Thế giới sắp đón công nghệ 6G vào năm 2030

Thế giới sắp đón công nghệ 6G vào năm 2030

Thứ 5, 23/03/2023 | 09:00
0
Mới đây, một số giám đốc điều hành từ các công ty công nghệ và viễn thông lớn nhất trên thế giới tiết lộ rằng công nghệ 6G có thể sẽ ra mắt vào năm 2030.

Mới đây, một số giám đốc điều hành từ các công ty công nghệ và viễn thông lớn nhất trên thế giới tiết lộ rằng công nghệ 6G, thế hệ mạng Internet di động tiếp theo sau 5G, có thể sẽ ra mắt vào năm 2030.

Tuy nhiên, nhiều người cảnh báo rằng không nên tạo ra quá nhiều sự cường điệu hoá đối với công nghệ 6G nhằm tránh gây nhầm lẫn đối với người tiêu dùng. Bởi lẽ, các công ty công nghệ vẫn đang xoay sở để kiếm lại hàng tỷ USD đầu tư vào công nghệ 5G trong những năm qua.

5G vẫn còn dang dở? 

Các nhà mạng ở Trung Quốc, Hàn Quốc và Mỹ đã bắt đầu triển khai công nghệ 5G từ năm 2019 với những lời hứa hẹn về một thế hệ mạng Internet di động kết nối siêu nhanh so với 4G.

Thế nhưng cho đến hiện tại số người dùng tiếp cận mạng 5G vẫn khá thấp. Theo Strategy Analytics, cứ bảy người trên thế giới thì chỉ có một người sử dụng mạng 5G.

Thế giới - Thế giới sắp đón công nghệ 6G vào năm 2030

Khai thác tiềm năng của 5G và nghiên cứu 6G sẽ diễn ra song song với nhau. (Ảnh: Adobe Stock).

Mặt khác, mạng 5G được các nhà viễn thông định vị không chỉ là sản phẩm tiêu dùng có tốc độ tải xuống nhanh chóng, mà còn là một nền tảng cho các công nghệ mới như ô tô không người lái hoặc taxi bay không người lái.

Vì công nghệ 5G có độ trễ thấp hơn so với 4G, điều đó có nghĩa là thời gian để kết nối các thiết bị với nhau giảm đi đáng kể. Đây là một tính năng quan trọng trong các tình huống cần truyền dữ liệu nhanh chóng.

Trong khi đó, quá trình nghiên cứu các tiêu chuẩn 6G đang được tiến hàng thông qua các cơ quan thiết lập tiêu chuẩn di động như Dự án đối tác thế hệ thứ ba (3GPP). Tuy nhiên cho đến nay, các khâu nghiên cứu vẫn còn đang ở giai đoạn đầu.

Một số lãnh đạo ở các công ty viễn thông cho biết, điều chính yếu ở đây là tập trung vào việc triển khai 5G song song với nghiên cứu 6G. Theo giám đốc công nghệ Howard Watson của Công ty công nghệ BT, việc thảo luận về 6G có thể sẽ làm hoang mang người tiêu dùng bởi lẽ mạng 5G vẫn còn có những đột phá tiềm tàng vẫn chưa khai thác.

Trong khi đó, nhiều mạng 5G hiện nay được xây dựng dựa trên thiết bị và công nghệ từ 4G, nhưng các nhà mạng muốn triển khai một hệ thống mạng 5G độc lập nhằm tối đa hóa tiềm năng của 5G.

Ngoài ra, có nhiều phần mềm hỗ trợ mạng 5G mang lại hiệu quả như quản lý lưu lượng dữ liệu sẽ được nâng cấp. Giám đốc điều hành Pekka Lundmark của Nokia nói rằng: “Vẫn còn một bước nữa mới tới 6G, và đó chính là 5G tiên tiến, dự kiến sẽ có mặt trên thị trường trong một vài năm tới".

Vì sao cần nghiên cứu mạng 6G?

Thế giới - Thế giới sắp đón công nghệ 6G vào năm 2030 (Hình 2).

Việc nghiên cứu công nghệ 6G sẽ đem lại nhiều lợi ích to lớn. (Ảnh: LG).

Cho đến thời điểm hiện tại, mặc dù đã bước vào khâu nghiên cứu nhưng do các tiêu chuẩn cho 6G vẫn chưa hoàn thiện nên vẫn chưa rõ công nghệ 6G sẽ có những chức năng gì và hoạt động như thế nào. 

Các chuyên gia cho rằng công nghệ 6G sẽ giúp tăng cường an ninh mạng cho mạng di động cũng như nhiều tính năng hơn cho trí tuệ nhân tạo (AI).

Chưa hết, công nghệ 6G sẽ “hoạt động như một cảm biến cực lớn” có thể phát hiện kích thước, tốc độ và hướng di chuyển của một vật thể đang chuyển động. Tính năng này có thể hỗ trợ việc tạo ra các nhà máy tự động và thậm chí cả các phương tiện không người lái.

Theo Forbes, công nghệ 6G có thể đạt tốc độ gấp 100 lần so với mạng 5G và lợi ích mà nó mang lại thì vô cùng to lớn. 6G sẽ là một hệ thống tích hợp đầy đủ cho phép kết nối tức thời giữa các thiết bị, người tiêu dùng và môi trường xung quanh.

Công nghệ thế hệ mới này cũng sẽ làm thay đổi cách thức các công ty công nghệ xử lý thông tin, giao tiếp, đưa ra quyết định và đào tạo nhân viên. Bên cạnh đó, công nghệ 6G sẽ thúc đẩy sự ra đời của nhiều loại thiết bị thông minh hơn trên thị trường. 

Mạng 6G sẽ thay đổi cuộc sống tương lai ra sao?

Thế giới - Thế giới sắp đón công nghệ 6G vào năm 2030 (Hình 3).

 Công nghệ 6G được kỳ vọng làm nên cuộc cách mạng hoá cuộc sống nhân loại. (Ảnh: LG).

Đầu tiên, thay vì các cuộc họp nhóm thông qua nền tảng Zoom, công nghệ 6G sẽ giúp tổ chức cuộc họp trong một không gian 3D, ở đó các thành viên nhóm sẽ gặp mặt, tương tác "thực tế” và thậm chí thể hiện ngôn ngữ cơ thể trong thời gian thực dù đang ở những khoảng cách xa. Hay như, nếu muốn đến thăm một cơ sở sản xuất hoặc dùng thử một sản phẩm thì chúng ta chỉ cần "bước vào” một bản sao kỹ thuật số của chúng và trải nghiệm. 

Thứ hai, với sự kết nối công nghệ 6G, người dùng các mạng xã hội có thể sử dụng công nghệ thực tế hỗn hợp để truy cập thế giới 3D của mọi người, được hiển thị trong thời gian thực và được cá nhân hóa.

Thứ ba, công nghệ 6G sẽ đem đến "cuộc cách mạng” trong hệ thống chăm sóc sức khỏe. Với tốc độ dữ liệu nhanh, các cảm biến thông minh sẽ giúp theo dõi và đo lường tốt hơn sức khỏe của con người. Cụ thể, các thiết bị này sẽ liên tục thu thập dữ liệu và phân tích thông tin để đưa ra khuyến nghị và dự đoán các vấn đề sức khỏe trước khi vấn đề phát sinh.

Với những tiến bộ mới này, ngành chăm sóc sức khỏe sẽ chuyển từ cách tiếp cận phản ứng sang mô hình dự đoán, cá nhân hóa. Điều này giúp cách mạng hóa cách chúng ta chăm sóc sức khỏe của mình trong tương lai cũng như có tác động lớn đến bất kỳ ai đang làm việc trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.

Cuối cùng, ngành giao thông sẽ được hưởng lợi từ công nghệ 6G, giúp quản lý lưu lượng giao thông, đặc biệt ở những thành phố đang vật lộn với nạn kẹt xe. Công nghệ này thậm chí còn quản lý cả những phương tiện tự động trên mặt đất và trên không. Ngoài ra, các cảm biến có độ chính xác cao được kết nối trong các phương tiện giao thông và các trung tâm điều phối giúp đưa ra lộ trình di chuyển nhanh nhất.

Vĩnh Khang (theo CNBC, Forbes)

MWC 2023 sẽ xuất hiện mạng không gian 5G giúp smartphone liên lạc vệ tinh

Thứ 7, 25/02/2023 | 07:54
Giải pháp Mạng không gian 5G (Non-Terrestrial Network - NTN) dựa trên tiêu chuẩn 3GPP của MediaTek mang đến khả năng liên lạc vệ tinh hai chiều cho smartphone và các thiết bị khác.

Quốc gia nào đang đi đầu về phát triển mạng 6G?

Thứ 2, 28/11/2022 | 14:54
Hiện tại, Trung Quốc vẫn giữ vững vị trí dẫn đầu về mạng 6G với các cuộc thử nghiệm thành công.

Mạng 5G còn chưa hoạt động, Trung Quốc đã "ráo riết" khởi động 6G

Chủ nhật, 13/01/2019 | 14:00
Theo The Paper, Trung Quốc sẽ khởi động nghiên cứu 6G sâu rộng trong năm nay, Su Xin - người đứng đầu nhóm làm việc về công nghệ không dây tại Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc - cho hay.
Cùng chuyên mục

Hungary sẽ tăng chi tiêu quốc phòng nếu xung đột Ukraine kéo sang năm sau

Thứ 6, 03/05/2024 | 16:02
Hungary, mặc dù phản đối mạnh mẽ sự hỗ trợ tài chính-quân sự của phương Tây cho Ukraine vì lo ngại xung đột lan khắp Châu âu, cũng đã tăng mạnh chi tiêu quốc phòng.

Tình hình Ukraine: Nga vừa tiến vừa giành thêm lợi ích chiến thuật

Thứ 6, 03/05/2024 | 14:45
Các thông số hiện có cho thấy Nga đang tăng cường tập trung quân một cách bất thường ở vùng Donetsk.

Quyết đẩy lùi đà tiến của Nga, Ukraine triển khai 4 lữ đoàn, thực hiện 10 đợt phản công

Thứ 6, 03/05/2024 | 14:01
Lực lượng Kiev quyết đẩy lùi đà tiến của Ukraine bằng việc triển khai 4 lữ đoàn và thực hiện 10 đợt phản công nhưng kết quả đạt được không như kỳ vọng.

Mất thị trường khí đốt châu Âu, Gazprom Nga lần đầu báo lỗ đậm

Thứ 6, 03/05/2024 | 11:01
Cổ đông chính của Gazprom – Chính phủ Nga – phải đối mặt với căng thẳng tài chính trong bối cảnh chi tiêu quân sự tăng cao và các lệnh trừng phạt của Mỹ, EU.

Tên lửa LMUR Nga mạnh mẽ cỡ nào khi phá hủy các mục tiêu của Ukraine?

Thứ 6, 03/05/2024 | 09:55
LMUR được trang bị cho trực thăng Mi-28NM, Mi-8MNP-2 và Ka-52M. Tại khu vực diễn ra chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, LMUR hoạt động vô cùng hiệu quả.
     
Nổi bật trong ngày

Ukraine muốn EU bảo vệ kho chứa khí đốt ngầm khỏi đòn tấn công của Nga

Thứ 5, 02/05/2024 | 06:00
Vai trò của Kiev đối với an ninh năng lượng của “cựu lục địa” càng tăng thêm kể từ khi EU chuyển sang dự trữ khí đốt ở các cơ sở ngầm khổng lồ của Ukraine.

Ukraine bất ngờ công bố thời điểm “Chim Cắt” F-16 được thực chiến

Thứ 5, 02/05/2024 | 14:05
Ukraine từ lâu đã muốn có những chiến đấu cơ phương Tây tiên tiến như F-16 để tăng cường khả năng cho lực lượng không quân của mình.

Tình hình Ukraine: Nga vừa tiến vừa giành thêm lợi ích chiến thuật

Thứ 6, 03/05/2024 | 14:45
Các thông số hiện có cho thấy Nga đang tăng cường tập trung quân một cách bất thường ở vùng Donetsk.

Mỹ khẳng định Nga đã phá vỡ lệnh cấm vũ khí hóa học trong chiến tranh

Thứ 5, 02/05/2024 | 12:07
Ngày thứ Tư, Mỹ đã cáo buộc Nga vi phạm lệnh cấm quốc tế về sử dụng vũ khí hóa học sau khi triển khai chất gây ngạt chloropicrin nhằm vào lực lượng Ukraine.

Tên lửa LMUR Nga mạnh mẽ cỡ nào khi phá hủy các mục tiêu của Ukraine?

Thứ 6, 03/05/2024 | 09:55
LMUR được trang bị cho trực thăng Mi-28NM, Mi-8MNP-2 và Ka-52M. Tại khu vực diễn ra chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, LMUR hoạt động vô cùng hiệu quả.