Thay đổi phương thức hỗ trợ người nghèo

Thay đổi phương thức hỗ trợ người nghèo

Nguyễn Hoa Trà
Thứ 2, 28/02/2022 | 17:47
0
Đây là nội dung cam kết của các bên trong chương trình chính sách về giảm nghèo đa chiều và bền vững.

Chiều nay (28/2), đã diễn ra lễ ký kết thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực giảm nghèo giữa Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội (LĐTBXH) và chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) và giới thiệu dự án UNDP-MOLISA-DFAT: “Xây dựng chương trình và tư vấn chính sách về giảm nghèo đa chiều và bền vững, giai đoạn 2021-2023".

Mục đích nhằm thúc đẩy các hoạt động hợp tác với các đối tác quốc tế nhằm nâng cao hiệu quả xây dựng, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 và cơ chế, chính sách giảm nghèo đa chiều.

Với những giải pháp sáng tạo đúc kết từ chương trình trước cũng như thử nghiệm thành công bởi các đối tác phát triển trong đó có UNDP, Bộ Ngoại giao và thương  mại Australia (GREAT/DFAT) trong những năm qua.

Chính sách - Thay đổi phương thức hỗ trợ người nghèo

Sự hợp tác góp phần giảm nghèo ở Việt Nam

Phát biểu trong buổi lễ, Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Lê Văn Thanh bày tỏ: “Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 có nhiều điểm cốt lõi rất mới so với giai đoạn 2016-2020 trước đây.

Chương trình thực hiện chiến lược tập trung đầu tư vào con người, trực tiếp là đầu tư, nâng cao năng lực người nghèo; xác định rõ nguyên nhân nghèo để giải quyết căn cơ, triệt để những vấn đề của người nghèo, vùng lõi nghèo”.

Ngoài ra, Thứ trưởng thông tin thêm phương thức hỗ trợ người nghèo cũng thay đổi. Sẽ chuyển từ hỗ trợ riêng theo hộ gia đình sang tập trung hỗ trợ theo các mô hình tổ chức sản xuất phù hợp với đặc điểm tình hình của địa phương, nhu cầu của hộ nghèo.

Thông qua việc xây dựng, phát triển và nhân rộng các mô hình, dự án giảm nghèo hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, du lịch, khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh nhằm tạo việc làm, sinh kế bền vững, thu nhập tốt, nâng cao chất lượng cuộc sống và thích ứng với biến đổi khí hậu, dịch bệnh cho người nghèo.

Từ đó góp phần thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc, bảo vệ môi trường, tăng trưởng kinh tế và mục tiêu giảm nghèo bền vững.

Chính sách - Thay đổi phương thức hỗ trợ người nghèo (Hình 2).

Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Lê Văn Thanh thông tin tại buổi lễ

Nội dung hợp tác hướng tới góp phần nghiên cứu, khuyến nghị hoàn thiện cơ chế, chính sách giảm nghèo; chuẩn nghèo đa chiều; báo cáo nghiên cứu khả thi chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.

Đề xuất hướng dẫn mô hình, dự án giảm nghèo nhằm đa dạng hóa sinh kế, tạo việc làm, tạo thu nhập tốt cho người nghèo theo hướng thúc đẩy liên kết chuỗi giá gắn sản xuất với thị trường.

Bên cạnh đó theo dõi, giám sát và báo cáo quá trình thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 2025 theo kết quả đầu ra; xây dựng, thí điểm chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, thực hiện Chương trình giảm nghèo.

Xây dựng, phát triển và hỗ trợ địa phương ứng dụng phần mềm tự đăng ký, rà soát, hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025.

Nghiên cứu, xây dựng phương án, giải pháp hỗ trợ người nghèo tự xác định được tình trạng nghèo của hộ gia đình và kết nối với thị trường lao động, thị trường hàng hóa; xây dựng cơ sở dữ liệu nghèo đa chiều và lập bản đồ nghèo trên phạm vi toàn quốc.

Tiếp tục hỗ trợ nghiên cứu, hoàn thiện phương pháp đo lường nghèo đa chiều phù hợp với tình hình thực tiễn của Việt Nam (với cả ba chức năng theo dõi, xác định đối tượng và xây dựng chính sách) nghèo đa chiều ở Việt Nam.

Trưởng đại diện thường trú của UNDP tại Việt Nam, bà Caitlin Wiesen cho biết: "Dự án này thể hiện cam kết của UNDP trong việc hỗ trợ Bộ LĐTBXH thực hiện hóa tầm nhìn chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững.

Các giải pháp sáng tạo mà chúng tôi đã được thử nghiệm thành công sẽ được áp dụng rộng rãi hơn, giúp đạt mục tiêu của chương trình mục tiêu quốc gia là giảm một nửa hộ nghèo và cận nghèo vào năm 2025".

Chính sách - Thay đổi phương thức hỗ trợ người nghèo (Hình 3).

Bà Caitlin Wiesen, Trưởng đại diện thường trú của UNDP tại Việt Nam

Về phía đại diện hợp tác, Đại sứ Australia tại Việt Nam, bà Robyn Mudie bày tỏ: “Australia cam kết hỗ trợ tăng trưởng bền vững và bao trùm ở Việt Nam. Quan hệ đối tác UNDP-MOLISA chính thức ra mắt hôm nay là một phần trong cam kết của Australia.

Chúng tôi đánh giá cao sự hợp tác này vì nhờ đó chúng tôi có thể khuyến nghị Việt Nam nghiên cứu, xây dựng, thực hiện các giải pháp sáng tạo, đổi mới về giảm nghèo bền vững”.

Quá trình hợp tác diễn ra từ năm 2021 đến năm 2025, với kinh phí thực hiện do Bộ Ngoại giao và thương  mại Australia tài trợ.

Giai đoạn 2021-2022: 252.000 AUD (khoảng 180.000 USD, tương đương khoảng 04 tỷ đồng). Giai đoạn 2023–2025 tiếp tục huy động bổ sung kinh phí tài trợ.

Ngoài ra lấy kinh phí từ chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 để Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo thực hiện các hoạt động nâng cao năng lực cán bộ làm công tác giảm nghèo; kiểm tra, giảm sát thực hiện Chương trình khoảng 2 tỷ đồng.

 

Theo thông tin trong buổi lễ, năm 1993, tỉ lệ hộ nghèo cả nước là 58,1%, đến năm 2020 còn 2,75%; đến năm 2021, còn 2,23%. Việt Nam đã hoàn thành sớm mục tiêu Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc về xoá đói, giảm nghèo và được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng về giảm nghèo trên thế giới.

Kết quả trên có ý nghĩa rất to lớn, khẳng định ý chí, quyết tâm cao của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và Nhân dân trong công cuộc xoá đói, giảm nghèo.

 

Nâng cao hình ảnh của giáo dục nghề nghiệp là nhiệm vụ chiến lược

Thứ 2, 28/02/2022 | 10:14
Nâng cao nhận thức của xã hội về tầm quan trọng của của giáo dục nghề nghiệp giúp đẩy mạnh cung ứng nhân lực có kỹ năng nghề nghiệp.

Top 10 địa phương có thu nhập bình quân lao động cao nhất cả nước

Thứ 7, 26/02/2022 | 16:48
Năm 2020, Đồng Nai vươn lên vị trí thứ 2 trong top 10 địa phương có thu nhập bình quân tháng lao động cao nhất, trong khi Hà Nội lại tụt xuống vị trí thứ 3.

Hàng nghìn công nhân nhiễm Covid-19, nhiều công ty thiếu hụt lao động

Thứ 5, 24/02/2022 | 12:28
Sau Tết, khu công nghiệp VSIP Nghệ An chỉ có 7.000 người quay lại làm việc, nhưng có đến 3.255 lao động được ghi nhận dương tính với Covid-19.
Cùng tác giả

Bổ nhiệm ông Nguyễn Tiến Thanh làm Chủ tịch HĐTV, Tổng Giám đốc NXB Giáo dục Việt Nam

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:24
Trước khi nhận nhiệm vụ tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, ông Nguyễn Tiến Thanh đã có hơn 23 năm công tác tại Tạp chí Đời sống và Pháp luật.

Ngành giáo dục hưởng ứng tuần lễ nước sạch và vệ sinh môi trường

Thứ 6, 26/04/2024 | 15:00
Các cơ sở giáo dục thực hiện tuyên truyền, đảm bảo các công trình nước sạch trong nhà trường nhằm bảo vệ sức khoẻ người học.

Học sinh tiểu học được gắn mã định danh chuẩn bị triển khai học bạ số

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:40
Các giáo viên trên địa bàn Hà Nội đã được tập huấn, trang bị chữ ký số để chuẩn bị cho công tác chuyển đổi số ngành giáo dục.

Hà Nội: Kiểm soát giá dịch vụ du lịch trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Thứ 6, 26/04/2024 | 10:44
Sở Du lịch Hà Nội lưu ý cần đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch, giữ gìn môi trường du lịch Thủ đô trong dịp lễ.

Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra trong ngành giáo dục

Thứ 6, 26/04/2024 | 10:17
Ngoài những kết quả đạt được, Bộ GD&ĐT cho biết vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc trong hoạt động kiểm tra, giám sát.
Cùng chuyên mục

Thay đổi quan trọng về bảo hiểm y tế từ 1/7/2024, ai cũng nên biết

Chủ nhật, 28/04/2024 | 10:35
Việc cải cách tiền lương từ 1/7/2024 kéo theo một số thay đổi về chính sách trong đó có Bảo hiểm y tế (BHYT).

Thời hạn nhượng quyền thu phí sử dụng đường bộ tối đa là 10 năm

Chủ nhật, 28/04/2024 | 07:44
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 44/2024/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (gọi tắt là Nghị định 44).

Các trường hợp khóa và mở khóa căn cước điện tử từ 1/7

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:00
Luật Căn cước được Quốc hội thông qua vào ngày 27/11/2023, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024, trong đó quy định rõ về cấp, quản lý căn cước điện tử.

Hạn chế ô tô dịp 30/4 - 1/5 và cuối tuần để tránh ùn tắc phà ra Cát Bà

Thứ 6, 26/04/2024 | 13:25
Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 và cuối tuần kéo dài đến hết 30/7, các chuyến phà từ bến Đồng Bài ra đảo Cát Bà sẽ tạm dừng chở xe ô tô con, ô tô tải trong khung giờ cao điểm.

Muốn làm trật tự thôn phải qua hội đồng xét tuyển

Thứ 6, 26/04/2024 | 11:33
Bộ Công an đã ban hành Thông tư 14/2024/TT-BCA quy định chi tiết một số điều của Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
     
Nổi bật trong ngày

Lời chia buồn

Thứ 7, 27/04/2024 | 20:14
Ban Biên tập Tạp chí Đời sống và Pháp luật - Tạp chí Điện tử Người Đưa Tin cùng tập thể cán bộ, Phóng viên, Biên tập viên xin gửi lời chia buồn tới bà Nguyễn Diệu Hương Ly – Nhân viên  Ban Trị sự.

Thay đổi quan trọng về bảo hiểm y tế từ 1/7/2024, ai cũng nên biết

Chủ nhật, 28/04/2024 | 10:35
Việc cải cách tiền lương từ 1/7/2024 kéo theo một số thay đổi về chính sách trong đó có Bảo hiểm y tế (BHYT).

Tuyên Quang: Níu chân du khách bằng sắc màu thổ cẩm

Thứ 7, 27/04/2024 | 14:43
Vừa qua, chương trình trưng bày, giới thiệu sản phẩm du lịch, làng nghề đã được tổ chức tại tỉnh Tuyên Quang.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thứ 7, 27/04/2024 | 20:37
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký ban hành Công điện số 41/CĐ-TTg ngày 27/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng.

Các trường hợp khóa và mở khóa căn cước điện tử từ 1/7

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:00
Luật Căn cước được Quốc hội thông qua vào ngày 27/11/2023, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024, trong đó quy định rõ về cấp, quản lý căn cước điện tử.