Tin tức Đời sống 23/2: Đề phòng dịch tay chân miệng mùa nồm ẩm

Tin tức Đời sống 23/2: Đề phòng dịch tay chân miệng mùa nồm ẩm

Thứ 6, 23/02/2024 | 12:28
0
Cập nhật tin tức đời sống ngày 23/2: WHO kêu gọi “mạnh tay” hơn với chất béo chuyển hóa gây hại; Đề phòng dịch tay chân miệng gia tăng trong mùa nồm ẩm...

WHO kêu gọi “mạnh tay” hơn với chất béo chuyển hóa gây hại

Năm 2018, WHO kêu gọi loại bỏ chất béo chuyển hóa trong thực phẩm sản xuất công nghiệp trên toàn thế giới vào năm 2023, do có nhiều bằng chứng cho thấy đây là nguyên nhân gây ra 500.000 ca tử vong sớm mỗi năm. Mục tiêu này không đạt được và được lùi lại đến năm 2025.

Tuy nhiên, tính đến nay mới chỉ có 53 quốc gia, chiếm 46% dân số thế giới, đang thực hiện các chính sách tối ưu để hạn chế chất béo độc hại này, tăng từ 11 quốc gia và tỷ lệ 6% vào năm 2018.

WHO ước tính khoảng 183.000 người được cứu sống mỗi năm nhờ các chính sách này.

Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nhấn mạnh chất béo chuyển hóa mang đến nhiều rủi ro cho sức khỏe con người. Ông ca ngợi nhiều quốc gia đã ban hành các chính sách cấm hoặc hạn chế chất béo chuyển hóa trong thực phẩm, đồng thời kêu gọi các quốc gia khác tham gia và tăng cường đối thoại với ngành công nghiệp thực phẩm.

Đề phòng dịch tay chân miệng gia tăng trong mùa nồm ẩm

Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần đầu tiên sau Tết nguyên đán, trên địa bàn thành phố ghi nhận 8 trường hợp mắc sốt xuất huyết, không có ổ dịch mới. Cộng dồn từ đầu năm 2024 đến nay, Hà Nội có 432 trường hợp mắc sốt xuất huyết, tăng hơn 3,5 lần so với cùng kỳ năm 2023.

Cùng đó, từ đầu năm 2024 đến nay, Hà Nội ghi nhận 70 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2023.

Các chuyên gia y tế cho biết, cao điểm của bệnh tay chân miệng thường là từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 8 đến tháng 9 hằng năm. Lúc này đang là giai đoạn chuyển từ mùa đông sang mùa xuân, có mưa phùn kèm theo nồm ẩm tạo điều kiện thuận lợi cho sự xuất hiện của các bệnh truyền nhiễm. Do đó, người dân cần chú ý phòng bệnh tay chân miệng khi dịch sắp “vào mùa”.

Về các bệnh dịch truyền nhiễm khác, tuần qua tại Hà Nội vừa ghi nhận một bé gái 4 tuần tuổi (ở huyện Quốc Oai) mắc ho gà. Từ đầu năm 2024 đến nay, Hà Nội đã có 3 trường hợp mắc ho gà, trong khi cùng kỳ năm ngoái không ghi nhận ca bệnh nào…

Ngoài yếu tố thời tiết thì hiện nay cũng đang là mùa lễ hội, nhu cầu đi lại, tập trung đông người của người dân gia tăng kéo theo nguy cơ lây lan dịch bệnh.

Vì thế, CDC Hà Nội khuyến cáo người dân nâng cao ý thức phòng bệnh như đeo khẩu trang ở nơi đông người, rửa tay bằng xà phòng và dung dịch sát khuẩn, tránh tiếp xúc với người có triệu chứng bệnh đường hô hấp như ho, sốt, khó thở…

Thời tiết nồm ẩm, người cao tuổi cần lưu ý điều gì?

Đời sống - Tin tức Đời sống 23/2: Đề phòng dịch tay chân miệng mùa nồm ẩm

Theo TS Trần Quang Thắng, Trưởng khoa Cấp cứu và Đột quỵ, Bệnh viện Lão khoa Trung ương, thời tiết nồm ẩm tạo điều kiện virus và vi khuẩn phát triển. Đây cũng là mùa đáng ngại nhất với bệnh nhân có bệnh phổi mạn tính, đột quỵ, tim mạch. Thời tiết thay đổi liên tục trong ngày như sáng, tối sương mù, đôi khi kèm mưa phùn, trưa hửng nắng, khiến cơ thể người cao tuổi khó thích nghi kịp, càng dễ nhiễm bệnh. Lạnh nồm ẩm là yếu tố nguy cơ dẫn đến khởi phát các đợt phổi cấp, suy hô hấp... nhất là người có bệnh lý nền.

Bên cạnh yếu tố thời tiết, cơ thể người cao tuổi theo tuổi tác suy giảm các chức năng, dễ bị vi khuẩn xâm nhiễm, gây bệnh.

BS Hà Thị Vân Anh, Phó trưởng Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Lão khoa Trung ương, cho biết sau Tết, bệnh nhân nhập viện thường tăng, chủ yếu là các bệnh huyết áp, dị ứng, khởi phát những cơn gout cấp, bên cạnh các bệnh lý tim mạch.

Có nhiều nguyên nhân khiến bệnh nhân cao tuổi nhập viện sau Tết thường tăng cao, trong đó có một số bệnh nhân trước Tết tạm ổn định, nên cho ra viện thì sau Tết nhập lại. Ngoài ra có bệnh nhân không kiểm soát tốt điều trị, quên thuốc khi đi du lịch, đi chơi, không duy trì điều trị, ăn nhiều đồ mỡ, tinh bột… khiến bệnh trở nặng. Yếu tố thời tiết cũng tác động đến tình trạng bệnh lý và sức khỏe của bệnh nhân.

"Thời tiết lạnh và nồm ẩm nhiều nên người cao tuổi cũng chú ý mặc ấm nhưng quần áo đảm bảo thoáng, không mặc đồ bó quá, tránh cho việc ra mồ hôi rồi ngấm trở lại dễ gây ho và viêm phế quản. Nhiều người già có thói quen khi ra đường hay dùng khăn bịt kín mặt, làm như vậy dễ ra mồ hôi, khi hít vào thì đồng thời cũng dễ bị nhiễm lạnh. Do vậy, cần lưu ý đeo khẩu trang thoáng, không nên dùng khăn vắt qua mặt mũi", BS Vân Anh lưu ý.

Để bảo vệ sức khỏe trong điều kiện thời tiết như hiện nay, các bác sĩ khuyến cáo, người cao tuổi nên hạn chế ra ngoài và luôn đảm bảo cơ thể được giữ ấm. Gia đình có thể sử dụng máy hút ẩm để không khí được khô thoáng, thường xuyên vệ sinh họng và môi trường sạch sẽ, tránh bụi bặm trong nhà để hạn chế tình trạng nhiễm trùng.

Nếu phải ra đường, người già nên sử dụng khẩu trang, hạn chế lưu thông những lúc đường đông, tránh khu vực ô nhiễm.

Ngoài đảm bảo dinh dưỡng, người cao tuổi cần duy trì tập luyện thể dục phù hợp, tuy nhiên hạn chế tập lúc sáng sớm hay tập luyện quá sức để tránh nguy cơ nhiễm lạnh hoặc đột quỵ.

"Các gia đình cần chú ý và nhắc nhở người cao tuổi sử dụng thuốc đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ, tránh tâm lý chủ quan dùng thuốc không điều độ, tự ý bỏ thuốc hoặc trì hoãn. Nếu trong gia đình có người cao tuổi xuất hiện các dấu hiệu như ho, khạc tăng, sốt cần đi khám, can thiệp sớm, hiệu quả điều trị cao hơn", BS Vân Anh nhấn mạnh.

T.M (tổng hợp)

Cách chăm sóc trẻ bị bệnh tay chân miệng độ 1 tại nhà mẹ nên tham khảo

Thứ 4, 27/12/2023 | 07:55
Tay chân miệng là bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Trong đó, tay chân miệng độ 1 là giai đoạn trẻ mới bị và nếu được chăm sóc điều trị đúng cách thì bệnh sẽ mau khỏi. Vậy cha mẹ cần chăm sóc trẻ bị tay chân miệng độ 1 tại nhà ra sao?

Đừng chủ quan với những biến chứng nguy hiểm của bệnh tay chân miệng!

Thứ 3, 28/11/2023 | 07:55
Tay chân miệng là bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Hiện nay, dịch tay chân miệng đang diễn biến khá phức tạp và có thể gây những biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy ba mẹ không nên chủ quan!

Mách bạn cách cải thiện bệnh tay chân miệng tại nhà

Thứ 6, 27/10/2023 | 07:55
Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm dễ lây lan trong cộng đồng, nhất là mùa tựu trường. Khi bệnh ở thể nhẹ và chưa gây các biến chứng nguy hiểm, bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân điều trị tại nhà.
Cùng tác giả

Thấy gì từ số lợi nhuận "khủng" của doanh nghiệp bán bảo hiểm xe máy bắt buộc?

Thứ 2, 25/05/2020 | 14:10
Nếu chia bình quân cho 29 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đang bán bảo hiểm bắt buộc xe máy, thì doanh thu mảng này của mỗi công ty bảo hiểm vào khoảng 26,3 tỷ đồng/năm.

Thi trắc nghiệm môn Toán: Học sinh lười tư duy, chỉ học mẹo làm trắc nghiệm

Thứ 4, 06/11/2019 | 07:30
Hình thức thi trắc nghiệm môn Toán sẽ khiến cách dạy và học bị thay đổi. Lúc đó, thầy cô chỉ dạy học sinh cách làm bài thi trắc nghiệm sao cho đạt kết qua cao bằng cách mẹo làm bài. Còn học sinh chỉ khoanh tối đa các phương án đúng, còn lại là khoanh xác xuất.

Hoang mang vì sếp bỗng đi công tác cả tuần trước 20/10

Thứ 6, 18/10/2019 | 09:00
Sếp nam bỗng đi công tác cả tuần trước 20/10, lịch công tác "bất thường" khiến các chị em hoang mang về những lời hứa, những món quà ngày Phụ nữ Việt Nam.

Nhức nhối vết chém ngang lưng đỉnh Mã Pí Lèng

Thứ 6, 04/10/2019 | 12:06
Đỉnh Mã Pí Lèng (huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) từ lâu đã được đánh giá là một trong những điểm quan sát toàn cảnh vào loại đẹp nhất ở Việt Nam. Nơi đây là di sản đặc sắc về địa chất, cảnh quan và là ước mơ chiêm ngưỡng của bao du khách nước ngoài.

Sóc Trăng lắp camera nhà riêng cán bộ: Cẩn trọng mức kinh phí tiền tỷ

Thứ 2, 30/09/2019 | 06:48
Những ngày qua, người dân tỉnh Sóc Trăng xôn xao trước thông tin ông Huỳnh Văn Sum, Phó Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng ký quyết định số 1542-QĐ/TU về việc cấp kinh phí lắp đặt camera an ninh nhà riêng của các đồng chí trong ban Thường vụ Tỉnh ủy.
Cùng chuyên mục

Hậu trường tập luyện trước thềm bán kết Hoa hậu Doanh nhân Quốc gia Việt Nam 2024

Thứ 2, 13/05/2024 | 17:08
Dàn thí sinh tất bật tập luyện cho đêm bán kết cuộc thi Hoa hậu Doanh nhân Quốc gia Việt Nam 2024.

Ăn 1 mớ rau này tốt hơn "thuốc bổ", nhiều người Việt không biết thường "ngó lơ"

Thứ 2, 13/05/2024 | 15:30
Một loại rau mọc ở núi, vách đá, khi nấu ăn rất ngon lại cực kỳ bổ dưỡng. Thậm chí còn được giới sành ăn săn lùng ráo riết dù giá đắt đỏ.

Kinh nghiệm du lịch Hàn Quốc tự túc mới nhất 2024

Thứ 2, 13/05/2024 | 15:12
Bạn có biết? Một hành trang được chuẩn bị kỹ lưỡng trước chuyến đi là chìa khóa để tận hưởng kỳ nghỉ trọn vẹn tại Hàn Quốc.

Trung Tâm Y tế huyện Quỳnh Lưu làm tốt công tác phòng chống bệnh dại

Thứ 2, 13/05/2024 | 14:38
Trung Tâm Y tế huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) đã tăng cường mọi biện pháp, xây dựng kế hoạch, tuyên truyền đến người dân và 100% người phơi nhiễm được phòng ngừa bệnh dại bằng Vaccin.

Tin tức Đời sống 13/5: Khô miệng có thể là “báo động đỏ” 5 căn bệnh nguy hiểm

Thứ 2, 13/05/2024 | 12:46
Cập nhật tin tức đời sống ngày 13/5: Khô miệng có thể là “báo động đỏ” cho 5 căn bệnh nguy hiểm; Những thời điểm không nên ăn rau muống...
     
Nổi bật trong ngày

Làm cách này, gừng tươi có thể dùng quanh năm không lo bị hỏng

Thứ 2, 13/05/2024 | 09:30
Áp dụng các mẹo bảo quản gừng dưới đây, bạn có thể giữ được độ tươi ngon của loại củ này trong thời gian dài mà không lo thối hỏng.

Tin tức Đời sống 13/5: Khô miệng có thể là “báo động đỏ” 5 căn bệnh nguy hiểm

Thứ 2, 13/05/2024 | 12:46
Cập nhật tin tức đời sống ngày 13/5: Khô miệng có thể là “báo động đỏ” cho 5 căn bệnh nguy hiểm; Những thời điểm không nên ăn rau muống...

Lũ dung nham lạnh từ núi lửa quét qua khu dân cư làm 4 người ở Indonesia thiệt mạng

Thứ 2, 13/05/2024 | 10:11
Dòng dung nham lạnh từ ngọn núi lửa Marapi đang hoạt động quét qua một khu dân cư ở Indonesia, khiến 4 người thiệt mạng.

Nam thanh niên câu được con cá chép Xiêm khổng lồ nặng gần 60kg

Thứ 2, 13/05/2024 | 11:00
Võ sĩ Sergio Pettis đã hoàn toàn choáng váng sau khi bắt được một con cá khổng lồ nặng gần bằng anh.

Anh nông dân 9X thu lãi trăm triệu đồng nhờ nuôi con "bò nhung nhúc"

Thứ 2, 13/05/2024 | 07:30
Nuôi loài đặc sản quen thuộc trong bể xi măng, sau khi trừ chi phí, anh nông dân Hoàng Xuân Trúc (ở TX Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định) lãi trên 120 triệu đồng.