Tại Hội đồng bảo an LHQ, Tổng thống Ukraine “chọc vào tổ ong bắp cày”

Tại Hội đồng bảo an LHQ, Tổng thống Ukraine “chọc vào tổ ong bắp cày”

Thứ 5, 21/09/2023 | 14:05
0
Tổng thống Ukraine Zelensky rời phòng họp ngay sau khi phát biểu xong, nên không có cuộc chạm trán giữa ông và nhà ngoại giao hàng đầu của Tổng thống Nga Putin.

Vào ngày thứ 2 của Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng LHQ lần thứ 78, một lần nữa, phần lớn sự chú ý tập trung vào Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, người đã tham dự một phiên họp căng thẳng tại Hội đồng Bảo an (UNSC) nơi Nga là một thành viên thường trực.

Ukraine hiện không phải là một thành viên của UNSC, nhưng được mời tham dự phiên họp tại cơ quan quyền lực nhất của LHQ về cuộc xung đột dai dẳng ở quốc gia Đông Âu.

Cuối cùng, cuộc chạm trán giữa Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov và Tổng thống Ukraine không thành hiện thực, do ông Zelensky đã rời đi ngay sau khi phát biểu xong và trước khi ông Lavrov đến.

“Chọc vào tổ ong bắp cày”

Trong những bình luận tương đối ngắn gọn tại phiên họp hôm 20/9, ông Zelensky không thu hút chú ý vào thực tế khốc liệt trên chiến trường, mà thay vào đó nhà lãnh đạo Ukraine nhắm vào cơ cấu của UNSC, cơ quan của LHQ được trao quyền để thực hiện những hành động cứng rắn nhất, bao gồm việc áp đặt các biện pháp trừng phạt và triển khai quân nhân.

5 quốc gia – Mỹ, Nga, Trung Quốc, Pháp và Anh – là thành viên thường trực UNSC (gọi là P5) và có quyền phủ quyết. 10 ghế còn lại luân phiên giữa hơn 170 quốc gia thành viên khác, nhiệm kỳ 2 năm, và không có quyền phủ quyết.

Không giống như bài phát biểu trước Đại hội đồng hôm 19/9, lần này ông Zelensky chọn phát biểu bằng ngôn ngữ mẹ đẻ.

Thế giới - Tại Hội đồng bảo an LHQ, Tổng thống Ukraine “chọc vào tổ ong bắp cày”

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại phiên họp của Hội đồng Bảo an (UNSC) trong khuôn khổ Đại hội đồng LHQ lần thứ 78 ở New York, ngày 20/9/2023. Ảnh: The National News

Tổng thống Ukraine ủng hộ việc thay đổi các quy định của LHQ để cho phép Đại hội đồng, bao gồm tất cả 193 quốc gia thành viên, bác bỏ quyền phủ quyết của UNSC với 2/3 số phiếu bầu. Nhưng điều trớ trêu là bản thân sự thay đổi này, nếu được đưa ra, sẽ phải chịu sự phủ quyết của nhóm P5.

Đáng chú ý, cả Ngoại trưởng Antony Blinken của Mỹ và Phó Thủ tướng Oliver Dowden của Anh – những quốc gia không muốn thấy quyền lực của mình bị suy giảm – đều không đề cập đến đề xuất của ông Zelensky trong bài phát biểu của họ.

Nhưng trong tuần này, nhiều quốc gia khác đã nêu vấn đề tái cơ cấu UNSC, cho rằng cơ quan này cần đại diện rộng rãi và công bằng hơn, và ít nhất là hạn chế quyền phủ quyết, nếu không muốn nói là bãi bỏ quyền này.

“Tôi nghĩ ông Zelensky cho rằng bằng cách nói về cải cách LHQ, ông ấy đang biến cuộc chiến ở Ukraine thành một mục tiêu toàn cầu”, ông Richard Gowan, Giám đốc về LHQ tại Tổ chức Khủng hoảng Quốc tế (ICG), cho biết trong một cuộc phỏng vấn.

“Ông ấy đúng ở chỗ nhiều thành viên LHQ tin rằng UNSC đã lỗi thời và cần cải cách, và quyền phủ quyết đặc biệt không được ưa chuộng. Nhưng cải tổ UNSC giống như chọc vào tổ ong bắp cày về mặt ngoại giao, và những trở ngại về thủ tục và chính trị đối với việc cải cách UNSC hoặc thay đổi các quy tắc phủ quyết là rất cao”, ông Gowan nói.

Ông Zelensky cũng cho rằng LHQ đã sai lầm khi để cho Nga kế thừa những đặc quyền của Liên Xô sau khi khối này tan rã vào những năm 1990, “mà vì một lý do nào đó mà nước này vẫn còn ở đây trong số các thành viên thường trực của UNSC”.

Khi nhà lãnh đạo Ukraine đang phát biểu, thì Đại diện thường trực của Nga tại LHQ, ông Vasily Nebenzya, nhìn xuống điện thoại và gõ nhẹ vào màn hình.

“Công cụ hợp pháp” trong quan hệ quốc tế

Tổng thống Ukraine, ngay sau khi phát biểu xong, đã rời phòng họp. Do đó, không có cuộc chạm trán giữa ông và ông Lavrov – nhà ngoại giao hàng đầu của Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Thế giới - Tại Hội đồng bảo an LHQ, Tổng thống Ukraine “chọc vào tổ ong bắp cày” (Hình 2).

Toàn cảnh phiên họp của Hội đồng Bảo an (UNSC) trong khuôn khổ Đại hội đồng LHQ lần thứ 78 ở New York, ngày 20/9/2023. Ảnh: Shutterstock

Trong bài phát biểu trước UNSC, Ngoại trưởng Nga Lavrov cáo buộc phương Tây chỉ tập trung vào các nhu cầu địa chính trị của mình. Ông nói rằng điều này đã “làm rung chuyển sự ổn định toàn cầu cũng như làm trầm trọng thêm và kích động các điểm nóng căng thẳng mới”. Theo ông, nguy cơ xung đột toàn cầu đã tăng cao.

Bộ trưởng Lavrov, người nắm quyền lãnh đạo chính sách ngoại giao của Nga trong gần 20 năm qua, cũng bảo vệ việc Moscow sử dụng quyền phủ quyết tại UNSC như một “công cụ hợp pháp” trong quan hệ quốc tế.

Trong số 5 thành viên thường trực, Nga là nước sử dụng quyền phủ quyết thường xuyên nhất, với 120 phiếu phủ quyết cho đến nay. Tiếp theo là Mỹ với 82 phiếu phủ quyết. Trung Quốc nhiều lần sử dụng quyền phủ quyết, trong khi Anh và Pháp đã không sử dụng quyền phủ quyết kể từ năm 1989.

“Quyền phủ quyết là một công cụ hợp pháp được thiết lập trong Hiến chương LHQ nhằm ngăn chặn việc thông qua các quyết định có thể gây chia rẽ tổ chức”, ông Lavrov lập luận.

Ông cho rằng “phương Tây đang nêu ra vấn đề lạm dụng quyền phủ quyết và nhắm vào một số thành viên LHQ”, điều mà ông cho là ám chỉ rõ ràng đến đất nước ông.

Thế giới - Tại Hội đồng bảo an LHQ, Tổng thống Ukraine “chọc vào tổ ong bắp cày” (Hình 3).

Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov tại phiên họp của Hội đồng Bảo an (UNSC) trong khuôn khổ Đại hội đồng LHQ lần thứ 78 ở New York, ngày 20/9/2023. Ảnh: NY Times

Nhà ngoại giao Nga kết thúc bài phát biểu của mình bằng bình luận thể hiện đồng cảm với các nước thuộc Thế giới thứ ba đang phải chịu các lệnh trừng phạt của UNSC.

“Những hạn chế nhân đạo của các biện pháp trừng phạt nên được xem xét, tức là các cơ quan LHQ phải cân nhắc về hậu quả nhân đạo của các biện pháp trừng phạt này, thay vì những lời hô hào mang tính mị dân của các đồng nghiệp ở phương Tây”, Ngoại trưởng Nga nói.

Dù ông Lavrov không nêu tên quốc gia cụ thể nào, nhưng nhiều quốc gia đang bị trừng phạt là đồng minh của Nga, bao gồm Syria, Iran, Triều Tiên, Cuba, Venezuela và Mali.

Ông Lavrov cũng nói rất nhiều về cuộc chiến ở Ukraine, nhắc lại lập luận rằng chính quyền của Tổng thống Zelensky phân biệt đối xử và ngược đãi những người nói tiếng Nga, và Moscow ủng hộ đàm phán với Kiev nhưng không có điều kiện tiên quyết.

Minh Đức (Theo EFE/La Prensa Latina, NY Times, DW)

Tại LHQ, Tổng thống Ukraine nêu lý do phải chấm dứt xung đột với Nga

Thứ 4, 20/09/2023 | 13:36
Được ưu tiên bởi các thành viên LHQ, ông Zelensky là nhà lãnh đạo thế giới thứ 12 phát biểu trong ngày khai mạc Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng LHQ ở New York, Mỹ.

Thế giới có 2 lựa chọn: Cải tổ Liên Hợp Quốc hoặc đi tìm câu trả lời ở chỗ khác

Thứ 2, 18/09/2023 | 18:54
Sự chia rẽ trong trật tự thế giới, không chỉ theo hướng Đông - Tây mà cả hướng Bắc - Nam, đã ngăn cản Liên Hợp Quốc hoạt động hiệu quả trong một thời gian dài.

Nga, Mỹ “lời qua tiếng lại” về phân bón tại Hội đồng Bảo An LHQ

Thứ 4, 01/03/2023 | 13:54
Khoảng 260.000 tấn phân bón Nga đã bị mắc kẹt tại một số cảng châu Âu, phần lớn là ở Latvia.
Cùng tác giả

Góc nhìn Người Đưa Tin: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2023

Thứ 2, 25/12/2023 | 07:15
Xung đột Nga-Ukraine, xung đột Israel-Hamas, cạnh tranh Mỹ-Trung, bất ổn ở châu Phi... là những sự kiện “tốn nhiều giấy mực” nhất của truyền thông trong năm qua.

Lãi suất cao ở Mỹ gây bất ổn tài chính tại Đông Á mới nổi

Thứ 2, 27/11/2023 | 10:11
Lập trường thắt chặt tiền tệ của Fed đã khiến thị trường chứng khoán ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Hàn Quốc, đi xuống.

3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Thứ 3, 07/11/2023 | 21:08
Theo UNDP, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với 3 nhóm nguy cơ tồn tại đồng thời, bao gồm các mối đe dọa liên quan đến sự sinh tồn của con người.

Sức hút đầu tư của Pháp – Bài học cho Việt Nam

Chủ nhật, 15/10/2023 | 15:00
Chìa khóa để Pháp đạt được những “dấu son” trên hành trình tái công nghiệp hóa và thu hút đầu tư là cải cách. Đây cũng là bài học giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi.

Cải cách giúp ADB biến “hàng tỷ” USD thành “hàng nghìn tỷ”

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:31
Để đạt được điều này, huy động nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt.
Cùng chuyên mục

Gã khổng lồ quốc phòng Mỹ sắp giao lô tiêm kích F-35 đầu tiên cho Ba Lan

Chủ nhật, 12/05/2024 | 09:40
Ba Lan đang thay thế các máy bay phản lực Sukhoi Su-22 và Mikoyan MiG-29 từ thời Liên Xô bằng những chiến đấu cơ hiện đại của phương Tây như F-35.

Ukraine tấn công khu vực biên giới Nga bằng nhiều tên lửa và máy bay không người lái

Chủ nhật, 12/05/2024 | 08:23
Lực lượng Vũ trang Ukraine đã phóng nhiều tên lửa và máy bay không người lái vào khu vực Belgorod của Nga.

Báo Đức nói EU đang vật lộn với câu hỏi về triển khai binh sĩ tới Ukraine

Chủ nhật, 12/05/2024 | 06:00
Các đại sứ EU đã soạn thảo một tài liệu “bí mật” dài 11 trang nêu chi tiết cam kết của khối trong việc bảo vệ Ukraine cho đến khi nước này được gia nhập EU và NATO.

"Nóng" ở Kharkiv: Ukraine thừa nhận không thể ngăn đà tiến của Nga

Thứ 7, 11/05/2024 | 13:45
Đêm 10 tháng 5, Nga tấn công dữ dội ở Kharkiv. Các nguồn tin quân sự Ukraine thừa nhận việc mất nhiều vùng lãnh thổ rộng lớn.

Ukraine mất thêm một hệ thống S-300 PT ở hướng Donetsk

Thứ 7, 11/05/2024 | 10:30
Khoảnh khắc hệ thống phòng không tầm xa S-300 PT của Ukraine bị tấn công đã được ghi lại và công khai.
     
Nổi bật trong ngày

Gã khổng lồ quốc phòng Mỹ sắp giao lô tiêm kích F-35 đầu tiên cho Ba Lan

Chủ nhật, 12/05/2024 | 09:40
Ba Lan đang thay thế các máy bay phản lực Sukhoi Su-22 và Mikoyan MiG-29 từ thời Liên Xô bằng những chiến đấu cơ hiện đại của phương Tây như F-35.

Ukraine tấn công khu vực biên giới Nga bằng nhiều tên lửa và máy bay không người lái

Chủ nhật, 12/05/2024 | 08:23
Lực lượng Vũ trang Ukraine đã phóng nhiều tên lửa và máy bay không người lái vào khu vực Belgorod của Nga.

Báo Đức nói EU đang vật lộn với câu hỏi về triển khai binh sĩ tới Ukraine

Chủ nhật, 12/05/2024 | 06:00
Các đại sứ EU đã soạn thảo một tài liệu “bí mật” dài 11 trang nêu chi tiết cam kết của khối trong việc bảo vệ Ukraine cho đến khi nước này được gia nhập EU và NATO.