Tỉ lệ người dân đô thị được cung cấp nước sạch tăng gần 14%

Hoàng Thị Bích
Thứ 6, 30/06/2023 | 21:14
0
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế, mặc dù đạt được nhiều thành tựu, song hiện nay Việt Nam cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức.

Chia sẻ tại buổi mít tinh "Hưởng ứng Ngày Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân năm 2023 – Vì một Việt Nam khỏe mạnh và bền vững” ngày 30/6, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cho biết, nhận thức được tầm quan trọng của công tác vệ sinh trong phòng, chống dịch bệnh, từ năm 2012 Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 29 triển khai Phong trào Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân.

Sau 10 năm triển khai Phong trào đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp chính quyền; sự phối hợp của các ban ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội từ Trung ương tới địa phương nên đã tạo hiệu ứng tích cực và duy trì bền vững.

Nhờ đó, công tác nước sạch, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường phòng, chống dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh lao động, vệ sinh trong cơ sở y tế, vệ sinh tại các cơ sở giáo dục đã từng bước được cải thiện.

Sự kiện - Tỉ lệ người dân đô thị được cung cấp nước sạch tăng gần 14%

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương phát biểu tại buổi lễ.

Những kết quả chính phong trào đạt được đó là: 100% các tỉnh/thành phố hàng năm xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện phong trào; tỉ lệ người dân duy trì thói quen rửa tay với xà phòng đã tăng gấp 2 lần so với năm 2012; tỉ lệ hộ gia đình nông thôn có nhà tiêu tăng từ 79% (2012) lên 97% (năm 2022);

Tỉ lệ hộ gia đình nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh tăng từ 57% (2012) lên 80,1% (2022); tỉ lệ người dân đô thị được cung cấp nước sạch tăng gần 14% từ 78,5% năm 2012 lên 92% năm 2022;

Tỉ lệ hộ gia đình nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh tăng 12,5% từ 80% năm 2012 lên 92,5% năm 2022; tỉ lệ trạm y tế có nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh cải thiện rõ rệt từ 84,2% năm 2012 lên 96% năm 2019; điều kiện vệ sinh trường học được cải thiện, đảm bảo đủ nước uống, nước sinh hoạt, các công trình vệ sinh đảm bảo hợp vệ sinh; tình hình ngộ độc thực phẩm đang được kiểm soát, giảm nhiều về số vụ, số mắc, số tử vong.

Hiệu quả của phong trào trong việc thay đổi hành vi vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và cải thiện các điều kiện vệ sinh, nước sạch cho người dân trong cộng đồng đã góp phần giảm đáng kể các bệnh truyền nhiễm như tả, lỵ, thương hàn, tiêu chảy, tay chân miệng, sốt xuất huyết, viêm não, cúm…

Sự kiện - Tỉ lệ người dân đô thị được cung cấp nước sạch tăng gần 14% (Hình 2).

Cải thiện các điều kiện vệ sinh, nước sạch cho người dân trong cộng đồng đã góp phần giảm đáng kể các bệnh truyền nhiễm.

Dịch cúm A (H5N1) cũng đã được kiểm soát tốt trong 10 năm gần đây và Việt Nam được ghi nhận là một trong những quốc gia thành công nhất trong khống chế cúm A (H5N1).

Bệnh tả 10 năm gần đây không ghi nhận trường hợp mắc, tính đến năm 2022 bệnh tiêu chảy đã giảm 5 lần, bệnh lỵ trực trùng giảm 17 lần, bệnh thương hàn giảm 2 lần, viêm não giảm 4 lần, bệnh tay chân miệng giảm 2 lần so với năm 2012.

Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh “Trong đại dịch Covid-19 vừa qua, công tác vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường được khẳng định là một trong những giải pháp then chốt góp phần kiểm soát nhanh chóng bệnh dịch”.

Những thành quả của công tác y tế dự phòng và phong trào vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân, ngoài việc trực tiếp làm giảm tỉ lệ mắc bệnh, tử vong, di chứng cho người bệnh thì còn góp phần gián tiếp làm giảm số trường hợp nhập viện, giảm chi phí điều trị và chăm sóc y tế, giảm thời gian và công sức của người thân chăm sóc người bệnh, nhờ đó tạo ra những tác động tích cực không những với cá nhân mà cho cả cộng đồng.

Mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu, song hiện nay chúng ta cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. Theo thông tin của Tổ chức Y tế thế giới trong năm 2023 và 2024, hiện tượng El nino có thể làm tăng sự lây truyền bệnh sốt xuất huyết và các bệnh truyền nhiễm liên quan đến muỗi.

Tình trạng ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, đô thị hóa, sự gia tăng dân số nhanh chóng là tác nhân ảnh hưởng khiến một số dịch bệnh mới nổi, tái nổi có xu hướng bùng phát trở lại, tác động trực tiếp đến sức khỏe người dân.

Thứ trưởng cũng đề nghị các Bộ ngành, chính quyền các cấp, các tổ chức chính trị xã hội chủ động xây dựng kế hoạch Phong trào Vệ sinh yêu nước giai đoạn đến năm 2030 và kế hoạch hàng năm, lồng ghép các nội dung hoạt động của phong trào vào các kế hoạch, chương trình, dự án nhằm đảm bảo đạt được các mục tiêu của các Chương trình mục tiêu quốc gia có liên quan.

Tăng cường đầu tư, xã hội hoá huy động nguồn lực từ các tổ chức, doanh nghiệp, tập thể, cá nhân và các hộ gia đình và các tổ chức trong và ngoài nước.

Sự kiện - Tỉ lệ người dân đô thị được cung cấp nước sạch tăng gần 14% (Hình 3).

Chương trình vì một Việt Nam khỏe mạnh và bền vững giai đoạn 2023-2028 có nhiều nhiệm vụ trọng tâm.

Tăng cường tuyên truyền, vận động người dân, các ban ngành đoàn thể và các em học sinh tham gia thực hiện các chiến dịch vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, sử dụng nước sạch phòng chống dịch bệnh; tích cực phối hợp với ngành y tế trong việc thực hiện các chiến dịch diệt bọ gậy, lăng quăng phòng chống sốt xuất huyết.

Các hoạt động phong phú hưởng ứng Ngày Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân năm 2023 bao gồm: Tổ chức buổi mít tinh với chủ đề “Vì một Việt Nam khỏe mạnh và bền vững”;

Tổ chức các hoạt động truyền thông như: Treo panô, banner, khẩu hiệu truyền thông về vệ sinh phòng chống dịch bệnh; trưng bày các thành tựu ngành y tế triển khai phong trào vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân...

Trong khuôn khổ buổi lễ đã diễn ra Lễ ký kết bản ghi nhớ hợp tác giữa Cục Quản lý Môi trường y tế (Bộ Y tế) và Unilever Việt Nam Chương trình vì một Việt Nam khỏe mạnh và bền vững giai đoạn 2023-2028 với nhiều nhiệm vụ trọng tâm. Chương trình hợp tác được kỳ vọng góp phần nâng cao nhận thức và điều kiện vệ sinh, sức khỏe cho người dân, đồng thời xây dựng môi trường y tế bền vững tại Việt Nam.

Bộ Y tế lập 7 đoàn kiểm tra, giám sát phòng chống bệnh tay chân miệng

Thứ 6, 30/06/2023 | 19:45
Các đoàn kiểm tra, giám sát sẽ đánh giá, nhận định tình hình và đề xuất các giải pháp kiểm soát bệnh tay chân miệng và sốt xuất huyết thời gian tới.

Thiếu vắc-xin, Bộ Y tế khẳng định không “đùn đẩy” trách nhiệm

Thứ 5, 15/06/2023 | 08:01
Người đứng đầu ngành y tế khẳng định, với trách nhiệm của mình, trong thời gian qua, Bộ Y tế đã rất cố gắng để có vắc-xin tiêm chủng cho trẻ em.  

Bộ Y tế: Tăng cường chống cúm gia cầm sau vụ bé gái mắc cúm A(H5)

Thứ 6, 21/10/2022 | 13:09
Liên quan đến ca mắc cúm A(H5) ghi nhận trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, Bộ Y tế vừa có công văn đề nghị tăng cường công tác phòng, chống cúm gia cầm.
Cùng tác giả

Vì sao phải phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn?

Thứ 3, 14/05/2024 | 19:50
Nếu không phân loại chất thải sinh hoạt thì sẽ tăng diện tích, tăng số lượng chất thải. Gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.

Đề xuất thí điểm thành lập khu thương mại tự do Đà Nẵng

Thứ 3, 14/05/2024 | 18:40
Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách nhận thấy đề xuất thí điểm thành lập khu thương mại tự do của thành phố thể hiện sự quyết tâm, tinh thần đổi mới...

Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa

Thứ 3, 14/05/2024 | 14:37
Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho biết, phấn đấu đến năm 2035, việc hoàn thành được các mục tiêu trong chương trình sẽ góp phần phát triển văn hóa.

Những vụ cháy xảy ra ở Hà Nội, Tp.Hồ Chí Minh là bài học đắt giá

Thứ 3, 14/05/2024 | 14:32
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội nhấn mạnh tình hình cháy, nổ, tai nạn vẫn xảy ra thường xuyên, liên tục, ảnh hưởng đến tính mạng và tài sản của nhân dân.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vắc-xin phòng Covid-19

Thứ 3, 14/05/2024 | 10:00
Đối tượng triển khai tiêm vắc-xin phòng Covid-19 bao gồm cán bộ y tế, người trên 50 tuổi, người có bệnh lý nền, người trên 18 tuổi chưa tiêm mũi nào, phụ nữ có thai.
Cùng chuyên mục

Tây Ninh: Góp ý dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên

Thứ 3, 14/05/2024 | 22:04
Ngày 14/5, Đoàn ĐBQH tỉnh Tây Ninh tổ chức hội nghị góp ý đối với dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên.

Vì sao phải phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn?

Thứ 3, 14/05/2024 | 19:50
Nếu không phân loại chất thải sinh hoạt thì sẽ tăng diện tích, tăng số lượng chất thải. Gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.

Hà Nội: Toàn cảnh 2 dự án do Tập đoàn Thuận An thi công

Thứ 3, 14/05/2024 | 14:35
Trong 2 dự án giao thông lớn tại Hà Nội do Tập đoàn Thuận An đã triển khai thi công đến nay đã hoàn thành 1 và còn 1 đang dở dang.

Hà Nội tri ân các chuyên gia, nhà khoa học

Thứ 3, 14/05/2024 | 13:12
Sáng 14/5, Tp.Hà Nội tổ chức Hội nghị gặp mặt chuyên gia, nhà khoa học nhân dịp kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Thủ tướng yêu cầu rà soát quy trình khai thác, vận hành hầm lò

Thứ 3, 14/05/2024 | 13:11
Sau vụ tai nạn khiến 3 công nhân tử vong tại Quảng Ninh, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu rà soát quy trình khai thác, vận hành hầm lò không để xảy ra sự cố tương tự.
     
Nổi bật trong ngày

Vì sao phải phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn?

Thứ 3, 14/05/2024 | 19:50
Nếu không phân loại chất thải sinh hoạt thì sẽ tăng diện tích, tăng số lượng chất thải. Gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.

Hà Nội: Toàn cảnh 2 dự án do Tập đoàn Thuận An thi công

Thứ 3, 14/05/2024 | 14:35
Trong 2 dự án giao thông lớn tại Hà Nội do Tập đoàn Thuận An đã triển khai thi công đến nay đã hoàn thành 1 và còn 1 đang dở dang.

Hà Nội tri ân các chuyên gia, nhà khoa học

Thứ 3, 14/05/2024 | 13:12
Sáng 14/5, Tp.Hà Nội tổ chức Hội nghị gặp mặt chuyên gia, nhà khoa học nhân dịp kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Nghệ An

Thứ 3, 14/05/2024 | 11:45
Nghệ An có nhiều đặc thù về đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nên công tác xóa đói, giảm nghèo được các cơ quan triển khai thực hiện đồng bộ.

Thủ tướng yêu cầu rà soát quy trình khai thác, vận hành hầm lò

Thứ 3, 14/05/2024 | 13:11
Sau vụ tai nạn khiến 3 công nhân tử vong tại Quảng Ninh, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu rà soát quy trình khai thác, vận hành hầm lò không để xảy ra sự cố tương tự.