Tập đoàn kinh tế lớn lao đao khi

Tập đoàn kinh tế lớn lao đao khi "kéo quân" vào Myanmar

Thứ 7, 06/03/2021 | 19:55
0
Không bàn đến góc độ chính trị, đứng dưới góc nhìn kinh tế, vụ chính biến nổ ra ở Myanmar khiến các công ty nước ngoài đang đầu tư tại quốc gia này chấn động.

Mảnh đất Myanmar có yên bình?

Trong quá khứ, Myanmar từng là một nền kinh tế có "vai vế" ở Đông Nam Á và cũng là nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới.

Thị trường hơn 60 triệu dân, chỉ tự sản xuất được chưa đến 20% sản phẩm, còn hơn 80% hàng hoá phải nhập khẩu; hơn 75% dân số sống bằng nghề nông, Myanmar đang được coi là "mỏ vàng" của châu Á.  

Không bàn đến góc độ chính trị, đứng dưới góc nhìn kinh tế, vụ chính biến nổ ra ở Myanmar khiến các công ty nước ngoài đang đầu tư tại quốc gia này chấn động.

Chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp của Myanmar là 25%, hàng hóa đưa vào Myanmar chịu thuế nhập khẩu 5%. Myanmar không áp dụng thuế VAT nhưng đánh thuế thương mại đối với hàng nhập khẩu với mức 10%.

Việc đầu tư nhà máy sản xuất tại Myanmar, tuy được kêu gọi và khuyến khích (được miễn thuế 5 năm hoạt động đầu tiên), nhưng sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng hạ tầng gặp khó khăn do giá nguyên vật liệu xây dựng cao, nhân công có tay nghề hầu như không có.

Điều mà các doanh nghiệp xuất khẩu cần biết là hiện các doanh nghiệp Myanmar không phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động. Nhờ chính sách này, giá thành sản phẩm sản xuất tại Myanmar được hạ đáng kể.

Tuy nhiên, các nhà đầu tư vào Myanmar phải cẩn trọng khi bước chân vào thị trường đầy bất ổn định này.

Đầu tư - Tập đoàn kinh tế lớn lao đao khi 'kéo quân' vào Myanmar

Các nhà đầu tư nước ngoài đã nhanh chóng tăng đầu tư vào Myanmar.

Các doanh nghiệp nhanh chân nhưng chớ vội

Năm 2013, 3 tập đoàn hàng đầu của Nhật Bản là Mitsubishi Corp, Marubeni Corp và Sumitomo Corp và Myanmar ký thỏa thuận thành lập một liên doanh nhằm phát triển tổ hợp công nghiệp ở ngoại ô thành phố Yangon.

Theo thỏa thuận này, 3 tập đoàn sẽ đóng góp 49 triệu USD vào 1 liên doanh có tổng vốn 100 triệu USD do Chính phủ Myanmar và các doanh nghiệp nước này là cổ đông chính.

Năm 2015, nhiều công ty nước ngoài đã tăng tốc đầu tư vào Myanmar. Theo thống kê chính thức, số vốn đầu tư từ Nhật Bản được Myanmar phê duyệt từ tháng 9/2019 đến tháng 9/2020 đạt 768 triệu USD.

Sau khi vụ chính biến nổ ra, các doanh nghiệp nước ngoài vội vã thu thập thông tin và xác nhận sự an toàn của nhân viên địa phương và quốc tế ở Myanmar. Mối lo ngại thực sự đối với nền kinh tế Myanmar được cho là không đến từ Mỹ và phương Tây, bởi phần lớn đầu tư nước ngoài ở Myanmar đến từ các quốc gia châu Á.

Nhiều công ty doanh nghiệp nước ngoài yêu cầu người lao động của họ ở nguyên trong nhà và không được ra ngoài khi bắt buộc.

Năm 2014, Toyota bước chân vào thị trường Myanmar trực tiếp bán xe. Tại thị trường Myanmar, tình hình kinh doanh Toyota khá tốt. Tính đến giữa năm 2019, khoảng 18.000 xe Toyota đã được bán tại Myanmar, gấp 2,1 lần so với số lượng bán ra trong năm 2017 bao gồm Hilux, Hiace Commuter và xe van, Avanza, Innova, Camry, Corolla, Vios, Fortuner, Land Cruiser 200 và Rush. Tất cả đều là xe nhập khẩu nguyên chiếc.

Doanh số bán hàng nội địa tăng nhanh đã thúc đẩy quyết định lắp ráp xe bán tải Hilux trong nước.

Đầu tư - Tập đoàn kinh tế lớn lao đao khi 'kéo quân' vào Myanmar (Hình 2).

Xưởng Toyota tại đặc khu kinh tế Thilawa.

Nhà máy mới của Toyota tại Myanmar tọa lạc tại đặc khu kinh tế Thilawa ở phía Nam Yangon, có kinh phí đầu tư 52 triệu USD.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đảo chính, Toyota đã quyết định trì hoãn việc đưa vào hoạt động nhà máy mới ở Myanmar do những bất ổn chính trị ngày càng gia tăng ở nước này.

Một cái khó nữa đối với Toyota, trong trường hợp Toyota tiến hành mở nhà máy ở thời điểm mọi người phản đối đảo chính, điều ấy được coi như ủng hộ chính phủ quân sự. Khi ấy Toyota càng lo ngại hơn khi phải đối mặt với những chỉ trích đưa nhà máy vào hoạt động ở thời điểm này, vì điều đó có nghĩa là công ty phải kiếm được doanh thu và nộp thuế cho chính phủ hiện đang bị quân đội kiểm soát. Sự việc sẽ thu hút phản ứng dữ dội, không chỉ từ công chúng mà còn từ các nhóm nhân quyền và các nhà đầu tư.

Trước tình huống ấy buộc Toyota phải có phương án dừng lại việc ra mắt nhà máy mới.

Một "dân chơi" khác cũng bước chân vào thị trường Myanmar là Suzuki Motor, Mitsubishi.

Đầu tư - Tập đoàn kinh tế lớn lao đao khi 'kéo quân' vào Myanmar (Hình 3).

Khu kinh tế đặc biệt Thilawa có tổng diện tích 2.400ha. 

Mitsubishi là công ty công bố hợp đồng sản xuất xe lửa với doanh nghiệp quốc doanh Myanma Railways, tham gia vào hoạt động của Sân bay Mandalay và dự án phát triển đô thị Trung tâm Yoma.

Tại thời điểm căng thẳng, 2 doanh nghiệp này nhắc nhở nhân viên tại Myanmar ở nhà và đặt an toàn lên hàng đầu đồng thời xem xét những tác động chính trị đối với hoạt động kinh doanh, họ cũng không bình luận nhiều về sự kiện này bởi họ cho rằng sẽ có rủi ro nếu những lời nhận định được đưa ra.

Theo Ngân hàng Thế giới, Singapore là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Myanmar năm 2020, chiếm 34% tổng vốn đầu tư được phê duyệt. Yoma Strategic Holdings, doanh nghiệp đầu tư trên các lĩnh vực bất động sản, thực phẩm và đồ uống, ô tô và dịch vụ tài chính tại Myanmar, đã tạm dừng giao dịch ở Singapore - nơi công ty được niêm yết. 

Một mối lo ngại khác là phương Tây và các quốc gia khác có thể tái áp đặt những biện pháp trừng phạt kinh tế. Ở chế độ quân sự trước đây, Mỹ hạn chế các doanh nghiệp nước này đầu tư vào Myanmar hay làm ăn cùng những doanh nghiệp nước ngoài giao dịch với các công ty Myanmar có quan hệ chặt chẽ với quân đội.

Vào 1/2/2021, tân tổng thống Mỹ Joe Biden cảnh báo tái áp đặt lệnh cấm vận Myanmar, biện pháp đã được Washington dỡ bỏ gần 10 năm trước. 

Tổng thống Biden kêu gọi cộng đồng quốc tế cùng phối hợp gây sức ép, buộc quân đội Myanmar từ bỏ quyền lực họ chiếm được và trả tự do cho các quan chức, nhà hoạt động. 

Trước tình hình căng thẳng, Liên đoàn Công nghiệp Thái Lan đang theo dõi xem liệu phương Tây có thể gây áp lực lên quân đội Myanmar bằng các lệnh trừng phạt có tác động tiêu cực đến đầu tư của Thái Lan vào Myanmar hay không.

Nguyên Anh (Nguồn Reuters/EDP/Entrepreneur)

Cuộc "hôn phối" có tính toán khiến thương hiệu Big C "mất tích"

Thứ 4, 03/03/2021 | 16:59
22 năm thân quen, Big C dần "biến mất" ở Việt Nam, bộ mặt mới, dáng vẻ mới liệu có đem lại thành công mới hay không?

Bầu Thụy bất ngờ giàu hơn cả vợ tỷ phú Phạm Nhật Vượng

Thứ 5, 04/03/2021 | 08:30
Lợi nhuận Thaiholding năm 2020 tăng 24 lần, cổ phiếu tăng phi mã gấp 58 lần, không có gì khó hiểu khi bầu Thuỵ bây giờ giàu hơn cả bà chủ của tập đoàn VinGroup.

Đầu tư tiền ảo trên sàn Forex: Lao như "thiêu thân" và chiêu trò biến tướng

Thứ 4, 03/03/2021 | 10:39
Sử dụng tiền ảo để làm phương tiện thanh toán là vi phạm pháp luật.
Cùng tác giả

Thương nhớ Cô My!

Thứ 6, 13/03/2020 | 13:00
Cô My “sập giường” đã tỉnh chưa, nổi tiếng kiểu này hình như không ổn lắm.

Đẹp-Độc-Lạ: Sợi dây chuyền nghìn tỷ "hồi sinh" từ trong đống rác

Thứ 7, 15/02/2020 | 13:00
Cho đến nay, câu chuyện tìm thấy viên kim cương nghìn tỷ trong sợ dây chuyền đắt nhất thế giới L'Incomparable vẫn chứa đựng nhiều bí ẩn.

Tết, khi chúng ta đi tìm căn cước của đời mình

Thứ 3, 21/01/2020 | 07:15
Dù 8km hay 8000km, dù gần hay xa, nhưng chỉ cần thấy hương vị Tết, những đứa con ở khắp mọi miền đều giũ bỏ bụi đường quay về với nơi được gọi là nhà.

Vòng chung kết U23: Đừng biến kì vọng thành thứ tình cảm cực đoan

Thứ 6, 10/01/2020 | 07:30
Hào quang không dễ đến, chiến thắng khó tìm, là người hâm mộ đừng biến kì vọng thành thứ tình cảm cực đoan mang tên áp lực làm chùn chân các cầu thủ trẻ.

Nghệ sĩ dùng chất gây nghiện: Xúc tác thăng hoa hay thiếu nền tảng giáo dục?

Thứ 5, 02/01/2020 | 09:17
Chất kích thích liệu có phải là đôi cánh để giúp nghệ sĩ thăng hoa hơn trong nghệ thuật?
Cùng chuyên mục

Hệ thống vận tải thuận lợi thúc đẩy xuất khẩu cá ngừ Việt Nam sang Nga

Thứ 6, 17/05/2024 | 10:26
3 tháng đầu năm 2024, giá trị xuất khẩu cá ngừ sang Nga đạt gần 10 triệu USD, tăng 65% so với cùng kỳ; là thị trường nhập khẩu cá ngừ đơn lẻ lớn thứ 4 của Việt Nam.

Lý do “bùng nổ” cửa hàng tiện lợi ở Việt Nam và bài toán thị phần

Thứ 6, 17/05/2024 | 08:00
Mô hình cửa hàng tiện lợi lên ngôi vừa tạo điều kiện cho doanh nghiệp tăng độ phủ nhưng cũng khiến các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam chật vật giữ thị phần.

Top 10 tỉnh thành dẫn đầu cả nước về kim ngạch xuất khẩu

Thứ 5, 16/05/2024 | 15:56
Báo cáo nêu rõ, năm 2023 là năm khó khăn đối với kinh tế Việt Nam trước tác động từ cả bên trong và bên ngoài.

Biến cơ hội thành tiềm năng nhờ hợp tác quốc tế trong nông nghiệp

Thứ 2, 13/05/2024 | 18:46
Bộ trưởng Lê Minh Hoan khẳng định, Việt Nam cần sự tư vấn kỹ thuật, trao đổi kinh nghiệm từ các đối tác đi trước để phát triển xanh, bền vững ngành nông nghiệp.

Xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc liên tục sụt giảm

Thứ 2, 13/05/2024 | 10:03
Theo VASEP, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Trung Quốc liên tục ghi nhận sụt giảm từ tháng 2 do ảnh hưởng của lạm phát và cạnh tranh nguồn cung.
     
Nổi bật trong ngày

Hệ thống vận tải thuận lợi thúc đẩy xuất khẩu cá ngừ Việt Nam sang Nga

Thứ 6, 17/05/2024 | 10:26
3 tháng đầu năm 2024, giá trị xuất khẩu cá ngừ sang Nga đạt gần 10 triệu USD, tăng 65% so với cùng kỳ; là thị trường nhập khẩu cá ngừ đơn lẻ lớn thứ 4 của Việt Nam.

Nhật Bản vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của than Việt Nam

Thứ 6, 17/05/2024 | 06:00
Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn nhất của than Việt Nam trong 4 tháng đầu năm, đạt 53.404 tấn, tương đương 12,43 triệu USD.

Lý do “bùng nổ” cửa hàng tiện lợi ở Việt Nam và bài toán thị phần

Thứ 6, 17/05/2024 | 08:00
Mô hình cửa hàng tiện lợi lên ngôi vừa tạo điều kiện cho doanh nghiệp tăng độ phủ nhưng cũng khiến các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam chật vật giữ thị phần.

Giá vàng 16/5: Vàng tăng mạnh trước giờ đấu thầu

Thứ 5, 16/05/2024 | 09:30
Sáng 16/5, giá vàng miếng SJC bất ngờ tăng mạnh trước phiên đấu thầu lần thứ 7. Theo đó, giá vàng miếng lên trên mốc 90 triệu đồng/lượng.

Hiến kế đưa Cái Mép-Thị Vải thành cảng quốc tế trung chuyển lớn nhất

Thứ 5, 16/05/2024 | 20:00
Cảng quốc tế Cái Mép-Thị Vải là cụm cảng biển nước sâu thuộc thị xã Phú Mỹ (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), đóng vai trò cửa ngõ kết nối giao thương đường thủy quan trọng.