực tuyến song phụ huynh vẫn phải đến trường để đăng ký danh sách, khai báo dữ liệu. Phụ huynh vẫn phải nhập dữ liệu của con em mình lên phần mềm tuyển sinh của trường, của quận, huyện khi đăng ký tuyển sinh.

Còn năm nay, các cơ sở giáo dục, phòng giáo dục đào tạo là cơ quan tham mưu thường trực cho ban chỉ đạo tuyển sinh địa phương, sử dụng cơ sở dữ liệu ngành để bố trí chỗ học cho học sinh chứ không phải phụ huynh đăng ký chỗ học.

“Căn cứ trên cơ sở dữ liệu ngành, tham khảo trên bản đồ số GIS và trên nguyên tắc học sinh được học gần nhà. Đây là thay đổi căn bản nhất. Học sinh phải học gần nhà nhưng trên cơ sở dữ liệu của ngành chứ không phải học sinh đăng ký”, ông Nguyễn Văn Hiếu phân tích.

Từ kế hoạch này, Sở đã triển khai đến các phòng GD&ĐT phối hợp với các phường, xã rà soát danh sách, xác định nơi cư trú thực tế của học sinh. Công tác này là vô cùng quan trọng vì nếu không khéo thì các trường “điểm nóng” có thể xảy ra tình trạng một địa chỉ mấy chục học sinh trong độ tuổi đi học, điều này là không được. Qua đó, phòng GD&ĐT sẽ là cơ quan tham mưu, bố trí phân bổ chỗ học cho học sinh sau khi rà soát dữ liệu.

“Với cách thức tuyển sinh đầu cấp này thì năm nay sẽ bỏ không có việc tuyển sinh trái tuyến, ngoài luồng vì việc bố trí học sinh học dựa trên nguyên tắc là học gần nhà, từ cơ sở dữ liệu của ngành giáo dục”, ông Hiếu nhấn mạnh.

Giáo dục - Tp.HCM: Áp lực tuyển sinh vào lớp 6, thêm căng thẳng vì “rồng vàng”

Khảo sát năng lực xét tuyển vào lớp 6 tại Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, quận 1, Tp.HCM.

Theo số liệu do Sở GD&ĐT Tp.HCM công bố cuối tháng 6/2023, kỳ khảo sát năng lực xét tuyển vào lớp 6 Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (quận 1) có 4.800 hồ sơ đăng ký dự khảo sát, tăng hơn 1.200 hồ sơ so với năm học trước. Như vậy, so với tổng chỉ tiêu tuyển sinh của trường này là 525 học sinh, hồ sơ đăng ký dự tuyển cao gấp 9 lần, tương đương tỉ lệ chọi 1 “chọi” 9.

Một đơn vị khác cũng tổ chức khảo sát xét tuyển vào lớp 6 là Trường THCS Trần Quốc Toản 1, Tp.Thủ Đức). Thống kê ở giai đoạn đầu cho thấy, hồ sơ đăng ký gấp 4-5 lần chỉ tiêu tuyển sinh dù đây là năm học đầu tiên trường này triển khai khảo sát năng lực xét tuyển vào lớp 6.

Với cách làm khác, Trường THCS Nguyễn Văn Tố, quận 10 năm học 2023-2024 bổ sung thêm tiêu chí “điểm danh hiệu khen thưởng” vào xét tuyển học sinh lớp 6. Học sinh được công nhận “Hoàn thành xuất sắc các nội dung học tập và rèn luyện” cuối năm lớp 5 và ít nhất 2 năm học ở cấp tiểu học sẽ được cộng thêm điểm danh hiệu khen thưởng. Nguyên tắc xét tuyển là tổng điểm theo thứ tự từ cao xuống thấp đến khi đủ chỉ tiêu.

Nhiều năm trở lại đây, Tp.HCM đã nỗ lực triển khai các giải pháp như tổ chức bài khảo sát năng lực, xét tuyển thêm tiêu chí phụ nhằm giảm áp lực tuyển sinh vào lớp 6 một số trường có chất lượng cao như THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, THCS Nguyễn Du (quận 1), THCS Nguyễn Văn Tố (quận 10), THCS Vân Đồn (quận 4)…

Tuy nhiên, do nhu cầu tuyển sinh hàng năm khá lớn, trong khi chỉ tiêu có giới hạn dẫn đến tình trạng phụ huynh và học sinh phải “chạy đua” danh hiệu, bổ sung các chứng chỉ ngoại ngữ, tin học để đảm bảo suất học vào lớp 6.

Tp.HCM: Thông tin tuyển sinh mầm non, lớp 1, lớp 6, lớp 10

Thứ 4, 05/04/2023 | 11:33
Tp.HCM phấn đấu 100% trẻ trong độ tuổi đi học, kể cả diện tạm trú đều được đến trường.

Tp.HCM: "Khai tử" sổ hộ khẩu giấy, tuyển sinh đầu cấp lớp 1, lớp 6 ra sao?

Thứ 7, 11/02/2023 | 18:54
Nhiều phụ huynh băn khoăn, từ đầu năm 2023, khi sổ hộ khẩu chính thức “khai tử” sẽ ảnh hưởng đến việc tuyển sinh vào các lớp đầu cấp.
Cùng tác giả

Dược sĩ Tiến, ca sĩ Hương Giang tổ chức lễ hội âm nhạc cho sinh viên

Thứ 3, 14/05/2024 | 20:32
Các giọng ca Hoàng Tôn, Phạm Hồng Phước, Đức Phúc, Quốc Thiên, Nguyễn Trần Trung Quân, Erik... tham gia lễ hội âm nhạc "Trẻ concert".

Miss Universe Vietnam 2024 sẽ nhận giải thưởng 2 tỷ đồng tiền mặt

Thứ 2, 13/05/2024 | 22:07
Đại diện nhà sản xuất Miss Universe Vietnam 2024 cho biết cuộc thi năm nay sẽ có nhiều thay đổi, trong đó tân Miss Universe sẽ được nhận tiền mặt lên đến 2 tỷ đồng.

Tp.HCM: Đầu tư công nghệ để nghề nuôi chim yến phát triển bền vững

Thứ 2, 13/05/2024 | 19:00
Nuôi chim yến tại Tp.HCM được xác định là một trong những nghề tiềm năng, có khả năng thu nguồn lợi kinh tế cao nên số lượng nhà nuôi yến tăng lên rất nhanh.

Đưa chợ truyền thống lên trực tuyến, chuyển đổi bán lẻ theo xu hướng

Thứ 2, 13/05/2024 | 15:06
Ngành công thương đang xúc tiến xây dựng mô hình bán hàng trực tuyến tại chợ truyền thống nhằm tổ chức lại kênh bán lẻ.

Tp.HCM: Hơn 8.900 căn hộ tái định cư bỏ trống, nợ 81 tỷ đồng phí vận hành

Thứ 5, 09/05/2024 | 22:06
Tp.HCM hiện có 8.948 căn hộ tái định cư thuộc sở hữu nhà nước chưa bố trí cho người dân tại 85 chung cư, cụm chung cư.
Cùng chuyên mục

Huyện nghèo xây trường học tiền tỷ rồi bỏ hoang vì không có học sinh

Thứ 4, 15/05/2024 | 17:59
Việc một số điểm trường có vốn đầu tư hàng tỷ đồng, xây dựng xong rồi bỏ hoang hoặc chậm đưa vào sử dụng đã gây lãng phí ngân sách Nhà nước, khiến dư luận bức xúc.

Nhà khoa học là trụ cột xây dựng đại học nghiên cứu, đổi mới sáng tạo

Thứ 4, 15/05/2024 | 17:06
Đại học Quốc gia Hà Nội chú trọng ưu tiên nguồn lực để triển khai các chương trình, đề tài KH&CN trọng điểm quốc gia trong thời gian tới.

Cần "năng động" trong hoạt động đào tạo đội ngũ nhà giáo

Thứ 4, 15/05/2024 | 17:05
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nhấn mạnh Đại học Sư phạm Hà Nội cần điều chỉnh góc nhìn, nhận diện vị trí, vai trò, qua đó xác định sứ mệnh, trách nhiệm với ngành.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội có tân Hiệu trưởng

Thứ 4, 15/05/2024 | 14:18
Bộ GD&ĐT kỳ vọng nhà trường sẽ đóng góp tích cực và thể hiện vai trò nòng cốt trong công tác bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông.

Bình Thuận chi hơn 215 tỷ đồng để hỗ trợ học phí cho học sinh

Thứ 4, 15/05/2024 | 13:54
Việc hỗ trợ học phí cho học sinh năm học 2023 - 2024, giải quyết nguyện vọng chính đáng cho phụ huynh học sinh các hộ gia đình khó khăn.
     
Nổi bật trong ngày

Bình Thuận chi hơn 215 tỷ đồng để hỗ trợ học phí cho học sinh

Thứ 4, 15/05/2024 | 13:54
Việc hỗ trợ học phí cho học sinh năm học 2023 - 2024, giải quyết nguyện vọng chính đáng cho phụ huynh học sinh các hộ gia đình khó khăn.

Cần "năng động" trong hoạt động đào tạo đội ngũ nhà giáo

Thứ 4, 15/05/2024 | 17:05
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nhấn mạnh Đại học Sư phạm Hà Nội cần điều chỉnh góc nhìn, nhận diện vị trí, vai trò, qua đó xác định sứ mệnh, trách nhiệm với ngành.

Dự báo thời tiết ngày 16/5/2024: Cảnh báo mưa dông giờ tan tầm

Thứ 5, 16/05/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (16/5). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Huyện nghèo xây trường học tiền tỷ rồi bỏ hoang vì không có học sinh

Thứ 4, 15/05/2024 | 17:59
Việc một số điểm trường có vốn đầu tư hàng tỷ đồng, xây dựng xong rồi bỏ hoang hoặc chậm đưa vào sử dụng đã gây lãng phí ngân sách Nhà nước, khiến dư luận bức xúc.

Nhà khoa học là trụ cột xây dựng đại học nghiên cứu, đổi mới sáng tạo

Thứ 4, 15/05/2024 | 17:06
Đại học Quốc gia Hà Nội chú trọng ưu tiên nguồn lực để triển khai các chương trình, đề tài KH&CN trọng điểm quốc gia trong thời gian tới.