Thầy giáo Trần Trung Hiếu chỉ rõ 3 lý do khiến điểm Sử thấp kỷ lục

Thầy giáo Trần Trung Hiếu chỉ rõ 3 lý do khiến điểm Sử thấp kỷ lục

Thứ 6, 13/07/2018 | 14:06
0
Thầy giáo Trần Trung Hiếu, chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An rất buồn nhưng không bất ngờ khi điểm thi môn Lịch sử kỳ thi THPT Quốc gia 2018 thấp kỷ lục.

Theo phổ điểm của bộ Giáo dục & Đào tạo (GD&ĐT), kỳ thi THPT Quốc gia 2018, môn Lịch sử có phổ điểm thi thấp kỷ lục.

Cụ thể, trong số 563.013 thí sinh dự thi thì có 468.628 thí sinh có điểm dưới trung bình, chiếm 83,24%. Mức điểm trung bình trên cả nước là 3,79. Số điểm có nhiều thí sinh đạt nhất là 3,25.

Ở môn Sử cũng có đến 1.277 thí sinh bị điểm liệt (dưới 1 điểm), trong đó có 527 thí sinh bị điểm 0. Theo nhận định của một số giám khảo chấm thi thì nhiều thí sinh đã làm lạc đề, có thể việc đổi mới ra đề thi quá nhanh mà việc dạy học ở trường phổ thông chưa theo kịp.

Thầy giáo Trần Trung Hiếu chỉ rõ 3 lý do khiến điểm Sử thấp kỷ lục

Phổ điểm môn Lịch sử thấp kỷ lục, trên 83% thí sinh dưới trung bình.

Trao đổi với PV báo Người Đưa Tin, thầy Trần Trung Hiếu, giáo viên môn Lịch sử, chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An bày tỏ: “Với phổ điểm môn Sử thấp như vậy tôi rất buồn, nhưng không bất ngờ”.

“Theo quan điểm của cá nhân tôi, có 3 lý do cơ bản khiến phổ điểm thi môn Sử của các thí sinh (TS) năm nay lại thấp kỷ lục.

Thứ nhất, trong nhiều năm qua, học sinh chú trọng nhiều hơn đến việc học và thi những môn về khoa học tự nhiên như: Toán, Lý, Hoá, Sinh… để lựa chọn những chuyên ngành về tài chính, ngân hàng, ngoại thương, công nghệ thông tin… Bởi vậy, số lượng thí sinh theo học các ngành sư phạm, khoa học xã hội và nhân văn cũng không nhiều như trước.

Thứ hai, phần nhiều các TS nằm trong tỉ lệ 83% dưới điểm trung bình chọn Lịch sử là môn thi công nhận tốt nghiệp. Với những TS thi THPT Quốc gia chỉ lấy kết quả để xét tốt nghiệp, các em phần lớn sẽ chọn tổ hợp môn xã hội.

Nguyên nhân các em quan niệm rằng, tổ hợp môn khoa học xã hội sẽ dễ hơn tổ hợp môn khoa học tự nhiên. Tâm lý chung của các TS này là chỉ cần qua điểm liệt để đỗ tốt nghiệp, chứ không quan tâm điểm của môn là cao hay thấp.

Thứ ba, vì tính thực dụng của sự lựa chọn khối thi, ngành nghề thi và quan niệm là chỉ cần đủ điểm đỗ tốt nghiệp để dồn thời gian và tâm lực vào việc ôn và thi các môn thi xét tuyển ĐH đã tạo nên tư tưởng chủ quan trong quá trình làm bài thi trắc nghiệm môn Sử”, thầy Hiếu phân tích.

“Nhiều thí sinh khi bắt gặp những câu hỏi phân hóa, nâng cao chủ yếu là dựa vào yếu tố “may - rủi”, đoán mò chứ không phải tự tin để lựa chọn phương án nào sai, phương án nào đúng”, thầy Hiếu cho biết thêm.

Thầy giáo Trần Trung Hiếu chỉ rõ 3 lý do khiến điểm Sử thấp kỷ lục (Hình 2).

Vì nhiều nguyên nhân mà thí sinh hiện nay không còn mặn mà, chủ quan với môn học này.

Nhận định về đề thi quá rộng, dàn trải ở cả lớp 11 và 12 có phải nguyên nhân dẫn đến phổ điểm thấp như vậy, thầy Hiếu cho biết: “Về mặt kiến thức của đề thi, chỉ có 25-30% nằm trong chương trình lớp 11, còn lại chủ yếu là chương trình sách giáo khoa Lịch sử lớp 12.

Trong khi thời gian thi và số lượng câu hỏi đề thi vẫn giữ nguyên so với kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017. Vì vậy tôi cho rằng, nội dung câu hỏi dàn trải ở cả 2 khối lớp không phải nguyên nhân dẫn đến phổ điểm môn Sử thấp như vậy”.

Theo phổ điểm bộ GD&ĐT, nhiều môn thi THPT Quốc gia 2018 có phổ điểm thấp.

Môn Toán, điểm trung bình cả nước là 4,86, thấp hơn năm 2017 và 2016 (5,19 và 5,02).

Toàn quốc chỉ có 561 thí sinh đạt điểm 9 trở lên (0,06%) tổng số bài thi, trong đó có 2 thí sinh đạt điểm 10. Số thí sinh đạt điểm 9, điểm 10 năm nay chỉ bằng 26% so với năm 2017. Nhiều địa phương có truyền thống về chất lượng giáo dục như Hà Nội, Nam Định, Hải Phòng, Nghệ An không có điểm 10 môn Toán.

Môn tiếng Anh, là một trong những môn có phổ điểm xấu. Trong số 814.779 bài thi thì có 637.335 bài thi dưới điểm trung bình, chiếm trên 78,22%. Trong đó có tới 2.189 bài thi rơi vào điểm liệt, điểm 0 có đến 732 bài thi. Điểm có nhiều thí sinh đạt nhất là 3 điểm.

Riêng phổ điểm thi của môn Giáo dục công dân được xem là điểm sáng với mức điểm trung bình là 7,13. Số điểm có nhiều thí sinh đạt được nhất là 7,50.

Chỉ có gần 5% số thí sinh có điểm dưới trung bình. Cả nước có gần 28.000 bài thi đạt 9 điểm trở lên. Trong đó có 309 bài thi đạt điểm 10, 1.600 bài thi đạt điểm 9,75.

 

Đặng Thủy-Công Luân

Xếp hạng điểm trung bình thi THPT Quốc gia 2018: Hà Nam soán ngôi, Sơn La đội sổ

Thứ 6, 13/07/2018 | 10:14
Theo thống kê điểm trung bình thi THPT Quốc gia 2018 các địa phương trên cả nước, Hà Nam và Nam Định là 2 tỉnh dẫn đầu, ngược lại Hà Giang và Sơn La ở cuối.

"Điểm Sử thấp là do cách ra đề của bộ GD&ĐT"

Thứ 5, 12/07/2018 | 10:58
Có tới 83% thí sinh bị điểm dưới trung bình môn Lịch sử trong kỳ thi THPT Quốc gia 2018 vừa qua, nhiều chuyên gia cho rằng đây chính là do cách ra đề của bộ GD&ĐT.
Cùng tác giả

Phúc thẩm Việt Á: Làm rõ khoản “trả nợ" trăm tỷ của Phan Quốc Việt

Thứ 5, 16/05/2024 | 12:25
Trong thời điểm bán kit xét nghiệm năm 2021, Phan Quốc Việc đã chuyển “trả nợ” mẹ hơn 400 tỷ đồng và lập 2 sổ tiết kiểm “khủng” cho con. 

Phúc thẩm Việt Á: Ông Nguyễn Thanh Long nộp tiền khắc phục cho Việt Á

Thứ 4, 15/05/2024 | 16:16
Ngoài 2,25 triệu USD khắc phục hậu quả cho bản thân, tại phiên phúc thẩm, cựu Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long còn nộp thêm 1 tỷ đồng cho Phan Quốc Việt.

Xử phúc thẩm vụ Việt Á: Phan Quốc Việt “thắc mắc” việc bị áp giá kit test

Thứ 4, 15/05/2024 | 14:20
Tại toà, Phan Quốc Việt – Tổng Giám đốc Công ty Việt Á cho rằng, việc kit xét nghiệm của Việt Á bị áp giá 143.000 đồng là không đúng.

Xử phúc thẩm vụ Việt Á: Phan Quốc Việt cười tươi khi được dẫn tới toà

Thứ 4, 15/05/2024 | 08:51
Sáng 15/5, cựu Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long và 11 bị cáo có đơn kháng cáo trong vụ án Việt Á đã được dẫn giải tới toà.

Dự thảo Kinh doanh xăng dầu có vượt quá thẩm quyền của một Nghị định?

Thứ 3, 14/05/2024 | 13:10
Tại Hội thảo góp ý về dự thảo Nghị định Kinh doanh xăng dầu, Luật sư Nguyễn Tiến Lập cho rằng, nhiều nội dung trong dự thảo vượt quá thẩm quyền của một Nghị định.
Cùng chuyên mục

Tuyển sinh vào 10: Nóng tỉ lệ “chọi”

Thứ 5, 16/05/2024 | 11:26
Cuộc đua giành “suất” vào lớp 10 ở các trường THPT công lập tại những đô thị lớn như Hà Nội, Tp.HCM... chưa bao giờ bớt nóng.

Tích hợp giáo dục vì môi trường trong giảng dạy sư phạm mầm non

Thứ 5, 16/05/2024 | 10:33
Cùng với đó, Việt Nam đảm bảo công bằng tiếp cận đối với giáo dục mầm non chất lượng đến tất cả các trẻ em.

Chứng chỉ ngoại ngữ: Ngành đặc thù có cần xét tuyển tiếng Anh?

Thứ 5, 16/05/2024 | 07:00
Theo chuyên gia chứng chỉ ngoại ngữ chỉ nên là tiêu chí phụ, việc biến nó trở thành phương thức xét tuyển sẽ dễ dẫn đến lãng phí nguồn lực xã hội.

Huyện nghèo xây trường học tiền tỷ rồi bỏ hoang vì không có học sinh

Thứ 4, 15/05/2024 | 17:59
Việc một số điểm trường có vốn đầu tư hàng tỷ đồng, xây dựng xong rồi bỏ hoang hoặc chậm đưa vào sử dụng đã gây lãng phí ngân sách Nhà nước, khiến dư luận bức xúc.

Nhà khoa học là trụ cột xây dựng đại học nghiên cứu, đổi mới sáng tạo

Thứ 4, 15/05/2024 | 17:06
Đại học Quốc gia Hà Nội chú trọng ưu tiên nguồn lực để triển khai các chương trình, đề tài KH&CN trọng điểm quốc gia trong thời gian tới.
     
Nổi bật trong ngày

Chứng chỉ ngoại ngữ: Ngành đặc thù có cần xét tuyển tiếng Anh?

Thứ 5, 16/05/2024 | 07:00
Theo chuyên gia chứng chỉ ngoại ngữ chỉ nên là tiêu chí phụ, việc biến nó trở thành phương thức xét tuyển sẽ dễ dẫn đến lãng phí nguồn lực xã hội.

Bình Thuận chi hơn 215 tỷ đồng để hỗ trợ học phí cho học sinh

Thứ 4, 15/05/2024 | 13:54
Việc hỗ trợ học phí cho học sinh năm học 2023 - 2024, giải quyết nguyện vọng chính đáng cho phụ huynh học sinh các hộ gia đình khó khăn.

Cần "năng động" trong hoạt động đào tạo đội ngũ nhà giáo

Thứ 4, 15/05/2024 | 17:05
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nhấn mạnh Đại học Sư phạm Hà Nội cần điều chỉnh góc nhìn, nhận diện vị trí, vai trò, qua đó xác định sứ mệnh, trách nhiệm với ngành.

Dự báo thời tiết ngày 16/5/2024: Cảnh báo mưa dông giờ tan tầm

Thứ 5, 16/05/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (16/5). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Tích hợp giáo dục vì môi trường trong giảng dạy sư phạm mầm non

Thứ 5, 16/05/2024 | 10:33
Cùng với đó, Việt Nam đảm bảo công bằng tiếp cận đối với giáo dục mầm non chất lượng đến tất cả các trẻ em.