Thuế quốc tế sẽ công bằng hơn sau thỏa thuận đột phá của OECD

Thuế quốc tế sẽ công bằng hơn sau thỏa thuận đột phá của OECD

Thứ 3, 12/10/2021 | 08:00
0
Thỏa thuận ngày mới đây của OECD mang tính bước ngoặt lớn, được 136 quốc gia và khu vực pháp lý đại diện cho hơn 90% GDP toàn cầu cùng "gật đầu". 

Như đã đưa tin, ngày 8/10, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã công bố chính thức thỏa thuận lớn về cải cách hệ thống thuế toàn cầu. OECD là 1 diễn đàn dành cho các quốc gia thành viên cũng như các nước không phải thành viên cùng nhau bàn bạc, trao đổi kinh nghiệm để giải quyết các vấn đề kinh tế chung. Hiện OECD có 38 thành viên, hầu hết trong số đó là các quốc gia có thu nhập cao như Úc, Pháp, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh, Mỹ…

Bước đột phá đàm phán về thuế

Với việc Estonia, Hungary và Ireland đồng ý tham gia thỏa thuận vào ngày 8/10, 136 khu vực pháp lý, trong số 140 quốc gia và khu vực tham gia đàm phán, đã thông qua và ban hành Tuyên bố về Giải pháp hai trụ cột đối phó với thách thức thuế từ nền kinh tế số. Bốn quốc gia gồm Kenya, Nigeria, Pakistan và Sri Lanka hiện vẫn chưa đồng ý tham gia. Tuyên bố được cập nhật và hoàn thiện từ một thỏa thuận chính trị từng diễn ra trong tháng 7 của OECD nhằm cải cách cơ bản các quy tắc thuế quốc tế.

Trên thực tế, chủ đề cải cách thuế toàn cầu không phải là mới, đã được tiến hành trên các bàn đàm phán kể từ hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Nhưng thỏa thuận được hoàn tất ngày 8/10 vừa qua của OECD mang tính bước ngoặt lớn, bởi đạt được 136 quốc gia và khu vực pháp lý đại diện cho hơn 90% GDP toàn cầu cùng "gật đầu" đồng ý. 

Thế giới - Thuế quốc tế sẽ công bằng hơn sau thỏa thuận đột phá của OECD

Ông Mathias Cormann, Tổng Thư ký OECD. Ảnh: BBC.

Giải pháp 2 trụ cột

Tuyên bố xây dựng giải pháp cải cách hệ thống thuế toàn cầu gồm hai trụ cột chính. Giải pháp hai trụ cột sẽ được tiếp tục đưa ra bàn thảo tại cuộc họp của các Bộ trưởng Tài chính G20 tại Washington D.C vào ngày 13/10, sau đó là Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo G20 tại Rome vào cuối tháng 10. 

Trụ cột thứ nhất sẽ đảm bảo phân phối lợi nhuận và quyền đánh thuế công bằng hơn giữa các quốc gia đối với các doanh nghiệp đa quốc gia lớn nhất và có lợi nhuận cao nhất thế giới.

Thỏa thuận sẽ phân bổ lại một số quyền đánh thuế của các quốc gia nơi mà doanh nghiệp đa quốc gia (MNEs) đặt trụ sở chính và quốc gia nơi họ tiến hành hoạt động kinh doanh kiếm lợi nhuận. Thỏa thuận đảm bảo rằng các doanh nghiệp này sẽ trả khoản thuế công bằng ở bất cứ nơi nào họ hoạt động kinh doanh, thay vì chỉ ở nơi học đặt trụ sở chính như quy định trước đó. Trụ cột này đặc biệt nhắm tới nhóm GAFA - những tập đoàn quốc tế hàng đầu về công nghệ như Google, Amazon, Facebook và Apple, cùng các tập đoàn đa quốc gia, bởi họ có nhiều thị trường kinh doanh và sản xuất trên thế giới bên ngoài quốc gia đặt trụ sở chính. 

Cụ thể, phạm vi áp dụng trụ cột thứ nhất là các công ty đa quốc gia, với tổng doanh thu toàn cầu trên 20 tỷ Euro, tỷ lệ lợi nhuận trước thuế/doanh thu trên 10% có thể được coi là những người chiến thắng trong tiến trình toàn cầu hóa. Họ sẽ được áp dụng các quy định mới với mức 25% lợi nhuận trên ngưỡng 10% phải phân bổ lại thị trường. Mức ngưỡng doanh thu sẽ được giảm xuống 10 tỷ Euro nếu áp dụng thành công trong 7 năm đầu tiên sau khi thỏa thuận có hiệu lực. Các ngành khai khoáng, dịch vụ tài chính và vận tải quốc tế được loại trừ khỏi phạm vi áp dụng.

Ước tính theo Trụ cột một, thỏa thuận sẽ phân bổ lại hơn 125 tỷ USD mỗi năm từ khoảng hơn 100 MNEs lớn nhất trên thế giới cho các thị trường pháp lý.

Trụ cột thứ hai đưa ra mức thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu ở mức 15%. 

Mức thuế tối thiểu mới sẽ áp dụng cho các công ty có doanh thu trên 750 triệu Euro và ước tính tạo ra khoảng 150 tỷ USD doanh thu thuế toàn cầu cho các quốc gia hàng năm. Các lợi ích khác cũng sẽ phát sinh từ sự ổn định của hệ thống thuế quốc tế, tăng tính chắc chắn về thuế cho người nộp và cơ quan quản lý. Không chỉ ngăn chặn "cuộc đua xuống đáy"- tức việc các nước đua nhau giảm thuế để thu hút các doanh nghiệp, thỏa thuận này còn kỳ vọng sẽ đặt dấu chấm hết cho hiện tượng chuyển lợi nhuận ra nước ngoài của các tập đoàn xuyên quốc gia, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ.

Thế giới - Thuế quốc tế sẽ công bằng hơn sau thỏa thuận đột phá của OECD (Hình 2).

Bà Janet Yellen, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hoa Kỳ. ẢNh: The New York Times

Nhận định về thỏa thuận mới

Trên thực tế, thỏa thuận còn phải trải qua nhiều “cửa ải” để chính thức có hiệu lực, vì mỗi quốc gia và khu vực tham gia có quy trình phê duyệt và triển khai riêng. Song, việc 136 quốc gia và khu vực pháp lý đại diện cho hơn 90% GDP toàn cầu cùng đồng ý với bản kế hoạch là một bước đột phá lớn về tương lai chính sách thuế sẽ công bằng hơn trên quy mô toàn thế giới.

Theo Tổng thư ký OECD Mathias Cormann nhận định “Thỏa thuận hôm nay sẽ giúp các thỏa thuận thuế quốc tế trở nên công bằng hơn và hoạt động tốt hơn”. “Đây là một thắng lợi lớn của chủ nghĩa đa phương hiệu quả và cân bằng. Đây là một thỏa thuận sâu rộng đảm bảo hệ thống thuế quốc tế phù hợp với mục đích trong nền kinh tế thế giới được số hóa và toàn cầu hóa. Bây giờ việc của chúng ta phải làm là nhanh chóng thực hiện và đảm bảo hiệu quả cuộc cải cách lớn này”.

Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Janet Yellen rằng thỏa thuận là “một thành tựu quan trọng về ngoại giao kinh tế của cả một thế hệ”. Bà hoan nghênh nhiều quốc gia đã “quyết định chấm dứt cuộc chạy đua xuống đáy về thuế doanh nghiệp” và bày tỏ mong muốn rằng Quốc hội Mỹ sẽ nhanh chóng thông qua để thỏa thuận có hiệu lực tại nước này.

“Thực tế, nền kinh tế toàn cầu sẽ trở nên dễ dàng hơn để kiếm việc làm, kiếm sống, hoặc mở rộng quy mô kinh doanh”, bà Yellen nhận định thêm.

Phạm Thu Thanh (theo Tax Foundation, OECD)

Bước ngoặt về thuế suất doanh nghiệp của nhóm các nước OECD

Thứ 7, 09/10/2021 | 14:05
136 quốc gia và vùng lãnh thổ chiếm hơn 90% GDP toàn cầu đã thống nhất áp dụng mức thuế doanh nghiệp tối thiểu 15%.

Giảm dự báo chỉ số tăng trưởng kinh tế Mỹ năm 2021

Thứ 4, 29/09/2021 | 20:21
Dựa trên thông số dự báo mà các chuyên gia đưa ra, nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể đang bước vào một giai đoạn tăng trưởng chậm.

OECD cảnh báo: Chớ vội chấm dứt các chính sách kích thích kinh tế

Thứ 4, 22/09/2021 | 10:19
OECD dự kiến, lạm phát sẽ đạt đỉnh vào cuối năm 2021 ở mức trung bình 4,5% trong các nước G20, trước khi giảm trở lại 3,5% vào cuối năm 2022.
Cùng tác giả

4 phương thức chuyển đổi giúp doanh nghiệp bứt phá từ đại dịch

Thứ 5, 14/07/2022 | 16:01
Chuyên gia cho rằng không có một hướng tiếp cận chuyển đổi nào là duy nhất cho tất cả doanh nghiệp, có thể kết hợp với nhau để tối ưu hoá giá trị doanh nghiệp.

Tổng thống Joe Biden nói gì về dự án nhà máy 4 tỷ USD của Vinfast tại Mỹ?

Thứ 4, 30/03/2022 | 09:43
Việc xây dựng nhà máy VinFast tại Mỹ sẽ bắt đầu ngay trong năm 2022 khi doanh nghiệp được cấp các giấy phép cần thiết, dự kiến ​​sẽ hoàn thành vào tháng 7/2024.

Đánh thuế nhà và tài sản: Các nước trên thế giới tạo nguồn thu ra sao?

Thứ 7, 05/03/2022 | 08:45
Thuế thu trong quá trình sử dụng tài sản tại Việt Nam chỉ chiếm khoảng 0,036% GDP, thấp hơn nhiều lần so với các quốc gia phát triển và mới điều tiết đối với đất.

Những bước tiến quan trọng về chống biến đổi khí hậu tại COP26

Thứ 2, 15/11/2021 | 10:00
COP26 duy trì mục tiêu khống chế nhiệt độ toàn cầu tăng ở mức 1,5°C là kim chỉ nam của hành động, thúc đẩy dòng chảy tài chính và tăng cường sự thích ứng khí hậu.

Ireland thu hồi mì Hảo Hảo và miến Good: Bộ Công Thương vào cuộc

Thứ 7, 28/08/2021 | 08:37
Bộ Công Thương đã yêu cầu Acecook báo cáo về quy trình sản xuất và sự khác biệt giữa lô sản phẩm tiêu thụ trong nước và xuất khẩu đối với mì Hảo Hảo và miến Good.
Cùng chuyên mục

Mỹ tung “cú đấm bồi”, quyết dồn dự án LNG của Nga vào đường cùng

Chủ nhật, 05/05/2024 | 06:00
Các lệnh trừng phạt của Mỹ nhắm vào dự án Artic LNG 2 của Novatek – nhà sản xuất khí đốt tự nhiên độc lập lớn nhất của Nga – chỉ ngày càng tăng chứ không giảm.

Không thể ngăn bước tiến của Nga, Ukraine mất tuyến phòng thủ phía tây Avdeevka

Thứ 7, 04/05/2024 | 14:00
Xung đột Nga - Ukraine chưa có hồi kết. Thời tiết ấm áp và khô ráo sắp tới dự kiến sẽ khiến căng thẳng leo thang.

Mỹ lên kế hoạch nhằm rót thêm 50 tỷ USD cho Ukraine trước thềm bầu cử

Thứ 7, 04/05/2024 | 11:05
Đây là nỗ lực mới nhất của Mỹ nhằm bảo vệ sự hỗ trợ của đồng minh dành cho Ukraine khỏi những thay đổi chính trị ở cả đôi bờ Đại Tây Dương.

Thời điểm bước ngoặt của Nga hé lộ, khí tài Mỹ liệu có thể giúp Ukraine?

Thứ 7, 04/05/2024 | 10:00
Ukraine vẫn đối mặt với “thiếu hụt trầm trọng” hầu hết mọi thứ. Điều này khiến lực lượng Kiev gặp khó trong việc phản ứng trước các hoạt động của Nga.

Hải quân Mỹ được trang bị tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia mới nhất

Thứ 7, 04/05/2024 | 06:00
Các tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia nói chung có thể được trang bị tên lửa hành trình Tomahawk, tên lửa chống hạm Harpoon và ngư lôi tùy theo cấu hình và yêu cầu.
     
Nổi bật trong ngày

Mỹ lên kế hoạch nhằm rót thêm 50 tỷ USD cho Ukraine trước thềm bầu cử

Thứ 7, 04/05/2024 | 11:05
Đây là nỗ lực mới nhất của Mỹ nhằm bảo vệ sự hỗ trợ của đồng minh dành cho Ukraine khỏi những thay đổi chính trị ở cả đôi bờ Đại Tây Dương.

Hải quân Mỹ được trang bị tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia mới nhất

Thứ 7, 04/05/2024 | 06:00
Các tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia nói chung có thể được trang bị tên lửa hành trình Tomahawk, tên lửa chống hạm Harpoon và ngư lôi tùy theo cấu hình và yêu cầu.

Mỹ tung “cú đấm bồi”, quyết dồn dự án LNG của Nga vào đường cùng

Chủ nhật, 05/05/2024 | 06:00
Các lệnh trừng phạt của Mỹ nhắm vào dự án Artic LNG 2 của Novatek – nhà sản xuất khí đốt tự nhiên độc lập lớn nhất của Nga – chỉ ngày càng tăng chứ không giảm.

Không thể ngăn bước tiến của Nga, Ukraine mất tuyến phòng thủ phía tây Avdeevka

Thứ 7, 04/05/2024 | 14:00
Xung đột Nga - Ukraine chưa có hồi kết. Thời tiết ấm áp và khô ráo sắp tới dự kiến sẽ khiến căng thẳng leo thang.

Thời điểm bước ngoặt của Nga hé lộ, khí tài Mỹ liệu có thể giúp Ukraine?

Thứ 7, 04/05/2024 | 10:00
Ukraine vẫn đối mặt với “thiếu hụt trầm trọng” hầu hết mọi thứ. Điều này khiến lực lượng Kiev gặp khó trong việc phản ứng trước các hoạt động của Nga.