Tổng Công ty Sông Hồng đứng trước nguy cơ mất trắng hàng trăm tỷ đồng

Nguyễn Thu Huyền
Thứ 3, 22/03/2022 | 15:21
0
Đầu tư góp vốn vào Công ty Thép Sông Hồng - doanh nghiệp đang tiến hành thủ tục giải thể, Tổng Công ty Sông Hồng khả năng cao sẽ mất trắng hơn 100 tỷ đồng.

Nguy cơ mất trăm tỷ góp vốn

Theo báo cáo tài chính đã soát xét bán niên năm 2021, Tổng Công ty Sông Hồng (UpCOM: SHG) có 7 khoản đầu tư vào công ty con, 13 khoản đầu tư vào các công ty liên kết và 7 khoản đầu tư vào các công ty khác. Trong 27 khoản đầu tư có giá trị đầu tư gốc 284 tỷ đồng, Tổng Công ty Sông Hồng đang phải trích lập dự phòng lên đến 219 tỷ đồng (tương đương 77% giá trị đầu tư).

Với các khoản đầu tư vào công ty con, doanh nghiệp này trích lập dự phòng tỉ lệ 100% đối với Công ty TNHH MTV Sông Hồng An Dương (30 tỷ đồng), Công ty TNHH MTV Cơ giới và Xây dựng Sông Hồng (26,6 tỷ đồng), Công ty Cổ phần Sông Hồng Đà Nẵng (6,5 tỷ đồng) và Công ty Cổ phần Sông Hồng Thăng Long (2,8 tỷ đồng).

Các khoản trích lập dự phòng tỉ lệ 100% đối với các khoản đầu tư vào công ty liên kết gồm: Công ty Cổ phần Thép Sông Hồng (102 tỷ đồng), Công ty Cổ phần Sông Hồng 36 (9,8 tỷ đồng), Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Sông Hồng (5,3 tỷ đồng), Công ty Cổ phần Sông Hồng Sài Gòn (5 tỷ đồng), Công ty Cổ phần Sông Hồng 8 (4 tỷ đồng) và Công ty Cổ phần Sông Hồng Bình Tây (1,7 tỷ đồng).

Đối với trường hợp của Thép Sông Hồng, Tổng Công ty Sông Hồng từng giữ cổ phần chi phối 85% vào năm 2008. Đến năm 2013, tổng công ty quyết định tái cơ cấu Thép Sông Hồng theo hướng tăng vốn và giảm tỉ lệ sở hữu. Trong đó, công ty dự kiến tăng vốn điều lệ lên 350 tỷ (lần 1) và 450 tỷ đồng (lần 2), tỉ lệ sở hữu của Sông Hồng dự kiến giảm xuống tương ứng còn 29,14% và 22,67%.

Hồ sơ doanh nghiệp - Tổng Công ty Sông Hồng đứng trước nguy cơ mất trắng hàng trăm tỷ đồng

Tổng Công ty Sông Hồng có nguy cơ mất trắng 102 tỷ đồng khi đầu tư vào Thép Sông Hồng - doanh nghiệp sắp giải thể.

Đến cuối năm 2015, Tổng Công ty Sông Hồng cho biết Thép Sông Hồng đã tăng vốn điều lệ từ 120 tỷ lên 310 tỷ đồng, qua đó, giảm tỉ lệ sở hữu của tổng công ty xuống 32,9%.

Dù liên tục được đầu tư và tái cơ cấu, nhưng hoạt động kinh doanh của Thép Sông Hồng lại luôn trong tình trạng bết bát.

Theo đó, những trong năm đầu tiên đi vào hoạt động (năm 2009), nhà sản xuất thép này ghi nhận 724 tỷ đồng doanh thu nhưng lỗ sau thuế gần 30 tỷ đồng. Năm 2010, doanh thu công ty tăng mạnh lên mức 1.439 tỷ nhưng lợi nhuận sau thuế lại báo số âm kỷ lục 132,5 tỷ đồng.

Suốt những năm sau đó, Thép Sông Hồng thường xuyên thua lỗ, vốn chủ sở hữu xuống mức âm. Thậm chí, tháng 10/2011, những sai phạm kinh tế ở Thép Sông Hồng còn bị phát hiện, hàng loạt lãnh đạo doanh nghiệp sau đó đã bị khởi tố.

Hiện Thép Sông Hồng đang làm các thủ tục để giải thể. Điều này đồng nghĩa với việc Tổng Công ty Sông Hồng có nguy cơ mất trắng 102 tỷ đồng vốn góp tại đây.

Lao dốc sau quá trình cổ phần hóa

Về phía Tổng Công ty Sông Hồng – đây cũng là doanh nghiệp lao dốc về mọi mặt sau quá trình cổ phần hóa nhiều năm. Từ doanh nghiệp đầu ngành trong lĩnh vực xây dựng, bất động sản, tổng công ty này hiện trở thành doanh nghiệp đa ngành với hoạt động kinh doanh lao dốc, hàng loạt khoản đầu tư thua lỗ và các dự án bất động sản dở dang.

Theo đó, từ quy mô tài sản trên 3.000 tỷ đồng, doanh thu thuần gần 3.300 tỷ đồng trước năm 2011, tổng tài sản công ty đã giảm mạnh về mức hơn 1.000 tỷ và doanh thu chỉ còn vài chục tỷ đồng trong những năm gần đây.

Cùng với đó, tổng công ty cũng thua lỗ liên tục từ năm 2015 đến nay với số lỗ lũy kế đến tháng 6/2021 lên tới 1.056 tỷ đồng, cao gấp 4 lần vốn điều lệ.

Cũng tại báo cáo tài chính đã soát xét bán niên năm 2021, kiểm toán đã đưa ra một loạt cơ sở kết luận ngoại trừ đối với các công ty thuộc Tổng Công ty Sông Hồng.

Theo ý kiến của kiểm toán viên, Tổng Công ty Sông Hồng và các công ty con chưa có biên bản đối chiếu các khoản nợ phải trả tại thời điểm 30/6/2021 với số tiền lần lượt là 118,4 tỷ đồng và 356,3 tỷ đồng. Đồng thời, tại thời điểm lập báo cáo tài chính, tổng công ty chưa trích lập dự phòng khoản phải thu khó đòi.

Bên cạnh đó, do cách thức quản lý của các công ty con nên kiểm toán viên không thể tham gia soát xét hàng tồn kho tại ngày 30/6/2021 của các công ty con, với các thông tin đã được cung cấp và bằng các thủ tục thay thế đã thực hiện, kiểm toán vẫn không thể đánh giá tính hiện hữu, đầy đủ, giá trị cần dự phòng giảm giá của khoản mục hàng tồn kho với giá trị là 208,3 tỷ đồng.

"Do đó, chúng tôi không thể đưa ra kết luận về tính hiện hữu, đầy đủ, giá trị cần dự phòng giảm giá của khoản mục hàng tồn kho cũng như ảnh hưởng của chúng đối với các khoản mục khác trên Báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ tại ngày 30/6/2021 của Tổng Công ty", kiểm toán viên nêu rõ.

Bên cạnh đó, Tổng Công ty Sông Hồng cũng chưa thu thập được báo cáo tài chính cho kỳ kế toán 6 tháng kết thúc ngày 30/6/2021 của công ty con là Công ty Cổ phần Sông Hồng Đà Nẵng (do công ty này đã dừng hoạt động và không có cán bộ quản lý và kế toán). Số liệu được sử dụng để lập báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ của Sông Hồng là số liệu trên báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2016.

Điều này dẫn đến việc kiểm toán viên không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng về số liệu tài sản (50,97 tỷ đồng), nợ phải trả (62,05 tỷ đồng), ốn chủ sở hữu (âm 11,07 tỷ đồng) và các khoản mục liên quan của Công ty Cổ phần Sông Hồng Đà Nẵng được trình bày trong báo cáo tài chính của Sông Hồng.

Ngoài ra, Tổng Công ty Sông Hồng chưa thu thập được báo cáo tài chính của 10 công ty liên kết, với giá trị đầu tư là 144,3 tỷ đồng và các công ty nhận đầu tư dài hạn khác với giá trị đầu tư là 8,2 tỷ đồng.

"Chúng tôi không thể đưa ra kết luận về giá trị của các khoản đầu tư tài chính nói trên cũng như ảnh hưởng của chúng đối với các khoản mục khác trên báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ cho kỳ kế toán 6 tháng kết thúc ngày 30/6/2021 của Tổng Công ty", kiểm toán viên nhấn mạnh.

Mới đây, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã ký Quyết định số 360 phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2021-2025”, những trường hợp như của Tổng Công ty Sông Hồng sẽ phải xử lý dứt điểm.

Trong quyết định này nêu rõ, cơ cấu lại có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào các doanh nghiệp yếu kém, thua lỗ. Xử lý cơ bản dự án, công trình chậm tiến độ, đầu tư kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, doanh nghiệp nhà nước.

Đề án nêu trong giai đoạn 2021-2025 đặt mục tiêu nộp ngân sách nhà nước tối thiểu 248.000 tỷ đồng từ cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước.

Tiêu thụ thép tăng mạnh 2 tháng đầu năm và sẽ tiếp tục neo cao

Thứ 2, 21/03/2022 | 14:17
Theo Hiệp hội Thép Việt Nam, sản xuất thép thành phẩm 2 tháng đầu năm 2022 đạt 5,1 triệu tấn, trong đó xuất khẩu đạt 1,1 triệu tấn, tăng 11,6% so với cùng kỳ 2021.

Sắt thép, xi măng... rủ nhau tăng giá: Nhà thầu than "càng làm càng lỗ"

Thứ 5, 17/03/2022 | 10:53
Ngoài thép, nhiều vật liệu xây dựng khác như xi măng, cát, bê tông... đồng loạt tăng giá khiến cho các chủ thầu xây dựng rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan.

Tổng công ty Sông Hồng: Từ "con cưng" bộ Xây dựng đến bước đường thua lỗ

Thứ 2, 26/02/2018 | 09:01
Tổng công ty Sông Hồng từng là thương hiệu xây lắp có uy tín, với loạt công trình quy mô lớn của bộ Xây dựng, nhưng ít ai ngờ doanh nghiệp này đang phải ôm khoản lỗ “khủng” vượt quá vốn điều lệ.
Cùng tác giả

ĐBQH Trịnh Xuân An: Đấu giá không giải quyết được giá vàng “nhảy múa”

Thứ 3, 21/05/2024 | 12:32
Theo ông Trịnh Xuân An, việc đấu giá để hạ giá vàng không phải là giải pháp tốt. Hướng đi đúng là phải sửa lại Nghị định 24, phải xem xét việc độc quyền vàng SJC.

ĐBQH đề nghị tạo điều kiện cho dịch vụ chia sẻ chuyến xe dưới 10 chỗ

Thứ 3, 21/05/2024 | 10:38
Đại biểu Tạ Thị Yên đề nghị sửa Luật Đường bộ theo hướng kiểm soát tình trạng “xe dù, bến cóc” nhưng vẫn tạo điều kiện cho dịch vụ chia sẻ chuyến xe dưới 10 chỗ.

Thanh tra đường bộ sẽ không được dừng xe xử lý vi phạm?

Thứ 3, 21/05/2024 | 09:43
Dự thảo Luật Đường bộ quy định Thanh tra đường bộ không kiểm tra, xử lý vi phạm trên đường, chỉ xử lý thông qua các điểm giao thông “tĩnh”, cơ sở dữ liệu.

Tân Chủ tịch Quốc hội: Tôi nguyện cống hiến hết sức mình, phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân

Thứ 2, 20/05/2024 | 16:09
Sau khi được bầu làm Chủ tịch Quốc hội, ông Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, đây là niềm vinh dự to lớn, là trách nhiệm cao cả trước Đảng, Nhà nước và nhân dân.

Hết năm 2023, số nợ thuế đạt hơn 163.000 tỷ đồng

Thứ 2, 20/05/2024 | 15:51
Theo Uỷ ban Tài chính - Ngân sách, tình hình nợ thuế có xu hướng tăng và ngày càng cao, tác động bất lợi đến việc xử lý thu hồi nợ thu hồi nợ thuế.
Cùng chuyên mục

PNJ lãi gần 6 tỷ đồng mỗi ngày trong tháng 4/2024

Thứ 3, 21/05/2024 | 12:24
Tháng 4/2024, ước tính lãi sau thuế của PNJ là 177 tỷ đồng, tăng khoảng 61% so với mức lãi 110 tỷ đồng trong tháng 4/2023. 

Cổ đông một công ty dược sắp được trả cổ tức tỉ lệ 41%

Thứ 3, 21/05/2024 | 12:24
Sắp tới, Pharmedic sẽ chi trả cổ tức còn lại năm 2023 bằng tiền với tỉ lệ 41%. Sau 3 đợt, công ty đã hoàn tất trả cổ tức năm 2023 tổng tỉ lệ 65% cho cổ đông.

Xây dựng Hoà Bình ký hợp đồng thi công có giá trị tới 12.000 tỷ đồng

Thứ 3, 21/05/2024 | 12:24
Hợp đồng thi công xây dựng giữa Xây dựng Hoà Bình và Tập đoàn CNCTech sẽ triển khai trong giai đoạn 2024 – 2028.

Quốc Cường Gia Lai muốn bán 2 nhà máy thủy điện với giá hơn 600 tỷ

Thứ 3, 21/05/2024 | 09:17
Với tổng giá trị là 615 tỷ đồng, Quốc Cường Gia Lai cho biết thời gian thực hiện chuyển nhượng hai nhà máy thủy điện sẽ diễn ra trong quý II, quý III năm nay.

Chủ đầu tư dự án Royal Park Huế thông báo sạch nợ trái phiếu

Thứ 2, 20/05/2024 | 18:20
Dù kết quả kinh doanh năm 2023 không mấy khả quan nhưng điểm sáng trong bức tranh tài chính của Apec Land Huế là đã đưa được dư nợ trái phiếu về 0.
     
Nổi bật trong ngày

Việt Nam là điểm đến ưa thích của du khách Ấn Độ

Thứ 2, 20/05/2024 | 06:00
Theo trang livemint.com, tỉ lệ người Ấn Độ đi du lịch nước ngoài đã tăng đột biến thời gian gần đây trong đó Việt Nam nổi lên như một điểm đến quốc tế được ưa chuộng

Quốc Cường Gia Lai muốn bán 2 nhà máy thủy điện với giá hơn 600 tỷ

Thứ 3, 21/05/2024 | 09:17
Với tổng giá trị là 615 tỷ đồng, Quốc Cường Gia Lai cho biết thời gian thực hiện chuyển nhượng hai nhà máy thủy điện sẽ diễn ra trong quý II, quý III năm nay.

PNJ lãi gần 6 tỷ đồng mỗi ngày trong tháng 4/2024

Thứ 3, 21/05/2024 | 12:24
Tháng 4/2024, ước tính lãi sau thuế của PNJ là 177 tỷ đồng, tăng khoảng 61% so với mức lãi 110 tỷ đồng trong tháng 4/2023. 

Xổ số Quảng Nam thu về mỗi ngày gần 1 tỷ đồng

Thứ 2, 20/05/2024 | 10:00
Trong năm 2023, Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Quảng Nam có doanh thu 339,459 tỷ đồng và đã nộp thuế 104,134 tỷ đồng.

Vi phạm công bố thông tin, nhiều doanh nghiệp bị UBCKNN xử phạt

Thứ 2, 20/05/2024 | 15:49
VNCN E&C đã không thực hiện công bố thông tin định kỳ đối với các tài liệu: báo cáo tài chính; tình hình thanh toán lãi gốc trái phiếu…