Tổng thống Putin sắp có bài phát biểu “khá dài” về kinh tế Nga

Tổng thống Putin sắp có bài phát biểu “khá dài” về kinh tế Nga

Thứ 6, 16/06/2023 | 14:36
0
Nhiều doanh nhân tại Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg (SPIEF) 2023, bày tỏ tin tưởng vào sự kiên cường của nền kinh tế Nga.

Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ tham gia phiên họp toàn thể của Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg (SPIEF) lần thứ 26 vào ngày 16/6, và sẽ có bài phát biểu cho thấy quan điểm của ông về sự phát triển của kinh tế toàn cầu và Nga, theo người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov.

Ông Peskov cho biết trên sóng Channel One hôm 15/6 rằng trong bài phát biểu tại SPIEF năm nay, ông Putin có thể đưa ra đánh giá về nền kinh tế Nga và nêu bật những triển vọng chính.

“Ít nhất, chúng ta có thể mong đợi một bài phát biểu rất dài từ Nguyên thủ Quốc gia. Quả thực, một bài phát biểu khá dài đã được chuẩn bị”, ông Peskov nói.

“Trước hết, chúng ta có thể mong đợi một đánh giá về nền kinh tế của chúng ta trong năm qua”, vị phát ngôn viên lưu ý. “Đây là điều quan trọng nhất. Các bạn biết rằng Tổng thống luôn thích đưa ra đánh giá chi tiết tại Diễn đàn và có thể sẽ vạch ra những triển vọng chính”.

Không sợ áp lực lớn

Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg (SPIEF) lần thứ 26 – sự kiện kinh tế và kinh doanh thường niên của Nga – được tổ chức từ ngày 14-17/6. Chủ đề của diễn đàn năm nay là: “Phát triển có chủ quyền – Nền tảng của một thế giới công bằng: Hợp lực vì các thế hệ tương lai”.

Trong một cuộc phỏng vấn với Izvestiya Studio hôm 15/6, bên lề diễn đàn đang diễn ra ở St. Petersburg – thành phố lớn thứ hai và là một trung tâm tài chính và công nghiệp của Nga, Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov tuyên bố Nga đã thành công đối phó với áp lực chưa từng có của tập thể phương Tây.

Thế giới - Tổng thống Putin sắp có bài phát biểu “khá dài” về kinh tế Nga

Tại Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg (SPIEF) lần thứ 26, từ ngày 14-17/6/2023, nhiều doanh nhân bày tỏ sự tin tưởng vào nền kinh tế Nga. Ảnh: Sputnik

“Nhìn chung, chúng ta đã thành công trong việc đối phó với áp lực chưa từng có đối với đất nước chúng ta”, ông Siluanov nói.

Nga đã có hiểu biết “cơ bản” về cách ứng phó với những thách thức cụ thể nên không sợ phải đối mặt với những rủi ro từ áp lực lớn hơn, Bộ trưởng Tài chính Nga cho biết. “Chúng ta đã thành thạo cách làm việc trong môi trường mới này”, ông bổ sung.

Thường được gọi là “Davos của Nga”, SPIEF 2023 quy tụ các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, nhà khoa học, doanh nhân, chính khách và nhân vật công chúng đến để thảo luận các vấn đề liên quan đến cả nền kinh tế Nga và toàn cầu.

Khác với các diễn đàn trước, năm nay Ban tổ chức không thông báo trước đại diện của quốc gia nào đã xác nhận tham gia. Tuy nhiên, tại diễn đàn, nhiều doanh nhân bày tỏ sự tin tưởng vào nền kinh tế Nga.

Ông Pavel Lyakhovich, người đứng đầu đơn vị về polymer của Tập đoàn hóa dầu Sibur có trụ sở tại Moscow, cho biết nền kinh tế Nga đã chứng tỏ sự kiên cường trước những cú sốc bên ngoài, và một số nhà sản xuất Nga, mặc dù đã mất một số khách hàng quốc tế, nhưng vẫn có thể thay thế hàng hóa của các nhà sản xuất nước ngoài đã rời khỏi thị trường.

Thích nghi và phát triển

“Ví dụ, tại Sibur, chúng tôi đã phát triển các polymer thích hợp cho các ngành đóng gói và y tế mà trước đây phải nhập khẩu. Ngoài ra, các nhà xuất khẩu Nga đã thành công chuyển hướng xuất khẩu của họ từ Tây sang Đông”.

Năm ngoái, gã khổng lồ hóa dầu này đã cố gắng duy trì lợi nhuận ròng ở mức năm 2021, ông Lyakhovich cho biết. Sibur đã tung ra các sản phẩm mới, chẳng hạn như các loại polymer khác nhau, hóa chất đặc biệt và các loại khác, để thay thế hàng nhập khẩu.

Ngoài ra, công ty đã tăng doanh số bán hàng sang Trung Quốc và Đông Nam Á vào năm ngoái và đang có kế hoạch tăng doanh số bán hàng ở các thị trường quốc tế khác, ông nói.

Thế giới - Tổng thống Putin sắp có bài phát biểu “khá dài” về kinh tế Nga (Hình 2).

Nhà máy Magnitogorsk ở vùng Chelyabinsk của Nga là một trong những nhà máy sản xuất thép lớn nhất thế giới. Ảnh: Russia Business Today

Ông Alexander Shevelev, Giám đốc Điều hành của Severstal, một trong những công ty khai khoáng và thép lớn nhất ở Nga, có cùng quan điểm với ông Lyakhovich.

Sau khi sản lượng giảm 8% vào năm ngoái, Severstal có kế hoạch khôi phục sản xuất về mức trước đó bằng cách xây dựng lại chuỗi cung ứng và chuyển hướng 80% tổng doanh số bán hàng sang thị trường nội địa và các thị trường nước ngoài mới, bao gồm cả châu Á.

“Hiển nhiên các ngành định hướng xuất khẩu của Nga, bao gồm cả ngành thép, là một trong những ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi các lệnh trừng phạt của phương Tây”, ông Shevelev cho biết. “Nga là nhà xuất khẩu thép lớn. Các doanh nghiệp Nga sản xuất khoảng 70 triệu tấn thép mỗi năm, và chỉ 40 triệu tấn được tiêu thụ trong nước. Do các biện pháp trừng phạt của phương Tây, các thị trường xuất khẩu quan trọng của chúng tôi đã bị đóng cửa. Vì vậy, chúng tôi tất cả đều phải thích nghi đáng kể”.

“Tin tốt là mức giảm tiêu thụ kim loại ở Nga năm ngoái, chỉ ở mức 3%, không nghiêm trọng như người ta nghĩ trước đây”, ông Shevelev nói, cho biết thêm rằng tất cả các ngành tiêu thụ thép đều thể hiện sự ổn định tương đối trong điều kiện hiện tại, bao gồm cả nhờ các biện pháp hỗ trợ từ Nhà nước.

Minh Đức (Theo TASS, China Daily)

Gặp phóng viên chiến trường, ông Putin nói sâu về chiến sự Ukraine

Thứ 4, 14/06/2023 | 11:45
Tổng thống Nga tiết lộ thiệt hại của Ukraine từ đầu cuộc phản công, đề cập đến khả năng đưa quân trở lại Kiev, cũng như phương án đối phó tấn công xuyên biên giới.

Doanh nhân từ "các nước không thân thiện" quan tâm đến Davos của Nga

Thứ 5, 13/04/2023 | 14:57
Theo truyền thống, phiên họp toàn thể của Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg (SPIEF) sẽ có sự tham dự của Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Ông Putin nói thế giới sẽ không bao giờ trở lại như xưa

Thứ 6, 17/06/2022 | 23:02
Trước đó, bài phát biểu đã bị trì hoãn hơn 90 phút vì một cuộc tấn công mạng diện rộng, CNN đưa tin.
Cùng tác giả

Góc nhìn Người Đưa Tin: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2023

Thứ 2, 25/12/2023 | 07:15
Xung đột Nga-Ukraine, xung đột Israel-Hamas, cạnh tranh Mỹ-Trung, bất ổn ở châu Phi... là những sự kiện “tốn nhiều giấy mực” nhất của truyền thông trong năm qua.

Lãi suất cao ở Mỹ gây bất ổn tài chính tại Đông Á mới nổi

Thứ 2, 27/11/2023 | 10:11
Lập trường thắt chặt tiền tệ của Fed đã khiến thị trường chứng khoán ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Hàn Quốc, đi xuống.

3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Thứ 3, 07/11/2023 | 21:08
Theo UNDP, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với 3 nhóm nguy cơ tồn tại đồng thời, bao gồm các mối đe dọa liên quan đến sự sinh tồn của con người.

Sức hút đầu tư của Pháp – Bài học cho Việt Nam

Chủ nhật, 15/10/2023 | 15:00
Chìa khóa để Pháp đạt được những “dấu son” trên hành trình tái công nghiệp hóa và thu hút đầu tư là cải cách. Đây cũng là bài học giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi.

Cải cách giúp ADB biến “hàng tỷ” USD thành “hàng nghìn tỷ”

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:31
Để đạt được điều này, huy động nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt.
Cùng chuyên mục

Phục hồi sau suy thoái, kinh tế châu Âu sẽ tăng trưởng rất khiêm tốn

Thứ 6, 17/05/2024 | 06:00
Các hạn chế thương mại ngày càng tăng với Nga và Trung Quốc góp phần làm suy giảm vai trò của Khu vực Eurozone trong nền kinh tế toàn cầu, chuyên gia chỉ ra.

Tổng thống Putin nói quan hệ Nga-Trung Quốc không mang tính cơ hội

Thứ 5, 16/05/2024 | 16:05
“Tôi muốn nhấn mạnh: Tôi rất vui được đến Trung Quốc và gặp các vị”, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết trong cuộc hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Nga “tung” khí tài, tấn công mạnh mẽ, tuyến phòng thủ của Ukraine bị chọc thủng

Thứ 5, 16/05/2024 | 14:00
Sau nhiều tuần chuẩn bị cùng sự phối hợp nhịp nhàng của đơn vị, quân đội Nga đã đột phá thành công tuyến phòng thủ của Ukraine ở Staromayorskoye.

Binh sĩ Ukraine nói về tình hình hiện tại ở chiến trường miền đông

Thứ 5, 16/05/2024 | 12:54
Tờ New York Times của Mỹ mới đây dẫn lời một số binh sĩ và chỉ huy một lữ đoàn của Ukraine cho rằng, Ukraine hiện tại dễ bị tổn thương hơn bất cứ thời điểm nào kể từ đầu xung đột đến nay.

Những lần ông Putin và ông Tập “sang nhà thăm nhau” trong 5 năm qua

Thứ 5, 16/05/2024 | 11:30
Hai nhà lãnh đạo đã gặp nhau 42 lần trong thập kỷ qua. Hãng AFP điểm lại các chuyến thăm của ông Putin tới Trung Quốc và ông Tập Cận Bình tới Nga kể từ năm 2019.
     
Nổi bật trong ngày

Tổng thống Putin nói quan hệ Nga-Trung Quốc không mang tính cơ hội

Thứ 5, 16/05/2024 | 16:05
“Tôi muốn nhấn mạnh: Tôi rất vui được đến Trung Quốc và gặp các vị”, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết trong cuộc hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Chuyên gia chỉ ra điều tân Bộ trưởng Quốc phòng Nga nên chú ý tới

Thứ 5, 16/05/2024 | 06:00
“Điều quan trọng đối với Nga là đảm bảo tính bất khả xâm phạm của các lực lượng hạt nhân chiến lược của mình, ít nhất là của nhóm tấn công trả đũa”.

Ukraine để lộ điểm yếu, Nga tận dụng cơ hội, tấn công dữ dội vào Chasov Yar

Thứ 5, 16/05/2024 | 10:00
Nhận ra điểm yếu của lực lượng Ukraine, các đơn vị Nga nhanh chóng tập hợp và đẩy mạnh tấn công vào Chasov Yar theo nhiều hướng.

Phục hồi sau suy thoái, kinh tế châu Âu sẽ tăng trưởng rất khiêm tốn

Thứ 6, 17/05/2024 | 06:00
Các hạn chế thương mại ngày càng tăng với Nga và Trung Quốc góp phần làm suy giảm vai trò của Khu vực Eurozone trong nền kinh tế toàn cầu, chuyên gia chỉ ra.

Những lần ông Putin và ông Tập “sang nhà thăm nhau” trong 5 năm qua

Thứ 5, 16/05/2024 | 11:30
Hai nhà lãnh đạo đã gặp nhau 42 lần trong thập kỷ qua. Hãng AFP điểm lại các chuyến thăm của ông Putin tới Trung Quốc và ông Tập Cận Bình tới Nga kể từ năm 2019.