Tạp chí Politico: Quan hệ Pháp - Đức "lạnh giá" và căng thẳng

Thứ 5, 27/10/2022 | 23:35
0
Truyền thông cho rằngquan hệ giữa Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã trở nên "lạnh giá" khi 2 nhà lãnh đạo không xuất hiện chung trước báo chí.

Từ chối một cuộc họp báo chung

Ngày 26/10 (giờ địa phương), Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã có cuộc gặp trực tiếp tại thủ đô Paris (Pháp) nhưng họ lại không tổ chức họp báo chung sau sự kiện. Truyền thông đã nhanh chóng chú ý tới điều này bởi các cuộc họp báo chung là điều thường thấy sau mỗi cuộc họp song phương.

Trước đó, phía Berlin từng nói rằng sẽ có một cuộc họp báo chung được tổ chức nhưng Điện Elysée lại lên tiếng bác bỏ việc này. Tuy nhiên, theo các quan chức 2 bên, buổi làm việc giữa 2 nhà lãnh đạo Pháp - Đức đã thành công. Trong đó, một cố vấn của Tổng thống Macron chia sẻ: "Cuộc gặp rất mang tính xây dựng và tính chiến lược. Chúng tôi đều đặt trọng tâm vào vấn đề năng lượng và hôm nay, chúng tôi đã có thể nâng tầm cuộc đối thoại và thảo luận về những gì chúng tôi muốn làm trong 5,10 năm nữa".

Một quan chức bên phái đoàn Đức cũng khẳng định, cuộc họp "thành công tuyệt đối". Thủ tướng Scholz đã đi cùng một đoàn báo chí đầy đủ đến Paris và sau đó khởi hành tới Athens (Hy Lạp) trong một chuyến thăm cấp nhà nước khác. Tuy nhiên, việc Pháp từ chối một cuộc họp báo chung được cho là một câu chuyện khác về quan hệ giữa 2 nhà lãnh đạo hàng đầu châu Âu.

Hồi đáp trực tiếp bài đăng của Thủ tướng Scholz, Tổng thống Macron bày tỏ cảm ơn chuyến thăm của nhà lãnh đạo Đức, nhấn mạnh Pháp và Đức sẽ cùng hướng về phía trước và giải quyết những thách thức về chủ quyền của châu Âu.

Thế giới - Tạp chí Politico: Quan hệ Pháp - Đức 'lạnh giá' và căng thẳng

Quan hệ giữa Tổng thống Pháp và Thủ tướng Đức được cho là đang "lạnh giá". Ảnh: Politico 

Chuyến thăm của nhà lãnh đạo Đức tới Paris được thực hiện trong bối cảnh hai bên đang có những bất đồng và chưa thể tìm được tiếng nói chung trong một số vấn đề, điều đã khiến hai bên vừa phải tạm hoãn cuộc tham vấn hội đồng bộ trưởng song phương.

Truyền thông Đức dẫn các nguồn từ Chính phủ Pháp cho biết, trong cuộc gặp kéo dài hơn so với dự kiến, Tổng thống Macron và Thủ tướng Scholz đã thảo luận về những "vấn đề khó" hiện nay và cuộc gặp là dấu hiệu sinh động về tình hữu nghị giữa hai nước.

Theo các nguồn thạo tin từ Chính phủ Đức, Tổng thống Macron hoan nghênh việc hai quốc gia quan trọng nhất EU đã xích lại gần nhau hơn trong 5 năm qua. Pháp đã tiến hành những cải cách cần thiết trong khi Đức hướng tới một tầm nhìn địa chính trị hơn.

Hai nhà lãnh đạo Đức và Pháp cũng đã trao đổi về chuyến công du Trung Quốc sắp tới của Thủ tướng Scholz và chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Macron, nhất trí phối hợp chặt chẽ giữa hai bên. Ngoài ra, hai bên cũng đã đạt được đồng thuận trong một số vấn đề, song không rõ nội dung chi tiết.

Theo truyền thông Đức, giữa Đức và Pháp đang tồn tại một số bất đồng về vấn đề năng lượng và các dự án vũ khí. Chương trình cứu trợ trị giá 200 tỷ euro của Đức nhằm giảm chi phí năng lượng cao đã vấp phải sự hoài nghi ở một số nước EU, cảnh báo việc hỗ trợ cho các công ty nội địa như vậy sẽ gây tác động xấu tới tính cạnh tranh của các doanh nghiệp châu Âu.

Tổng thống Macron thậm chí cảnh báo Đức đang tự cô lập với các biện pháp của riêng mình. Trong lĩnh vực quốc phòng, Đức ủng hộ xây dựng một hệ thống phòng không châu Âu trong khi Pháp đứng ngoài cuộc.

Chiến thuật chính trị

Theo Politico, việc từ chối một cuộc họp báo chung có thể ngầm hiểu là một chiến thuật chính trị thường để đưa ra lời quở trách. Trước đó, nhà lãnh đạo Đức từng sử dụng chiến thuật này với người đồng cấp Hungary Viktor Orbán khi ông đến thăm Berlin.

Bà Sandra Weeser từ Đảng Dân chủ Tự do của Đức, người tham gia Hội đồng Nghị viện Pháp-Đức, nhận xét: "Cho đến nay vẫn còn thiếu sự liên lạc và trao đổi giữa các nhóm chính phủ mới tương ứng của ông Scholz và ông Macron. Vì vậy, chúng ta chắc chắn đang ở giai đoạn đầu của các mối quan hệ chính trị giữa các cá nhân mới, trong đó niềm tin phải được xây dựng trước tiên".

Được biết, việc không cùng nhau xuất hiện trong họp báo chung chỉ là một trong những vấn đề mới nhất cho thấy mối quan hệ "lạnh giá" giữa 2 quốc gia trụ cột của Liên minh châu Âu (EU). Trước đó, Đức và Pháp đã gặp bất đồng trong cách giải quyết cuộc khủng hoảng năng lượng hay cách châu Âu vượt qua những khó khăn về quốc phòng.

Tuần trước, những căng thẳng này được thể hiện rõ hơn khi cuộc họp Nội các Pháp-Đức dự kiến diễn ra tại thị trấn Fontainebleau (Pháp) bị tạm hoãn tới tháng 1 do có những khác biệt lớn về văn bản của một tuyên bố chung. Sự bất đồng cũng được trông thấy tại Hội nghị thượng đỉnh EU, tổ chức ở Brussels (Bỉ) vào tuần trước.

Theo Politico, cuộc xung đột Ukraine, lạm phát tăng cao và cuộc khủng hoảng năng lượng đã đẩy các nước đồng minh châu Âu vào sự căng thẳng. Pháp-Đức trước đây từng là một liên minh quan trọng của khối thì giờ cũng xuất hiện "những mâu thuẫn, bất hòa".

Trong đó, các quan chức Pháp phàn nàn rằng Đức đã không đối xử với họ như một đồng minh thân thiết. Cụ thể, Pháp nói rằng họ không được thông báo trước về gói giảm giá năng lượng trị giá 200 tỷ euro của Đức và họ khẳng định Berlin biết về sự thất vọng của họ.

Chantal Kopf, một nhà lập pháp từ đảng Xanh thuộc liên minh cầm quyền của Đức, đồng thời là thành viên hội đồng quản trị của Quốc hội Pháp-Đức, chia sẻ: "Trong cuộc nói chuyện của tôi với các nghị sĩ Pháp, có thể thấy rõ rằng người dân ở Paris muốn có sự phối hợp chặt chẽ hơn với Đức. Cho đến nay, sự hợp tác này luôn vận động tốt trong thời gian khủng hoảng, ví dụ như quỹ phục hồi trong đại dịch Covid-19 và bây giờ người Pháp cũng muốn phối hợp để đưa ra các biện pháp ứng phó với cuộc khủng hoảng năng lượng hiện tại".

Minh Hạnh (T/h)

Tag: Đức Pháp

Những ngành “khát” lao động dịp cuối năm và giải pháp

Thứ 5, 27/10/2022 | 21:16
Những tháng cuối năm, ngoài nhóm ngành sản xuất, thì nhóm thương mại, dịch vụ, du lịch, công nghệ thông tin… cũng sẽ có nhu cầu tuyển dụng rất lớn.

Ukraine muốn EU hỗ trợ 2 tỷ USD mỗi tháng, Đức được kì vọng gánh vác 500 triệu USD

Thứ 4, 26/10/2022 | 20:08
Ukraine mong muốn Liên minh châu Âu (EU) hỗ trợ hàng tỉ USD mỗi tháng, một trợ lý của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenksy nói.
Cùng tác giả

Việt Nam là đối tác chiến lược tin cậy và có trách nhiệm của UNESCO

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:51
Ngày 25/4, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp bà Simona-Mirela Miculescu, Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO.

Tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược giữa Việt Nam và Indonesia

Thứ 4, 24/04/2024 | 22:19
Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi khẳng định Indonesia luôn coi trọng và mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược với Việt Nam.

Tăng cường hợp tác, phối hợp giữa Việt Nam và Ban Thư ký ASEAN

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:35
Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn cho biết, sáng kiến AFF của Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận được sự ủng hộ và đánh giá cao của các nước ASEAN và đối tác. Tổng Thư ký khẳng định tiếp tục ủng hộ Việt Nam tổ chức AFF trong những năm tiếp theo.

Việt Nam-Lào cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế trong thời gian tới

Thứ 3, 23/04/2024 | 14:27
Để nâng cao hiệu quả hợp tác, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào nhất trí cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế, nhất là về thể chế, tài chính, hạ tầng, năng lượng, viễn thông, du lịch.

Thúc đẩy vai trò trung tâm của ASEAN, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân

Thứ 2, 22/04/2024 | 11:23
Ngày 23/4 tới, tại Hà Nội, Việt Nam lần đầu tiên đăng cai tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024. Trước thềm sự kiện, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã trả lời phỏng vấn báo chí về các nội dung liên quan.
Cùng chuyên mục

Không thể ngăn bước tiến của Nga, Ukraine mất tuyến phòng thủ phía tây Avdeevka

Thứ 7, 04/05/2024 | 14:00
Xung đột Nga - Ukraine chưa có hồi kết. Thời tiết ấm áp và khô ráo sắp tới dự kiến sẽ khiến căng thẳng leo thang.

Mỹ lên kế hoạch nhằm rót thêm 50 tỷ USD cho Ukraine trước thềm bầu cử

Thứ 7, 04/05/2024 | 11:05
Đây là nỗ lực mới nhất của Mỹ nhằm bảo vệ sự hỗ trợ của đồng minh dành cho Ukraine khỏi những thay đổi chính trị ở cả đôi bờ Đại Tây Dương.

Thời điểm bước ngoặt của Nga hé lộ, khí tài Mỹ liệu có thể giúp Ukraine?

Thứ 7, 04/05/2024 | 10:00
Ukraine vẫn đối mặt với “thiếu hụt trầm trọng” hầu hết mọi thứ. Điều này khiến lực lượng Kiev gặp khó trong việc phản ứng trước các hoạt động của Nga.

Hải quân Mỹ được trang bị tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia mới nhất

Thứ 7, 04/05/2024 | 06:00
Các tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia nói chung có thể được trang bị tên lửa hành trình Tomahawk, tên lửa chống hạm Harpoon và ngư lôi tùy theo cấu hình và yêu cầu.

Hungary sẽ tăng chi tiêu quốc phòng nếu xung đột Ukraine kéo sang năm sau

Thứ 6, 03/05/2024 | 16:02
Hungary, mặc dù phản đối mạnh mẽ sự hỗ trợ tài chính-quân sự của phương Tây cho Ukraine vì lo ngại xung đột lan khắp Châu âu, cũng đã tăng mạnh chi tiêu quốc phòng.
     
Nổi bật trong ngày

Tình hình Ukraine: Nga vừa tiến vừa giành thêm lợi ích chiến thuật

Thứ 6, 03/05/2024 | 14:45
Các thông số hiện có cho thấy Nga đang tăng cường tập trung quân một cách bất thường ở vùng Donetsk.

Mỹ lên kế hoạch nhằm rót thêm 50 tỷ USD cho Ukraine trước thềm bầu cử

Thứ 7, 04/05/2024 | 11:05
Đây là nỗ lực mới nhất của Mỹ nhằm bảo vệ sự hỗ trợ của đồng minh dành cho Ukraine khỏi những thay đổi chính trị ở cả đôi bờ Đại Tây Dương.

Tên lửa LMUR Nga mạnh mẽ cỡ nào khi phá hủy các mục tiêu của Ukraine?

Thứ 6, 03/05/2024 | 09:55
LMUR được trang bị cho trực thăng Mi-28NM, Mi-8MNP-2 và Ka-52M. Tại khu vực diễn ra chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, LMUR hoạt động vô cùng hiệu quả.

Hải quân Mỹ được trang bị tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia mới nhất

Thứ 7, 04/05/2024 | 06:00
Các tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia nói chung có thể được trang bị tên lửa hành trình Tomahawk, tên lửa chống hạm Harpoon và ngư lôi tùy theo cấu hình và yêu cầu.

Mất thị trường khí đốt châu Âu, Gazprom Nga lần đầu báo lỗ đậm

Thứ 6, 03/05/2024 | 11:01
Cổ đông chính của Gazprom – Chính phủ Nga – phải đối mặt với căng thẳng tài chính trong bối cảnh chi tiêu quân sự tăng cao và các lệnh trừng phạt của Mỹ, EU.