Thầy cô giáo cần chấp nhận sự thay đổi trong giảng dạy

Thầy cô giáo cần chấp nhận sự thay đổi trong giảng dạy

Thứ 6, 10/09/2021 | 20:08
0
Hội thảo quốc tế Chuyển đổi số và giáo dục đại học "Khi thách thức là cơ hội" đã đưa ra những góc nhìn đa chiều về vấn đề chuyển đổi số trong giáo dục.

Hội thảo này là một sự kiện trong chuỗi hội thảo khoa học liên ngành thường niên mang tên Diderot (Diderot Advanced Academic Seminars) do Viện Quốc tế Pháp ngữ khởi xướng và được Đại học Quốc gia Hà Nội bảo trợ.

Chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục là gì ?

Bà Nguyễn Thị Mỹ Lộc, nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Giáo dục – ĐHQGHN, đã đưa ra khái niệm về vấn đề chuyển đổi số trong giáo dục: “Trong lĩnh vực giáo dục đào tạo (GDĐT), chuyển đổi số sẽ hỗ trợ đổi mới GDĐT theo hướng giảm thuyết giảng, truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực người học, tăng khả năng tự học, tạo cơ hội học tập mọi lúc, mọi nơi, cá nhân hóa việc học, góp phần tạo ra xã hội học tập và học tập suốt đời.

Chuyển đổi số trong GDĐT tập trung vào 2 nội dung chủ đạo là chuyển đổi số trong quản lý giáo dục và chuyển đổi số trong dạy, học, kiểm tra, đánh giá, nghiên cứu khoa học”.

Ở đây, chuyên gia nhấn mạnh cách hiểu chuyển đổi số trong GDĐT cần mở rộng hơn về cách nhìn, không chỉ dừng lại với việc học và dạy online. Quan trọng hơn là vấn đề quản lý giáo dục cũng cần phải chuyển đổi số.

Giáo dục - Thầy cô giáo cần chấp nhận sự thay đổi trong giảng dạy

Hội thảo với sự tham gia của nhiều chuyên gia.

Tại sao các trường đại học phải chuyển đổi số ?

GS.Lê Anh Vinh, Phó viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, đã chia sẽ những động lực chủ yếu của quá trình chuyển đổi số trong giáo dục đại học.

Chuyên gia cho rằng dịch Covid-19 đã làm quá trình chuyển đổi số trong 2 năm nhanh chóng hơn cả 10 năm. Nó tạo động lực bên trong cho những người làm giáo dục. Tuy nhiên, ông Vinh cũng nhấn mạnh đây là cơ hội chuyển đổi số cho ngành giáo dục nhưng cần phải tiếp tục tiếp diễn quá trình này và phát triển nó về mặt lâu dài. Các trường cần xây dựng các mục tiêu và thực hiện những mục tiêu ưu tiên

Về nguyên nhân tại sao phải chuyển đổi số, ông Vinh cho biết: “Hiện nay, tính cạnh tranh giữa các trường đại học cả trong nước và ngoài nước rất lớn, nếu các trường không thay đổi, phát triển theo xu thế nó sẽ làm các trường không có năng lực cạnh tranh. Ngoài ra, việc chuyển đổi số làm tối ưu hóa nguồn lực về tài chính và con người, giúp cả người dạy và người học phát triển hết khả năng của mình nhưng lại không mất quá nhiều chi phí cho việc dạy và học”.

Giáo dục - Thầy cô giáo cần chấp nhận sự thay đổi trong giảng dạy (Hình 2).

GS.Lê Anh Vinh chia sẻ quan điểm về chuyển đổi số trong giáo dục

Một động lực chuyển đổi số tiếp theo mà ông Vinh chia sẻ đó là không thể phủ nhận học bằng các hình thức chuyển đổi số, đặc biệt ở bậc đại học tạo trải nghiệm mới cho người học, tăng tính hấp dẫn, cách thức tiếp cận kiến thức, tạo sự chủ động trong nghiên cứu.

Động lực cuối cùng mà hiện nay ở Việt Nam còn thiếu, đó là văn hóa đưa ra quyết định dựa trên cơ sở dữ liệu. Giáo sư cho biết: “Việc đánh giá chất lượng bài giảng, phản hồi của sinh viên, nhu cầu lao động, nhu cầu thị trường lao động, là những dữ liệu cần thiết cần được số hóa thành hệ thống, các nhà lãnh đạo cần dựa vào những số liệu này để đưa ra những quyết định phù hợp”.

GS.Lê Anh Vinh cũng đưa ra những giải pháp cho các trường đại học để từng bước chuyển đổi số, theo chuyên gia: “Ở cấp độ 1, cần số hóa tài liệu giảng dạy, sách tham khảo giáo trình. Điều này hầu hết các trường đại học đã thực hiện được. Cấp độ 2, tự động hóa các quy trình quản lý, đào tạo. Ở cấp độ 3, chuyển đổi số đồng bộ, cần kích hoạt hệ thống quản lý số, số hóa hệ thống nghiên cứu, giảng dạy, quản lý”.

GS.Lê Anh Vinh cũng bày tỏ: “Cản trở lớn nhất đối với chuyển đổi số giáo dục là chúng ta có sẵn sàng đón nhận sự thay đổi hay không. Các thầy cô và học sinh cần chấp nhận sự thay đổi, loại bỏ những cái lạc hậu, học tập những cái mới”. Ở đây, chuyên gia còn nhấn mạnh thêm trong giai đoạn hiện nay, không còn việc trò đợi thầy, mà chính học sinh là người chủ động thay đổi, tiếp cận với những công nghệ mới.

Giáo dục - Thầy cô giáo cần chấp nhận sự thay đổi trong giảng dạy (Hình 3).

Cần có sự tương tác giữa người dạy và học trong khi dạy trực tuyến

Giải pháp đảm bảo chất lượng giáo dục chuyển đổi số

Phó Giáo sư Ngô Minh Thủy, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và phát triển Văn hóa, Ngôn ngữ và Giáo dục - CLEF khẳng định tính tất yếu của chuyển đổi trong giáo dục, nhưng nhấn mạnh yêu cầu phải có những chính sách phù hợp để đảm bảo chất lượng giáo dục và sự bình đẳng trong tiếp cận giáo dục. Vị chuyên gia cũng đã đưa ra một số giải pháp nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục trong quá trình chuyển đổi số.

Chuyên gia Nguyễn Minh Thủy chia sẻ cần: “Thực hiện lộ trình chuyển đổi số một cách đồng bộ trong giáo dục, đặc biệt về công tác quản trị, quản lý dữ liệu liên quan đến ngành giáo dục (học liệu, dữ liệu giáo viên, dữ liệu người học,…). Xây dựng chính sách, kế hoạch đồng bộ về hoạt động dạy-học trực tuyến”.

Chuyên gia cho rằng cần xây dựng hệ thống các chính sách như: “Chính sách đảm bảo về thiết bị học cho học sinh học online, chính sách quản lý và hỗ trợ các hoạt động giáo dục trực tuyến một cách phù hợp. Có chính sách phù hợp về số hóa học liệu, quản lý và bảo vệ học liệu online; có chế tài nghiêm khắc đối với việc vi phạm bản quyền”.

Đặc biệt, về vấn đề dạy và học cần có quy trình, hướng dẫn rõ ràng về việc học trực tuyến sao cho đảm bảo duy trì được sự tương tác giữa người dạy và người học. Giáo viên cần được tập huấn về kỹ năng, phương pháp dạy học online, không chỉ về mặt chuyên môn, mà còn là kỹ năng quản lý lớp học.

Trong buổi thảo luận, các chuyên gia đã đặt vấn đề tại sao không phổ biến những chương trình học bằng hình thức trực tuyến, công nhận những chứng chỉ được cấp từ những chương trình này.

Trả lời cho câu hỏi trên, nhiều chuyên gia cho rằng thực tế hiên nay các chương trình đào tạo bằng hình thức trực tuyến chưa thật sự đảm bảo chất lượng như đào tạo trực tiếp. Cần có sự chủ động, nỗ lực từ phía người học mới có thể có chất lượng tốt nhất.

Hồng Bích

Hà Nội tiêm Vero Cell: "Có vắc-xin là điều hạnh phúc vào lúc này"

Thứ 6, 10/09/2021 | 12:48
Sáng 9/9, nhiều người dân tại Hà Nội đã bắt đầu được tiêm vắc-xin Vero Cell của Sinopharm.

Không cần đo huyết áp tất cả mọi người khi tiêm vắc-xin Covid-19

Thứ 6, 10/09/2021 | 18:28
Ngày 10/9 bộ Y tế ban hành Quyết định 4355 hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19, thay thế Quyết định 3802 ngày 10/8.

TP. HCM: Đẩy nhanh tiêm chủng để sớm triển khai kế hoạch “thẻ xanh vắc-xin"

Thứ 5, 09/09/2021 | 14:40
Để đạt được lộ trình tiêm chủng như đã đề ra, từ 1–15/9, TP. HCM cần khoảng 2.713.843 liều vắc-xin để tổ chức tiêm mũi 1 và mũi 2 cho người từ đủ 18 tuổi.
Cùng tác giả

Phát triển nguồn nhân lực “đi đường dài” với nền kinh tế xanh

Thứ 2, 29/04/2024 | 17:00
Quá trình chuyển đổi xanh sẽ có nhiều gian nan, khó khăn và để giải quyết các bài toán đặt ra, rất cần vai trò của đào tạo nhân lực chất lượng cao.

Bổ nhiệm ông Nguyễn Tiến Thanh làm Chủ tịch HĐTV, Tổng Giám đốc NXB Giáo dục Việt Nam

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:24
Trước khi nhận nhiệm vụ tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, ông Nguyễn Tiến Thanh đã có hơn 23 năm công tác tại Tạp chí Đời sống và Pháp luật.

Ngành giáo dục hưởng ứng tuần lễ nước sạch và vệ sinh môi trường

Thứ 6, 26/04/2024 | 15:00
Các cơ sở giáo dục thực hiện tuyên truyền, đảm bảo các công trình nước sạch trong nhà trường nhằm bảo vệ sức khoẻ người học.

Học sinh tiểu học được gắn mã định danh chuẩn bị triển khai học bạ số

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:40
Các giáo viên trên địa bàn Hà Nội đã được tập huấn, trang bị chữ ký số để chuẩn bị cho công tác chuyển đổi số ngành giáo dục.

Hà Nội: Kiểm soát giá dịch vụ du lịch trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Thứ 6, 26/04/2024 | 10:44
Sở Du lịch Hà Nội lưu ý cần đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch, giữ gìn môi trường du lịch Thủ đô trong dịp lễ.
Cùng chuyên mục

Những lưu ý đặc biệt trong xét tuyển sớm đại học 2024

Thứ 3, 30/04/2024 | 12:30
Năm 2024, nhiều thí sinh vẫn ưu tiên chọn phương thức xét tuyển sớm bằng học bạ THPT để chắc suất vào đại học.

Phát triển nguồn nhân lực “đi đường dài” với nền kinh tế xanh

Thứ 2, 29/04/2024 | 17:00
Quá trình chuyển đổi xanh sẽ có nhiều gian nan, khó khăn và để giải quyết các bài toán đặt ra, rất cần vai trò của đào tạo nhân lực chất lượng cao.

Vì sao gần 7.000 thí sinh thi đánh giá tư duy phải dự thi lại?

Thứ 2, 29/04/2024 | 10:48
Gặp sự cố, ban chỉ đạo thi đánh giá tư duy của ĐH Bách khoa đã lùi thời gian thi 60 phút để kiểm tra hệ thống và sau đó mở lại.

Cổng thông tin tuyển sinh lớp 10 có nhiều tính năng hỗ trợ lựa chọn

Chủ nhật, 28/04/2024 | 18:15
Cổng thông tin tuyển sinh vừa thành lập, sẽ giúp phụ huynh, học sinh chỉ cần ngồi ở nhà vào trang web tìm kiếm thông tin về trường sẽ đăng ký học.

10/10 học sinh Việt Nam đoạt giải cao tại Olympic Hóa học quốc tế Mendeleev 2024

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:56
Với thành tích này, Việt Nam xếp hạng 3 toàn đoàn, sau đoàn Trung Quốc và Nga. Đây là lần đầu tiên học sinh Việt Nam dự Olympic Hóa học Quốc tế Mendeleev.
     
Nổi bật trong ngày

Dự báo thời tiết ngày 30/4/2024: Tiếp đợt nắng nóng như "đổ lửa"

Thứ 3, 30/04/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (30/4). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Những lưu ý đặc biệt trong xét tuyển sớm đại học 2024

Thứ 3, 30/04/2024 | 12:30
Năm 2024, nhiều thí sinh vẫn ưu tiên chọn phương thức xét tuyển sớm bằng học bạ THPT để chắc suất vào đại học.

Bản tin 29/4: Học sinh Tp.HCM đăng ký nguyện vọng vào lớp 10 từ ngày 3/5

Thứ 2, 29/04/2024 | 06:10
Học sinh Tp.HCM đăng ký nguyện vọng vào lớp 10 từ ngày 3/5; Bé trai 8 tháng suýt tử vong do hóc cuống trái xoài...

Không khí lạnh sắp tràn về, chấm dứt đợt nắng nóng kỷ lục chưa từng có trong 10 năm qua

Thứ 2, 29/04/2024 | 09:01
Dự báo đợt không khí lạnh yếu sắp tràn về vào ngày 1/5 chấm dứt chuỗi ngày nắng như đổ lửa trên cả 3 miền đất nước, trời dịu mát, nền nhiệt hạ liền 8 độ.

Miền Bắc sắp đón không khí lạnh "hiếm gặp", mưa dông kèm sấm động lớn

Thứ 3, 30/04/2024 | 10:19
Dự báo từ đêm nay đợt không khí lạnh yếu sẽ tràn xuống nước ta, gây mưa rào và dông rải rác cho các tỉnh miền Bắc.