Thị trường M&A Việt Nam: Triển vọng và những dự báo

Thị trường M&A Việt Nam: Triển vọng và những dự báo

Chủ nhật, 10/12/2023 | 09:31
0
Theo bà Bình Lê Vandekerckove, Nhà sáng lập, Tổng giám đốc Công ty Tư vấn thương vụ ASART, trong 3 năm tới, quy mô thị trường M&A Việt Nam có thể đạt mốc 20 tỷ USD.

Thị trường M&A Việt Nam: Nhà đầu tư nước ngoài áp đảo

Theo dữ liệu từ KPMG Việt Nam, trong 10 tháng đầu năm 2023, thị trường M&A (mua bán & sáp nhập) Việt Nam có 265 giao dịch, đạt giá trị hơn 4,4 tỉ USD, giảm 23% so với cùng kỳ năm trước, dự báo khó đạt được con số gần 6,8 tỉ USD của năm ngoái. Giá trị trung bình các thương vụ đạt 54,5 triệu USD.

Riêng thị trường IPO, theo dữ liệu của Deloitte, số lượng thương vụ IPO trong khu vực Đông Nam Á trong hơn 10 tháng đầu năm nay tương đối ổn định, nhưng tổng số vốn IPO huy động chạm mức thấp nhất trong 8 năm qua. Việt Nam chỉ có 3 thương vụ IPO huy động được khoảng 7 triệu USD.

Thống kê cũng cho thấy 80% giá trị giao dịch đến từ các ngành y tế, tài chính và bất động sản. Trong đó bất động sản vẫn là nhóm ngành thuộc tốp đầu về hoạt động M&A trong 10 tháng đầu năm nay.

Theo báo Tuổi Trẻ, dự báo phải đến 6 tháng đầu năm 2024, thị trường M&A Việt Nam mới có thể đề cập đến việc đã thoát ra khỏi vùng giảm chưa hay tiếp tục nối tiếp độ giảm chung của thế giới.

Kinh tế - Thị trường M&A Việt Nam: Triển vọng và những dự báo

Thị trường M&A Việt Nam sẽ sớm đạt mốc 20 tỷ USD trong vòng 3 năm tới. Ảnh minh họa

Ông Warrick Cleine, Tổng giám đốc KPMG tại Việt Nam và Campuchia, cho biết thị trường M&A Việt Nam đã trải qua "cơn sốt" về giá trị và khối lượng giao dịch. Khác với hai năm trước khi nhà đầu tư trong nước chiếm ưu thế, năm nay nhà đầu tư nước ngoài đã chiếm lĩnh cả 5 vị trí tốp đầu về giá trị giao dịch trong 10 tháng năm 2023.

Nhật Bản, Singapore và Mỹ tiếp tục là những nhà đầu tư nước ngoài hoạt động sôi nổi nhất. Ba nhà đầu tư này chiếm trên 70% tổng giá trị giao dịch được công bố.

Phó tổng giám đốc Quỹ VinaCapital Vietnam Opportunity, ông Khanh Vũ cho biết, 20 năm qua, thế giới ở trong môi trường lãi suất thấp, nhưng điều này đã thay đổi gần đây. Khi lãi suất cao, nhà đầu tư thường đòi hỏi lợi nhuận cao hơn, trong khi ở các thị trường phát triển, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận chậm lại; Nhật Bản, Hàn Quốc… cũng không còn tăng trưởng như trước. Các nhà đầu tư di chuyển dòng tiền tới các thị trường tiềm năng như Việt Nam, bởi đây là một trong những thị trường hiếm hoi có lợi nhuận khá cao.

Việt Nam là thị trường đầu tiên mà trong 6 tháng qua đã giảm lãi suất, trong khi một số thị trường vẫn tăng lãi suất. Tăng trưởng GDP của Việt Nam tốt nhất trong khu vực châu Á, dự kiến năm 2024 vẫn đạt tốc độ tăng trưởng tốt. Thị trường bất động sản vẫn chưa hết khó khăn, nhưng theo ông Khanh Vũ, với xu hướng hạ nhiệt lãi suất, ngân hàng dồi dào thanh khoản và sẵn sàng cho vay hơn, nhà đầu tư nước ngoài sẽ quay lại.

Sớm đạt mốc 20 tỷ USD trong vòng 3 năm tới

Bà Bình Lê Vandekerckove, Nhà sáng lập, Tổng giám đốc Công ty Tư vấn thương vụ ASART, nhận định, trong 3 năm tới, quy mô thị trường M&A Việt Nam có thể đạt mốc 20 tỷ USD.

Theo bà Bình Lê, Việt Nam là một nền kinh tế năng động nhất thế giới, đã tham gia 16 hiệp định thương mại tự do, thu hút được nhiều khoản đầu tư từ các nhà đầu tư trên thế giới. Các nhà đầu tư Mỹ, Hồng Kông, Trung Quốc... đang tham gia mạnh mẽ vào thị trường Việt Nam.

"Cách đây 15 năm, lúc đó tôi còn rất trẻ, nhiều người đặt câu hỏi có là thời điểm tốt để vào thị trường Việt Nam hay không. Hiện nay, mọi người cũng đặt lại câu hỏi này. Tôi tin rằng, M&A sẽ ngày càng sôi động", bà Bình Lê chia sẻ nhận định.

Tuy năm 2012, xu hướng M&A đi xuống, nhưng nếu nhìn cả giai đoạn 2016-2017, có đến hàng chục tỷ USD đổ vào thị trường Việt Nam. Riêng năm 2016, 16 tỷ USD đã đổ vào thị trường Việt Nam. Do đó, theo vị chuyên gia này, chúng ta phải có cái nhìn sâu hơn, bền bỉ hơn để có thể gia tăng giá trị trong các thương vụ M&A tại thị trường Việt Nam.

Tuy nhiên, bà Bình Lê nhấn mạnh, ESG (môi trường, xã hội, quản trị) sẽ là yếu tố quyết định và tất yếu trong các thương vụ M&A hiện nay cũng như trong thời gian tới. Do đó, ESG cũng là một trong nhưng yếu tố thách thức để quyết định các thương vụ M&A.

Trao đổi với báo Đầu tư, ông Warrick Cleine nhận định, động lực tăng trưởng năm 2024 của Việt Nam bao gồm dòng vốn đầu tư nước ngoài mạnh mẽ, nhờ chính trị ổn định và nhiều thỏa thuận thương mại đã được ký kết.

Hơn nữa, theo dự báo của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), với lạm phát được kiểm soát dưới mục tiêu 4%, tăng trưởng GDP sẽ tăng trở lại 5,8% vào năm 2024 và 6,9% vào năm 2025, nợ công vẫn dưới trần pháp lý 60% GDP. Những nền tảng đó cho thấy một năm thuận lợi cho các nhà đầu tư nhắm đến những cơ hội chiến lược tại thị trường Việt Nam năng động.

Cũng theo ông Warrick Cleine, việc nhà đầu tư nước ngoài áp đảo thị trường năm nay có thể là dấu hiệu chuyển hướng từ đầu tư cơ hội sang đầu tư chiến lược dài hạn trong các ngành mạnh và có chọn lọc. Những tài sản có khả năng mở rộng và theo xu hướng khu vực, nắm bắt được xu thế cung cầu trong nước và thay đổi chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ tiếp tục thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài.

Liên quan đến quy trình, bà Bình Lê Vandekerckove cho biết, mất khoảng 12 tháng để hoàn tất một thương vụ M&A thông thường tại Việt Nam. Do đó, các công ty phải sẵn sàng cho việc thực hiện một thương vụ M&A để có thể đóng được thương vụ trong 1 năm. Bởi, nếu các doanh nghiệp không chuẩn bị kỹ càng, sẽ mất thêm rất nhiều thời gian.

"Vì thế, chúng tôi cũng kỳ vọng không chỉ khung pháp lý M&A sẽ càng rõ ràng hơn mà ngay cả bản thân doanh nghiệp cần bán cũng phải có sự chuẩn bị kỹ, để sớm hoàn tất đàm phán và bán được theo như kế hoạch. Bởi thực tế, M&A không phải chỉ là "buộc phải bán khi làm ăn thua lỗ' mà có thể là 'tiến tới một kế hoạch lớn hơn", bà Bình Lê khuyến nghị.

Minh Hoa (t/h)

Thương vụ M&A lớn nhất ngành ngân hàng: VPBank đã nhận 10% đặt cọc của SMBC

Thứ 3, 18/04/2023 | 18:07
Chủ tịch HĐQT VPBank Ngô Chí Dũng cho biết, hôm 17/4, VPBank đã nhận đặt cọc 10% của SMBC, dự kiến cuối tháng 7 sẽ hoàn tất thương vụ M&A lớn nhất ngành ngân hàng.

Thị trường M&A năm 2023: Chú trọng pháp lý để nâng cao cạnh tranh

Thứ 6, 07/04/2023 | 10:40
Việt Nam đang là tâm điểm của làn sóng mua bán và sáp nhập (M&A), đặc biệt là với các nhà đầu tư nước ngoài. Lúc này, doanh nghiệp không những cần có nền tảng kiến thức sâu sắc về bản chất, mà còn phải hiểu rõ vấn đề pháp lý cơ bản, nhằm thực hiện hiệu quả hơn hoạt động M&A, nâng cao ưu thế trong quá trình đàm phán.

Thương vụ M&A lớn nhất của “gã khổng lồ” mỹ phẩm Pháp L’Oréal

Thứ 3, 04/04/2023 | 15:57
Tập đoàn L’Oréal của nữ tỷ phú giàu nhất thế giới Francoise Bettencourt Meyers từng mua lại nhiều hãng mỹ phẩm như Stylenanda (Hàn Quốc), Maybelline và CeraVe (Mỹ).

EY: Thị trường M&A sôi động, nhưng cần cẩn trọng trước các cú sốc

Thứ 4, 07/09/2022 | 19:00
Hoạt động M&A trên toàn cầu đã chứng tỏ khả năng lấy lại đà tăng trưởng đáng kể, dù phải đối mặt với những khó khăn về địa chính trị, theo Báo cáo của EY.
Cùng chuyên mục

Giá nông sản hôm nay 17/5: Vải thiều Tân Yên hút khách, hoa cúc Đà Lạt giá cao, ngô giảm

Thứ 6, 17/05/2024 | 12:26
Giá hồ tiêu đồng loạt tăng, ngô giảm phiên thứ 3, hoa cúc dịp lễ Phật đản tăng vọt, vùng vải sớm Tân Yên hút khách, rau mác đồng Cà Mau đắt hàng.

Quảng Bình lý giải nguyên nhân 263 dự án chậm tiến độ

Thứ 6, 17/05/2024 | 11:57
Trong tổng số 662 dự án nhà đầu tư đề nghị giao đất, cho thuê đất đã được UBND tỉnh Quảng Bình chấp thuận đầu tư, hiện có 263 dự án chậm tiến độ.

Nga phát triển hệ thống tác chiến điện tử (EW) di động chống FPV drone

Thứ 6, 17/05/2024 | 10:50
Nga đã “tập trung rất nhiều” vào việc sử dụng tổ hợp công nghiệp-quân sự của mình để sản xuất và phát triển một loạt năng lực tác chiến điện tử (EW) mới ấn tượng.

Huyện Sơn Động tập trung mọi nguồn lực tham gia phát triển sản phẩm OCOP

Thứ 6, 17/05/2024 | 10:38
Với sự quan tâm, phối hợp, hỗ trợ của cấp Ủy, chính quyền và sự đồng lòng, tư duy sáng tạo, đổi mới của người dân huyện Sơn Động, chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) bước đầu đã đạt kết quả, hình thành được các sản phẩm thế mạnh của địa phương.
     
Nổi bật trong ngày

Nhật Bản vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của than Việt Nam

Thứ 6, 17/05/2024 | 06:00
Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn nhất của than Việt Nam trong 4 tháng đầu năm, đạt 53.404 tấn, tương đương 12,43 triệu USD.

Giá vàng 16/5: Vàng tăng mạnh trước giờ đấu thầu

Thứ 5, 16/05/2024 | 09:30
Sáng 16/5, giá vàng miếng SJC bất ngờ tăng mạnh trước phiên đấu thầu lần thứ 7. Theo đó, giá vàng miếng lên trên mốc 90 triệu đồng/lượng.

Hiến kế đưa Cái Mép-Thị Vải thành cảng quốc tế trung chuyển lớn nhất

Thứ 5, 16/05/2024 | 20:00
Cảng quốc tế Cái Mép-Thị Vải là cụm cảng biển nước sâu thuộc thị xã Phú Mỹ (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), đóng vai trò cửa ngõ kết nối giao thương đường thủy quan trọng.

Giá vàng 17/5: Vàng SJC giảm nhẹ, mất mốc 90 triệu đồng/lượng

Thứ 6, 17/05/2024 | 09:46
Cùng chiều giảm của giá vàng thế giới, giá vàng trong nước sáng 17/5 giảm nhẹ, trong đó vàng miếng SJC mất mốc 90 triệu đồng/lượng.

Loạt doanh nghiệp bất động sản "nặng gánh" với khoản nợ trái phiếu

Thứ 5, 16/05/2024 | 11:51
Trong năm 2024 có 92 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn, trong đó, nhiều “ông lớn” bất động sản có nợ trái phiếu đáo hạn lên tới nghìn tỷ.