Tăng trưởng cao, lạm phát trong tầm kiểm soát

Tăng trưởng cao, lạm phát trong tầm kiểm soát

Thứ 2, 01/10/2018 | 11:05
0
Phát biểu khai mạc phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9/2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhìn nhận, kết quả đạt được tháng 9 và 9 tháng rất toàn diện. GDP 9 tháng tăng 6,98%, là mức tăng cao nhất của 9 tháng kể từ năm 2011.
Chính trị - Tăng trưởng cao, lạm phát trong tầm kiểm soát

Điểm lại tình hình tháng qua, Thủ tướng nhắc đến sự kiện lớn nhất về đối ngoại năm 2018 là Hội nghị WEF-ASEAN tại Hà Nội, được quốc tế đánh giá cao, được xem là hội nghị thành công nhất trong 27 năm WEF tổ chức tại ASEAN và Đông Á.

Sự kiện quan trọng nữa trong tháng 9 là việc ra mắt ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp (hôm qua, 30/9), cơ quan thuộc Chính phủ quản lý vốn tại 19 tập đoàn, tổng công ty lớn với số vốn 1 triệu tỷ đồng, tài sản trị giá 2,3 triệu tỷ đồng. Thủ tướng kỳ vọng, sự ra mắt ủy ban này sẽ giúp hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước hiệu quả hơn, công khai, minh bạch hơn, đóng góp vào sự phát triển đất nước.

Thủ tướng cũng ghi nhận nỗ lực của các cơ quan trong thời gian qua tích cực chuẩn bị các văn kiện, báo cáo trình Hội nghị Trung ương và Quốc hội tại kỳ họp sắp tới.

Về tình hình tháng 9 và 9 tháng qua, Thủ tướng nhìn nhận, kết quả đạt được rất toàn diện. Trên cơ sở đó, chúng ta có 8/12 chỉ tiêu Quốc hội giao năm 2018 sẽ vượt, 4/12 chỉ tiêu đạt.

GDP 9 tháng tăng 6,98%, là mức tăng cao nhất của 9 tháng kể từ năm 2011, trong đó, cả 3 khu vực: Nông nghiệp,công nghiệp và xây dựng, dịch vụ đều tăng cao. Đặc biệt, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 12,65%, là một động lực chính của tăng trưởng.

Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát. Chỉ số CPI bình quân 9 tháng năm 2018 tăng 3,57%. Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 179 tỷ USD, tăng 15,4%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 17,5%, cao hơn khu vực FDI (tăng 14,6%). Có 26 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, trong đó có 5 mặt hàng đạt trên 10 tỷ USD. Xuất siêu đạt 5,39 tỷ USD, là kỷ lục đáng mừng.

Vốn đầu tư toàn xã hội tăng 10,9%. Tổng cầu tăng mạnh. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 11,3%. Trong 9 tháng, cả nước có trên 96.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới.

Việt Nam dẫn đầu thế giới về Chỉ số tinh thần khởi nghiệp, với 92% người được hỏi sẽ cân nhắc khởi nghiệp; 88% sẵn sàng chấp nhận rủi ro thất bại khi khởi nghiệp so trung bình thế giới ở mức 47%.

Các lĩnh vực về văn hoá, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh, đối ngoại đều có chuyển biến tốt.

Tuy nhiên, Thủ tướng cho rằng, cũng cần nhìn rõ hơn các tồn tại, bất cập, khó khăn, yếu kém và “tôi đề nghị các đồng chí bộ trưởng sẽ phát biểu thêm và đưa ra giải pháp cụ thể, nhất là trước tình trạng căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc”.

CPI tháng 9/2018 tăng 0,59% so với tháng trước, chủ yếu do giá dịch vụ giáo dục tăng 5,7% và đặc biệt là giá xăng dầu tăng. Sức ép lạm phát còn rất lớn, cả do nguyên nhân bên trong, bên ngoài, từ tỷ giá, lãi suất, lộ trình thực hiện giá thị trường, tăng lương, lạm phát tâm lý… Đây là vấn đề cần theo dõi chặt chẽ để xử lý kịp thời, bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát đề ra.

Xuất khẩu một số mặt hàng nông sản gặp khó khăn, giá giảm. Tình trạng nông sản nhập khẩu mạo danh sản phẩm trong nước diễn biến phức tạp. Chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 13,8% so với cùng thời điểm năm trước. Doanh nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc.

Thủ tướng cũng lưu ý tình trạng giải ngân vốn đầu tư xây dựng tuy có cải thiện nhưng nhìn chung, còn nhiều bất cập. Một số bộ quan trọng có tỷ lệ giải ngân thấp. Tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, trật tự an toàn xã hội, khiếu kiện đông người ở một số địa bàn diễn biến phức tạp.

Ngoài ra, một số vấn đề khác cần quan tâm như nguy cơ dịch tả lợn châu Phi xâm nhiễm vào Việt Nam, dịch chân tay miệng diễn biến phức tạp…

Thủ tướng đề nghị các bộ trưởng thảo luận, cho ý kiến, nhất là đối với các bất cập, tồn tại của ngành, lĩnh vực mình để có biện pháp xử lý, giải quyết tốt nhất, để thực hiện tốt hơn nữa các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra năm 2018, tạo đà cho năm 2019.

Theo baochinhphu.vn

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với một số lãnh đạo tập đoàn toàn cầu dự WEF ASEAN 2018

Thứ 4, 12/09/2018 | 10:25
Sáng 12/9/2018, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia (Hà Nội), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với một số lãnh đạo tập đoàn hàng đầu thế giới, sang Việt Nam tham dự Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN 2018 (WEF ASEAN 2018).

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì họp Thường trực Chính phủ

Thứ 3, 28/08/2018 | 23:07
Chiều 28/8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ thảo luận một số nội dung về tình hình kinh tế-xã hội, ngân sách Nhà nước và đầu tư công.
Cùng tác giả

Có mặt bằng cho thuê trong phố, làm sao để không ế ẩm?

Thứ 6, 11/02/2022 | 16:32
Theo chuyên gia của Savills, ngoài việc chủ cho thuê cân nhắc giảm giá thuê 20-30% thì còn nên tạo ra những chương trình ưu đãi để hút khách thuê.

Công ty bầu Đức bán tiếp 25,4 triệu cổ phiếu HNG để trả nợ ngân hàng

Thứ 6, 11/02/2022 | 12:03
Bán thành công 48,1 triệu cổ phiếu HNG thu về gần 500 tỷ đồng, Hoàng Anh Gia Lai bán tiếp 25,4 triệu cổ phiếu HNG để trả nợ ngân hàng.

Nhà Thủ Đức bầu Chủ tịch tạm thời thay ông Lê Chí Hiếu

Thứ 6, 11/02/2022 | 11:22
Ông Lữ Minh Sơn, Phó Tổng Giám đốc Nhà Thủ Đức được bầu làm Chủ tịch HĐQT tạm thời cho đến khi công ty tổ chức họp cổ đông thường niên 2022.

Ai đang là chủ nợ lớn nhất của Xây dựng Hòa Bình?

Thứ 5, 10/02/2022 | 16:26
Ngân hàng BIDV đang là chủ nợ lớn nhất của Xây dựng Hòa Bình khi cho vay hơn 2.000 tỷ đồng, chiếm gần 40% nợ vay tài chính của Tập đoàn này.

Dấu hỏi về dòng tiền của Khải Hoàn Land

Thứ 5, 10/02/2022 | 14:20
Doanh thu tăng mạnh, Khải Hoàn Land lãi kỷ lục hơn 400 tỷ đồng trong năm 2021, gấp 4 lần năm 2020 nhưng dòng tiền kinh doanh lại âm gần 2.500 tỷ đồng.
Cùng chuyên mục

Đề xuất quy định mới về đăng ký thường trú, tạm trú

Thứ 2, 06/05/2024 | 22:31
Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Cư trú (thay thế Nghị định 62/2021/NĐ-CP) gồm 4 chương, 19 điều.

Từ 1/1/2025, thành phố, thị xã nào không được phân lô bán nền?

Thứ 2, 06/05/2024 | 20:00
Tới đây, khi Luật Kinh doanh bất động sản 2023 có hiệu lực, sẽ có thêm 81 thành phố, thị xã không được thực hiện phân lô bán nền.

Xe bị phạt nguội nhưng đã sang tên, chủ cũ hay chủ mới phải chịu phạt?

Thứ 2, 06/05/2024 | 15:52
Khi đi đăng kiểm, chủ mới phát hiện xe bị phạt nguội do lỗi của chủ cũ. Trong trường hợp này ai sẽ là người chịu trách nhiệm đóng phạt?

Từ ngày 15/6, xe ô tô mới không còn được miễn phí lập hồ sơ đăng kiểm

Thứ 2, 06/05/2024 | 11:45
Điều 4 Thông tư 11/2024/TT-BGTVT có quy định về mức giá dịch vụ lập hồ sơ phương tiện đối với xe cơ giới được miễn kiểm định lần đầu.

Bấm còi liên tục khi tham gia giao thông bị phạt bao nhiêu tiền?

Thứ 2, 06/05/2024 | 10:45
Nhiều người điều khiển ô tô, xe máy có thói quen bấm còi "vô tội vạ" mà không biết rằng đây là hành vi bị cấm và có thể bị xử phạt khá nặng.
     
Nổi bật trong ngày

Bấm còi liên tục khi tham gia giao thông bị phạt bao nhiêu tiền?

Thứ 2, 06/05/2024 | 10:45
Nhiều người điều khiển ô tô, xe máy có thói quen bấm còi "vô tội vạ" mà không biết rằng đây là hành vi bị cấm và có thể bị xử phạt khá nặng.

Đề xuất quy định mới về đăng ký thường trú, tạm trú

Thứ 2, 06/05/2024 | 22:31
Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Cư trú (thay thế Nghị định 62/2021/NĐ-CP) gồm 4 chương, 19 điều.

Xe bị phạt nguội nhưng đã sang tên, chủ cũ hay chủ mới phải chịu phạt?

Thứ 2, 06/05/2024 | 15:52
Khi đi đăng kiểm, chủ mới phát hiện xe bị phạt nguội do lỗi của chủ cũ. Trong trường hợp này ai sẽ là người chịu trách nhiệm đóng phạt?

Từ 1/1/2025, thành phố, thị xã nào không được phân lô bán nền?

Thứ 2, 06/05/2024 | 20:00
Tới đây, khi Luật Kinh doanh bất động sản 2023 có hiệu lực, sẽ có thêm 81 thành phố, thị xã không được thực hiện phân lô bán nền.

Từ ngày 15/6, xe ô tô mới không còn được miễn phí lập hồ sơ đăng kiểm

Thứ 2, 06/05/2024 | 11:45
Điều 4 Thông tư 11/2024/TT-BGTVT có quy định về mức giá dịch vụ lập hồ sơ phương tiện đối với xe cơ giới được miễn kiểm định lần đầu.