Thị trường đóng băng, dân BĐS đi trồng rau, rửa xe

Thị trường đóng băng, dân BĐS đi trồng rau, rửa xe

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:56
0
– Từ chỗ “hái ra tiền”, biến động bất động sản đóng băng đã đẩy nhiều ông chủ phải tìm đến nhiều công việc khác nhau từ trồng rừng, bán café... đến những công việc vụn vặt khác như trồng rau, rửa xe... để mưu sinh chờ thời vận.

Kinh doanh BĐS vốn được coi là ngành nghề thời thượng và càng ít ai nghĩ rằng có ngày lĩnh vực thời thượng này lại “nhập môn” vào sản xuất nông nghiệp. “Đại gia” như công ty CP Phát triển bất động sản Phát Đạt (PDR) cũng phải đặt ra hướng đi mới của doanh nghiệp mình là nhảy vào lĩnh vực nông nghiệp và trồng cao su.

Bất động sản - Thị trường đóng băng, dân BĐS đi trồng rau, rửa xeNhiều doanh nghiệp BĐS chuyển sang trồng rau, rửa xe. (Ảnh minh họa)

"Với nông nghiệp, quan điểm của PDR là tự làm và trồng trọt tất cả sản phẩm nào có thể đem lại giá trị thu hoạch tốt trong ngắn hạn. Với cao su, dĩ nhiên không thể thu hoạch được ngay, nhưng sẽ mang lại nguồn thu ổn định trong tương lai. Khó khăn của thị trường bất động sản vừa qua giúp chúng tôi hiểu hơn, nguồn thu bất động sản không phải luôn ổn định" - lãnh đạo PDR chia sẻ.

Một công ty BĐS khác tại Mỹ Đình cũng đưa ra sáng kiến tận dụng diện tích trống của dự án để trồng rau sạch và trang trại nuôi gà. Đại diện doanh nghiệp này chia sẻ, việc trồng rau sạch không đòi hỏi đầu tư nhiều. Trong khi đó, doanh nghiệp vẫn tận dụng được nhân lực là những kĩ sư nông nghiệp đang làm ở bộ phận thiết kế cảnh quan môi trường vào trồng rau, còn bộ phận kinh doanh thì chuyển sang liên hệ hợp tác với các nhà hàng, siêu thị.

Đáng chú ý, lượng thực phẩm sạch của doanh nghiệp này đang là nguồn thu chính để trả lương cho nhân viên. Lãnh đạo doanh nghiệp BĐS này phân trần, quyết tâm chuyển đổi như vậy đã gây sốc cho các nhân viên. Một số phản đối, xin nghỉ việc, chỉ còn lại những người tâm huyết gắn bó để tìm hướng kinh doanh mới.

Nhiều doanh nghiệp không có thế mạnh về đất đai thì tận dụng những ngón nghề gia truyền. Một giám đốc doanh nghiệp BĐS chia sẻ: "mới chuyển đổi sang kinh doanh tranh thêu để lấy ngắn nuôi dài".

Vị giám đốc này tâm sự thêm, doanh nghiệp đã đầu tư hơn một tỷ đồng để tìm kiếm đối tác cung cấp nguồn hàng và chuyển đổi hệ thống văn phòng tư vấn địa ốc sang làm showroom bán hàng. Đội ngũ nhân viên của sàn được nhận nhiệm vụ mới là chào đón khách, tìm kiếm nguồn hàng và khách hàng... "Việc chuyển hướng đã đem lại lợi nhuận khá ổn định so với kinh doanh BĐS. Sắp tới, không chỉ tranh thêu mà doanh nghiệp cũng sẽ bán thêm các sản phẩm tranh ảnh đồ mỹ nghệ tại các khu phố cổ, trung tâm thương mại..." - lãnh đạo doanh nghiệp nói về dự tính của đơn vị mình.

Đó là những con số rất ít trên tổng số của rất nhiều doanh nghiệp BĐS bỏ nghề, nằm chờ thời cơ trong xu thế chìm lắng của thị trường BĐS hiện nay. Theo thống kê, tỷ lệ các doanh nghiệp BĐS “ngủ đông” đã lên đến 50-70% trên tổng số các doanh nghiệp. Để duy trì hoạt động, đảm bảo đời sống cho nhân viên hòng chờ thời cơ, không có lựa chọn nào khác ngoài việc tạm thời gạt nghề chính sang một bên để tìm hướng làm ăn mới gắn liền với đồng tiền bát gạo và thực tế trước mắt hơn.

"Ngoài việc cắt giảm nhân viên, các chi phí một cách tối đa, chúng tôi buộc phải đẩy mạnh hoạt động sang lĩnh vực khác để có thu nhập như đẩy mạnh môi giới cho thuê, làm phân phối cho các phân khúc nhà có cầu thực, đặc biệt, công ty còn kinh doanh mua bán, thiết kế nội thất cho các dự án với nhãn hiệu DTJ home", chủ một doanh nghiệp BĐS nói.

Một số doanh nghiệp chia sẻ trong ngậm ngùi: "Những người đi lên bằng BĐS bắt đầu bằng con số 0, xây dựng được tài sản nhất định rồi, quay về con số ấy thì cũng không phải là đáng tiếc lắm". Nói vậy nhưng trên thực tế bao nhiêu mồ hôi công sức đổ ra rồi mất tất trong giây lát ai lại chẳng đau lòng, bài học kinh nghiệm đó là quá đắt.

Năm 2012, thị trường BĐS được dự báo có thêm một năm ảm đạm và chỉ khởi sắc nhanh nhất vào khoảng đầu năm 2013. Sẽ còn nhiều doanh nghiệp BĐS rơi vào con đường bĩ cực không lối thoát. Việc nhạy bén của lãnh đạo trong giai đoạn này có thể coi là chiếc vé giá trị nhất để doanh nghiệp qua cửa.

Phan An (tổng hợp)


Cùng chuyên mục

Chính phủ đồng ý Luật Kinh doanh BĐS, Nhà ở có hiệu lực sớm 6 tháng

Thứ 7, 18/05/2024 | 10:56
Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở (sửa đổi) đã được Chính phủ trình Quốc hội cho phép thi hành từ ngày 1/7/2024, sớm hơn 6 tháng so với kế hoạch.

Quảng Ninh: Khởi công dự án FDI hơn 35 triệu USD tại KCN Sông Khoai

Thứ 6, 17/05/2024 | 16:17
Đây là dự án sản xuất máy dò góc tuyệt đối cho động cơ ô tô điện của nhà đầu tư đến từ Nhật Bản triển khai tại KCN Sông Khoai ở thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.

Dấu hiệu khởi sắc của thị trường địa ốc và kỳ vọng “hút” dòng vốn FDI

Thứ 6, 17/05/2024 | 15:00
Thị trường bất động sản ghi nhận sự khởi sắc. Đây là động thái lạc quan khiến các chuyên gia bày tỏ kỳ vọng dòng vốn FDI tiếp tục đổ mạnh vào bất động sản.

Thách thức bủa vây doanh nghiệp da giày và bài toán nguyên liệu

Thứ 6, 17/05/2024 | 14:38
Doanh nghiệp ngành da giày hiện còn đang phải đối diện với không ít khó khăn, đặc biệt là các thay đổi từ thị trường. Vấn đề thiếu nguyên liệu cũng là bài toán nan giải.

Nguồn cung condotel sụt giảm, thị trường sẽ chậm phục hồi

Thứ 6, 17/05/2024 | 09:31
Phân khúc condotel đang sụt giảm mạnh về nguồn cung và vướng pháp lý. Các chuyên gia nhận định, thị trường này sẽ khó phục hồi nhanh.
     
Nổi bật trong ngày

Thách thức bủa vây doanh nghiệp da giày và bài toán nguyên liệu

Thứ 6, 17/05/2024 | 14:38
Doanh nghiệp ngành da giày hiện còn đang phải đối diện với không ít khó khăn, đặc biệt là các thay đổi từ thị trường. Vấn đề thiếu nguyên liệu cũng là bài toán nan giải.

Giá vàng 18/5: Vàng thế giới tăng vọt, vàng trong nước đứng im

Thứ 7, 18/05/2024 | 09:07
Sáng nay, giá vàng thế giới tăng vọt lên mức 2.415 USD/ounce trong khi tại thị trường trong nước giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn vẫn đứng im.

Nhật Bản vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của than Việt Nam

Thứ 6, 17/05/2024 | 06:00
Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn nhất của than Việt Nam trong 4 tháng đầu năm, đạt 53.404 tấn, tương đương 12,43 triệu USD.

4 tháng đầu năm, xuất khẩu ớt mang về 12,7 triệu USD

Thứ 7, 18/05/2024 | 06:00
Tính đến hết ngày 30/4, sản lượng xuất khẩu ớt của Việt Nam đạt 5.076 tấn với kim ngạch đạt 12,7 triệu USD, tăng 18,5% về lượng và tăng 46,8% về trị giá.

Chính phủ đồng ý Luật Kinh doanh BĐS, Nhà ở có hiệu lực sớm 6 tháng

Thứ 7, 18/05/2024 | 10:56
Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở (sửa đổi) đã được Chính phủ trình Quốc hội cho phép thi hành từ ngày 1/7/2024, sớm hơn 6 tháng so với kế hoạch.