Thịnh vượng xây trên thùng thuốc súng?

Thịnh vượng xây trên thùng thuốc súng?

Thứ 2, 29/04/2013 | 07:56
0
Đông Á đang một lần nữa trở thành tâm điểm chú ý của cộng đồng quốc tế, không chỉ bởi kỳ tích phát triển kinh tế liên tục trong nhiều thập kỷ qua, mà còn bởi môi trường an ninh khu vực này đang ngày một "nóng" hơn và một cuộc chạy đua vũ trang mới đang manh nha xuất hiện với nguy cơ đưa khu vực này trở lại tình trạng bất ổn của thời kỳ Chiến tranh lạnh.

Thịnh vượng và nghịch lý an ninh

Trong khi thế giới đang vật lộn với khủng hoảng thì Đông Á tiếp tục là một trong những điểm sáng về kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao, ổn định. Dự báo của IMF, WB và một số viện nghiên cứu lớn trên thế giới đều cho rằng châu Á sẽ "thống lĩnh" kinh tế thế giới vào năm 2030, với Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn nhất, còn tổng GDP của châu Á chiếm trên 60% tổng GDP của thế giới, và 6 trong 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới nằm ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Điều nghịch lý là sự thịnh vượng kinh tế này không đem lại cảm giác an ninh hơn cho các nước khu vực. Trong khi tiềm năng phát triển của châu Á được đánh giá là khá sáng sủa, thì khu vực này lại ẩn chứa các bất ổn an ninh tiềm tàng với nguy cơ chiến tranh lớn hơn bao giờ hết kể từ khi kết thúc Chiến tranh lạnh đến nay.

Trước hết, bất ổn lớn nhất xuất phát từ nguy cơ xảy ra chiến tranh tổng lực và chiến tranh hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên. Vốn từng là một điểm nóng trong suốt thời kỳ Chiến tranh lạnh, là nơi quân sự hóa cao độ nhất thế giới và là nơi các nước lớn có các lợi ích đan xen, chồng chéo, nên bất cứ xung đột quân sự nào xảy ra trên Bán đảo Triều Tiên trong thời điểm hiện tại cũng sẽ tác động nghiêm trọng đến hệ thống tài chính, thương mại và an ninh toàn cầu, cũng như sự can dự của các cường quốc như Mỹ, Trung, Nga, Nhật.

Tiêu điểm - Thịnh vượng xây trên thùng thuốc súng?

Ảnh minh họa

Bên cạnh đó, một số tranh chấp lãnh thổ trong khu vực vốn bị chìm đi trong thời kỳ Chiến tranh lạnh nay bắt đầu nổi sóng. Những điểm nóng này bao gồm các tranh chấp liên quan đến đảo Dokdo/Takeshima giữa Hàn Quốc và Nhật Bản, về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư Đài giữa Nhật Bản và Trung Quốc, tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông giữa Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á…

Do tầm quan trọng - địa chiến lược của các vùng lãnh thổ tranh chấp này đối với sự phát triển, cũng như tồn vong của nhiều nước ven biển Đông Á nên các nước này đều quyết tâm bảo vệ chủ quyền bằng mọi giá và bất cứ xung đột nào xảy ra trên biển đều nhanh chóng có tác động lan tỏa tới toàn khu vực, thậm chí toàn cầu.

Vòng xoáy bất ổn đi về đâu?

Sự thịnh vượng về kinh tế kéo dài trong nhiều thập kỷ cho phép nhiều quốc gia Đông Á "không tiếc tiền" chi cho quốc phòng. Trong danh sách các quốc gia chi nhiều tiền nhất cho quốc phòng luôn có sự góp mặt của Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản. Theo báo cáo mới nhất năm 2011 của Viện Nghiên cứu Hoà bình quốc tế Stockhom (SIPRI), châu Á đã chính thức vượt châu Âu trong chi tiêu quân sự, đạt 19.9% tổng chi tiêu quân sự toàn cầu, so với 17,6% của châu Âu.

Từ năm 1990 đến nay, mức tăng chi tiêu cho quốc phòng của Trung Quốc luôn ở mức hai con số và cao hơn mức tăng trưởng kinh tế. Trong năm 2011, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc chiếm khoảng 2% tổng GDP và đứng thứ hai thế giới. Còn trong vòng 5 năm qua, chi phí quốc phòng của Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Philippines tăng gần gấp đôi.

Vòng xoáy hiện đại hóa quân sự hiện đang lôi cuốn sự tham gia của nhiều nước Đông Nam Á. Cũng theo SIPRI, hiện Singapore đứng thứ 5 thế giới về nhập khẩu vũ khí, trong khi chuyển giao vũ khí cho Malaysia đã tăng 8 lần trong giai đoạn 2005-2009 so với 5 năm trước đó. Ngoài ra, các quốc gia khác như Indonesia, Thái Lan cũng đã nhập với số lượng rất lớn các máy bay chiến đấu, tàu ngầm, xe tải bọc thép... trị giá hàng tỷ USD.

Thực tế trên cho thấy ở khu vực Đông Á đã xuất hiện sự "tiến thoái lưỡng nan về an ninh" (security dilemma), trong khi một số nước tìm cách đảm bảo an ninh cho mình tốt hơn bằng cách không ngừng gia tăng ngân sách quốc phòng và hiện đại hóa quân sự thì một số nước khác lại cảm thấy bất an và đối phó lại bằng cách tăng ngân sách quốc phòng. Vòng xoáy luẩn quẩn này có thể cứ tiếp diễn cho đến khi nguy cơ chiến tranh đạt tới ngưỡng và có thể bùng phát bất cứ khi nào, như căng thẳng hiện nay trên Bán đảo Triều Tiên là một ví dụ.

Xét dưới bất cứ góc độ nào, việc tăng chi tiêu quá mức cho quốc phòng chẳng thể giúp các nước Đông Á cải thiện an ninh, mà còn là con đường nhanh nhất đưa khu vực đến cảnh tương tàn. Đây là điều mà các nước khu vực cần tính toán kỹ trong tiến trình chuyển hóa giấc mơ "Thế kỷ châu Á" thành hiện thực.

Theo Hoàng Tú Linh (Tạp chí Thế giới & Việt Nam)

'Điểm mặt' siêu vũ khí Mỹ dàn trận tại châu Á

Thứ 7, 20/04/2013 | 14:37
Tiêm kích tàng hình F-22, máy bay ném bom chiến lược B-52, B-1B, B-2, tàu ngầm nguyên tử lớp Ohio, tàu sân bay nguyên tử USS George Washington… đều tập trung bố trí ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương

Cuộc chạy đua vũ trang mới ở châu Á: Đông đối Đông

Thứ 2, 08/04/2013 | 16:36
Không chỉ có Triều Tiên, giờ đây cả khu vực đang giàu lên này đổ tiền của vào vũ khí.

25 năm hải chiến Trường Sa: Khúc bi tráng trên đảo Gạc Ma

Thứ 3, 12/03/2013 | 09:10
“Lanh gục xuống, một dòng máu nhuộm đỏ dưới chân cột cờ Tổ quốc. Lanh bị thương, nhưng lá cờ của Tổ quốc trên đảo không đổ”.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Lời chia buồn

Thứ 7, 27/04/2024 | 20:14
Ban Biên tập Tạp chí Đời sống và Pháp luật - Tạp chí Điện tử Người Đưa Tin cùng tập thể cán bộ, Phóng viên, Biên tập viên xin gửi lời chia buồn tới bà Nguyễn Diệu Hương Ly – Nhân viên  Ban Trị sự.

EU dự tính áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với LNG của Nga

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:55
Đáng chú ý, các đề xuất mới sẽ không cấm các quốc gia thành viên mua LNG của Nga, mà thay vào đó sẽ nhắm vào các chuyến hàng quá cảnh các cảng của EU.

Tuyên Quang: Níu chân du khách bằng sắc màu thổ cẩm

Thứ 7, 27/04/2024 | 14:43
Vừa qua, chương trình trưng bày, giới thiệu sản phẩm du lịch, làng nghề đã được tổ chức tại tỉnh Tuyên Quang.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thứ 7, 27/04/2024 | 20:37
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký ban hành Công điện số 41/CĐ-TTg ngày 27/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng.

Yêu cầu của Nga đe dọa dòng chảy dầu thô sang Đức

Thứ 7, 27/04/2024 | 06:00
Đức dù không còn mua dầu của Moscow vẫn phải dựa vào cơ sở hạ tầng đường ống của Nga để nhận hàng từ nước thứ 3.