Tính toán của các bên tại hội nghị quốc tế về Ukraine ở Ả Rập Xê-út

Tính toán của các bên tại hội nghị quốc tế về Ukraine ở Ả Rập Xê-út

Thứ 7, 05/08/2023 | 11:13
0
Cuộc đàm phán hòa bình về Ukraine sắp diễn ra tại Ả Rập Xê-út. Đại diện của khoảng 40 quốc gia ở cả Bắc và Nam Bán cầu sẽ tham dự, nhưng Nga không được mời.

Các quan chức cố vấn an ninh quốc gia và ngoại giao từ khoảng 40 quốc gia đã được mời tham gia đàm phán hòa bình về Ukraine tại thành phố cảng Jeddah của Ả Rập Xê-út vào ngày 5-6/8.

Quốc gia khách mời bao gồm 3 thành viên BRICS – Brazil, Ấn Độ và Nam Phi – cũng như các quốc gia khác ở Nam bán cầu, chẳng hạn như Indonesia, Mexico, Zambia và Ai Cập. Chính phủ Vương quốc Anh và Ba Lan, cũng như đại diện của Liên minh châu Âu (EU) cũng đã xác nhận sẽ tham dự.

Tổng thống Mexico Andres Manuel Lopez Obrador hôm 31/7 đã tuyên bố sẽ không cử đại diện đến Jeddah trừ khi cả hai bên của cuộc xung đột đều có mặt bên bàn đàm phán.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 4/8 cho biết Bắc Kinh sẽ cử Đặc phái viên Trung Quốc về các vấn đề Á-Âu Lý Huy (Li Hui) đến Ả Rập Xê-út để đàm phán về việc tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho cuộc chiến ở Ukraine.

“Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với cộng đồng quốc tế để tiếp tục đóng vai trò xây dựng trong việc thúc đẩy một giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng ở Ukraine”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân (Wang Wenbin) cho biết trong một tuyên bố.

Trung Quốc đã được mời tham dự một hội nghị thượng đỉnh tương tự ở Copenhagen vào cuối tháng 6 nhưng đã không tới.

Thế giới - Tính toán của các bên tại hội nghị quốc tế về Ukraine ở Ả Rập Xê-út

Thái tử Ả Rập Xê-út Mohammed bin Salman trò chuyện với Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 ở Buenos Aires, Argentina, năm 2018. Ảnh: The Guardian

Nga không được mời tới hội nghị ở Jeddah, nhưng Điện Kremlin đã tuyên bố sẽ theo dõi cuộc họp, và Ả Rập Xê-út dự kiến sẽ thông báo cho Moscow về kết quả đạt được.

Moscow đã nhiều lần tuyên bố rằng họ không phản đối các cuộc đàm phán với Kiev, đồng thời lưu ý rằng an ninh toàn cầu phải bình đẳng và không thể đạt được bằng sự tổn hại của một hoặc nhiều quốc gia khác.

Tổng biên tập tạp chí Russia in Global Affairs Fyodor Lukyanov nói với báo Nga Izvestia hôm 3/8 rằng, tốt nhất nên xem các cuộc đàm phán như vậy là một thủ đoạn chính trị của một số quốc gia không phải là thành viên của liên minh chống Nga, những quốc gia đang tìm cách thể hiện đường lối chính sách độc lập của họ đối với cuộc khủng hoảng.

Vấn đề về uy tín 

“Sáng kiến này được đưa ra vào thời điểm Ả Rập Xê-út muốn thể hiện mình là động lực cho các cuộc đàm phán và giải quyết xung đột”, ông Simon Engelkes, cố vấn chính sách Trung Đông tại Quỹ Konrad Adenauer Stiftung (KAS), cho biết.

Theo truyền thống, Ả Rập Xê-út là đồng minh lâu năm của phương Tây, trên hết là của Mỹ. Nhưng Vương quốc Hồi giáo Sunni hàng đầu này cũng duy trì mối quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc, cũng như với Nga.

Trong khuôn khổ liên minh dầu mỏ mở rộng OPEC+, quan hệ giữa Riyadh và Moscow gần đây có những căng thẳng sau khi Điện Kremlin không tuân thủ thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu.

Thế giới - Tính toán của các bên tại hội nghị quốc tế về Ukraine ở Ả Rập Xê-út (Hình 2).

Thái tử Ả Rập Xê-út Mohammed bin Salman bắt tay Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại Hội nghị thượng đỉnh Ả Rập lần thứ 32, ở Jeddah, Ả Rập Xê-út, ngày 19/5/2023. Ảnh: SPA

Quan hệ của Ả Rập Xê-út với phương Tây cũng đã trở nên căng thẳng hơn trong một thời gian, do cuộc xung đột ở Yemen mà Ả Rập Xê-út đang tham gia, và vụ sát hại nhà báo Jamal Khashoggi năm 2018 tại lãnh sự quán Ả Rập Xê-út ở Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) – mà phương Tây nghi ngờ Thái tử Mohammed bin Salman (MBS) đã ra lệnh thực hiện.

Những điều này đã gây tổn hại lâu dài đến danh tiếng của hoàng gia Ả Rập Xê-út.

Vì Ả-rập Xê-út cho đến nay đã được hưởng lợi từ các biện pháp trừng phạt chống lại Nga và hậu quả của nó là giá dầu tăng, nên các cuộc đàm phán về cuộc chiến ở Ukraine có thể là vấn đề về uy tín chứ không phải bất kỳ điều gì khác.

“Thái tử MBS muốn củng cố vai trò ngoại giao của vương quốc mình với tư cách là một cường quốc trong khu vực”, ông Engelkes nhận định. “Điều này được phản ánh trong nhiều nỗ lực nối lại quan hệ, trong đó ông ấy cũng đang cố gắng giảm bớt căng thẳng với kẻ thù không đội trời chung là Iran, cũng như các vấn đề ở Yemen”.

Dấu hiệu muốn chấm dứt xung đột

Các nhà ngoại giao Ukraine và phương Tây hy vọng cuộc gặp tại vương quốc Hồi giáo ở Trung Đông sẽ đạt được đồng thuận về các nguyên tắc chính cho một giải pháp hòa bình trong tương lai nhằm chấm dứt cuộc chiến của Nga ở Ukraine.

Ông Ayham Kamel, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu về Trung Đông và Bắc Phi tại Eurasia Group, cho rằng hội nghị sắp diễn ra ở Jeddah sẽ “xây dựng một nền tảng cho sự tham gia mang tính xây dựng hơn giữa phương Tây và các nước đang phát triển ở Nam bán cầu”.

Nhiều quốc gia đang phát triển phần lớn đã kiềm chế không chọn bên trong cuộc chiến hoặc không lên án Moscow, vì họ thường có mối quan hệ thương mại hoặc quân sự quan trọng với Nga hoặc đơn giản là có sự ngờ vực lịch sử đối với phương Tây.

Thế giới - Tính toán của các bên tại hội nghị quốc tế về Ukraine ở Ả Rập Xê-út (Hình 3).

Binh sĩ Ukraine bắn vào các vị trí của Nga trên tiền tuyến gần Bakhmut, vùng Donetsk, trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine vẫn dai dẳng. Ảnh: El Pais

“Nước chủ nhà không ảo tưởng rằng hội nghị sẽ dẫn đến một bước đột phá về chất và các nước phương Tây không mong đợi các quốc gia Nam Bán cầu sẽ chấp nhận kế hoạch hòa bình Ukraine ở dạng hiện tại hoặc sẵn sàng mở rộng các biện pháp trừng phạt chống lại Nga”, ông Kamel lưu ý.

Nhưng ông Engelkes tại Quỹ Konrad Adenauer coi sự tham gia của các quốc gia như vậy là một dấu hiệu cho thấy họ cũng muốn chấm dứt cuộc xung đột – vốn không chỉ tác động nặng nề đến Ukraine và Nga, mà còn đặc biệt gây tổn hại cho Nam Bán cầu.

“Việc kế hoạch hòa bình 10 điểm của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky giờ đây sẽ là cơ sở cho các cuộc đàm phán ở Jeddah chắc chắn có thể được coi là một dấu hiệu ủng hộ cho Ukraine”, ông Engelkes nói.

Minh Đức (Theo DW, CNBC, Reuters)

EU kêu gọi Nga không lấy cớ Moscow bị tập kích để leo thang ở Ukraine

Thứ 4, 02/08/2023 | 11:28
EU cũng nhấn mạnh rằng Ukraine chỉ sử dụng các thiết bị được cung cấp thông qua Quỹ Hòa bình châu Âu để bảo vệ lãnh thổ của chính mình.

Những tuyên bố táo bạo của ông Zelensky và “trung tâm của tất cả”

Thứ 4, 24/05/2023 | 16:33
Với nhiều quốc gia Ả Rập, xung đột và hỗn loạn trong chính thế giới của họ, như ở Sudan, Syria, Palestine… là mối quan tâm lớn hơn nhiều so với xung đột ở Ukraine.

Ả Rập Xê-út thu hơn 300 tỷ USD từ xuất khẩu dầu mỏ năm 2022

Thứ 3, 21/02/2023 | 21:33
Quốc gia Trung Đông lần đầu tiên đạt thặng dư ngân sách sau gần một thập kỷ nhờ doanh thu từ xuất khẩu dầu mỏ.
Cùng tác giả

Góc nhìn Người Đưa Tin: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2023

Thứ 2, 25/12/2023 | 07:15
Xung đột Nga-Ukraine, xung đột Israel-Hamas, cạnh tranh Mỹ-Trung, bất ổn ở châu Phi... là những sự kiện “tốn nhiều giấy mực” nhất của truyền thông trong năm qua.

Lãi suất cao ở Mỹ gây bất ổn tài chính tại Đông Á mới nổi

Thứ 2, 27/11/2023 | 10:11
Lập trường thắt chặt tiền tệ của Fed đã khiến thị trường chứng khoán ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Hàn Quốc, đi xuống.

3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Thứ 3, 07/11/2023 | 21:08
Theo UNDP, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với 3 nhóm nguy cơ tồn tại đồng thời, bao gồm các mối đe dọa liên quan đến sự sinh tồn của con người.

Sức hút đầu tư của Pháp – Bài học cho Việt Nam

Chủ nhật, 15/10/2023 | 15:00
Chìa khóa để Pháp đạt được những “dấu son” trên hành trình tái công nghiệp hóa và thu hút đầu tư là cải cách. Đây cũng là bài học giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi.

Cải cách giúp ADB biến “hàng tỷ” USD thành “hàng nghìn tỷ”

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:31
Để đạt được điều này, huy động nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt.
Cùng chuyên mục

Cường kích “Lợn lòi” A-10 Warthog hộ tống tàu ngầm hạt nhân Mỹ

Thứ 4, 15/05/2024 | 15:35
Đây có thể là nhiệm vụ quan trọng nhất đối với “Thần sấm” A-10 Thunderbolt II được nhiều người yêu thích nhưng đang đứng trước nguy cơ bị cho “nghỉ hưu”.

Phép thử đối với tân Thủ tướng Singapore Lawrence Wong

Thứ 4, 15/05/2024 | 14:15
“Tôi muốn bắt đầu bằng việc lắng nghe, tiếp xúc nhiều quan điểm, cách nhìn đa dạng và luôn cởi mở với những ý tưởng khác nhau”, tân Thủ tướng Singapore cho hay.

Nga mở mặt trận mới, tấn công ở “điểm then chốt” Volchansk, siêu bom KAB được sử dụng

Thứ 4, 15/05/2024 | 14:00
Việc thành lập một mặt trận mới ở khu vực Kharkov chắc chắn sẽ có thêm những điều chỉnh trong kế hoạch chiến lược và cân bằng lực lượng trên chiến trường.

Ukraine, Nga và cuộc chạy đua bảo vệ xe tăng khỏi máy bay không người lái

Thứ 4, 15/05/2024 | 11:59
Trong số các phương tiện bay không người lái, các máy bay không người lái cảm tử đang dần trở thành một mối đe dọa.

Quân đội Mỹ thử nghiệm máy bay không người lái và khinh khí cầu độ bền cao tại Philippines

Thứ 4, 15/05/2024 | 11:50
Một đốm trắng khó nhìn thấy xuất hiện cạnh mặt trời vào buổi xế chiều và nhanh chóng lẫn vào mây. Đốm trắng sau đó hiện nguyên hình là một máy bay không người lái.
     
Nổi bật trong ngày

Đức mua toàn bộ lô 35 chiến đấu cơ tàng hình F-35 sản xuất tại Mỹ

Thứ 3, 14/05/2024 | 10:40
Đức quyết định mua 35 chiếc F-35 – máy bay chiến đấu đa chức năng tàng hình, siêu âm được phát triển bởi Công ty Hàng không Lockheed Martin của Mỹ.

Nỗ lực của EU nhằm trừng phạt khí đốt Nga lại vấp “hòn đá tảng”

Thứ 4, 15/05/2024 | 06:00
Nỗ lực chưa từng có tiền lệ của EU nhằm trừng phạt ngành khí đốt Nga đang vấp phải “hòn đá tảng” quen thuộc: Hungary.

Khoảnh khắc xuồng không người lái Nga mang 250 kg chất nổ tấn công mục tiêu

Thứ 4, 15/05/2024 | 10:00
Các nguồn tin quân sự Nga vừa chia sẻ đoạn video về lần phóng thành công của xuồng không người lái cảm tử do Nga thiết kế.

Điều kiện chiến trường thay đổi, vũ khí Nga được “hô biến” thế nào?

Thứ 3, 14/05/2024 | 08:45
Các kỹ sư của Nga có những thay đổi hiệu quả đối với khí tài. Điều này đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì ưu thế chiến lược và chiến thuật của quân đội Nga.

Phép thử đối với tân Thủ tướng Singapore Lawrence Wong

Thứ 4, 15/05/2024 | 14:15
“Tôi muốn bắt đầu bằng việc lắng nghe, tiếp xúc nhiều quan điểm, cách nhìn đa dạng và luôn cởi mở với những ý tưởng khác nhau”, tân Thủ tướng Singapore cho hay.