Sợ công nghệ “nhạy cảm” bị dùng sai, Nhật Bản tính tăng cường kiểm soát xuất khẩu

Sợ công nghệ “nhạy cảm” bị dùng sai, Nhật Bản tính tăng cường kiểm soát xuất khẩu

Thứ 2, 13/11/2023 | 15:12
0
Môi trường an ninh đang thay đổi khiến các chính phủ phải đánh giá lại các biện pháp kiểm soát xuất khẩu, đặc biệt là đối với các công nghệ lưỡng dụng.

Chính phủ Nhật Bản đang xem xét tăng cường kiểm soát xuất khẩu đối với các công nghệ tiên tiến có thể dùng cho mục đích quân sự, trang Nikkei Asia đưa tin.

Theo Nikkei Asia, động thái trên có thể là phản ứng của Chính phủ Nhật Bản trước một báo cáo gần đây cho rằng công nghệ máy công cụ tiên tiến của Nhật Bản đang được sử dụng cho chương trình vũ khí hạt nhân của Trung Quốc.

Kiểm soát xuất khẩu của Nhật Bản thuộc hàng nghiêm ngặt nhất trên thế giới, tuy nhiên, rất khó để các nhà xuất khẩu kiểm tra đầy đủ mọi bộ phận có trong máy công cụ – cần để hoàn thiện các bộ phận và khuôn mẫu phức tạp. 

“Chúng tôi muốn đảm bảo rằng các công ty đang làm những gì họ cần làm để ngăn chặn việc sử dụng các công nghệ lưỡng dụng cho mục đích quân sự”, đại diện Cục Quản lý Thương mại thuộc Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản, cho biết.

“Chúng tôi đang tính đánh giá lại các chương trình được thực hiện theo Đạo luật Ngoại hối và Ngoại thương, bao gồm kiểm soát xuất khẩu, phù hợp với môi trường an ninh quốc tế mới”.

Trước đó, Nikkei Asia cho biết trong một phóng sự điều tra gần đây của mình rằng các công nghệ dân sự tiên tiến của Nhật Bản và phương Tây đang được áp dụng như thế nào để phát triển vũ khí hạt nhân của Trung Quốc.

Việc châu Âu, Mỹ và Nhật Bản thắt chặt xuất khẩu các công nghệ quan trọng sang Trung Quốc đã không ngăn được việc các công nghệ tiên tiến bị rò rỉ ra ngoài.

Giáo sư Heigo Sato của Đại học Takushoku, chuyên gia về kiểm soát xuất khẩu, giải thích rằng rất khó để ngăn chặn hoàn toàn tình trạng “chảy máu” công nghệ, nhưng các công ty cần trì hoãn việc tiếp cận các công nghệ quan trọng càng nhiều càng tốt.

Thế giới - Sợ công nghệ “nhạy cảm” bị dùng sai, Nhật Bản tính tăng cường kiểm soát xuất khẩu

Nhật Bản từ lâu được coi là quốc gia dẫn đầu về máy công cụ với nhiều cơ sở hoạt động toàn cầu hàng đầu trong ngành có trụ sở chính tại "xứ sở mặt trời mọc", như Yamazaki Mazak, Okuma, DMG MORI, JTEKT, và Komatsu. Ảnh: Direct Industry

Một ủy ban cố vấn của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản đã bắt đầu thảo luận về vấn đề này vào ngày 1/11. Mục đích là tăng cường hiệu quả của các biện pháp kiểm soát xuất khẩu nhằm ngăn chặn việc chuyển hướng ứng dụng công nghệ vào quân sự trong bối cảnh phạm vi công nghệ lưỡng dụng ngày càng được mở rộng.

“Việc đánh giá chương trình kiểm soát xuất khẩu và đánh giá lại các quy định là quan trọng đối với Nhật Bản – quốc gia sở hữu các công nghệ nhạy cảm, tiên tiến”, Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Hirokazu Matsuno cho biết trong một cuộc họp báo hôm 11/11.

Nhật Bản đã yêu cầu giấy phép xuất khẩu đối với một số máy công cụ và các quy định xuất khẩu nghiêm ngặt đang được áp dụng. Nhưng khi các phương thức nhập khẩu hàng hóa ngày càng trở nên phức tạp, nguy cơ các công nghệ và hàng hóa quan trọng bị chuyển sang sử dụng cho mục đích quân sự ngày càng rõ rệt.

Giống như các quốc gia khác, Nhật Bản có quyền kiểm soát việc xuất khẩu các công nghệ có thể sử dụng trong sản xuất vũ khí. Bước sàng lọc trước là bắt buộc, và các nhà xuất khẩu phải xác nhận dự định sử dụng các công nghệ đó và người dùng cuối.

Ở phương Tây, môi trường an ninh đang thay đổi và sự phát triển công nghệ nhanh chóng đã khiến các chính phủ phải đánh giá lại các biện pháp kiểm soát xuất khẩu. Những bước đi như vậy nhằm vào các công nghệ mới có thể được chuyển hướng sử dụng cho mục đích quân sự.

Giáo sư Sato của Đại học Takushoku khuyến nghị rằng Nhật Bản nên tìm đồng minh để tăng cường hợp tác về kiểm soát xuất khẩu.

Các thành viên của Đảng Dân chủ Tự (LDP) do cầm quyền của Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida cũng đã kêu gọi thắt chặt các quy định xuất khẩu.

“Đầu tiên, chính phủ phải nắm bắt tình hình thực tế”, một quan chức cấp cao của LDP cho biết. “Chúng ta cần tăng cường mạng lưới tình báo con người bên cạnh việc khai thác thông tin công cộng”.

Minh Đức (Theo Nikkei Asia, The China Brief)

Trung Quốc xuất khẩu xe ra toàn cầu nhiều hơn Nhật Bản

Thứ 3, 30/05/2023 | 14:53
Thị trường xuất khẩu xe Trung Quốc vừa vượt mặt cả Nhật Bản để vươn lên vị trí số một trên thế giới.

Nhật Bản: Đằng sau nguy cơ robot "cướp" việc của người lao động

Thứ 5, 01/02/2018 | 11:18
Lâu nay Nhật Bản đã sử dụng robot thay thế con người trong nhiều lĩnh vực. Số lượng robot của Nhật Bản được xem là nhiều nhất thế giới. Và với đà phát triển này, trong vòng 20 năm tới, các robot có thể sẽ “cướp” việc của một nửa lực lượng lao động Nhật Bản.

Đằng sau câu chuyện đẫm nước mắt của người trẻ chết vì làm việc quá sức ở Nhật Bản

Thứ 2, 09/10/2017 | 08:00
Nhật Bản đang chứng kiến số lượng kỷ lục những yêu cầu bồi thường liên quan đến các vụ tử vong do làm việc quá sức. Tuy nhiên, để ngăn chặn karoshi, hiện tượng chết vì làm việc quá sức vẫn là một thách thức với xứ sở Hoa anh đào.
Cùng tác giả

Góc nhìn Người Đưa Tin: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2023

Thứ 2, 25/12/2023 | 07:15
Xung đột Nga-Ukraine, xung đột Israel-Hamas, cạnh tranh Mỹ-Trung, bất ổn ở châu Phi... là những sự kiện “tốn nhiều giấy mực” nhất của truyền thông trong năm qua.

Lãi suất cao ở Mỹ gây bất ổn tài chính tại Đông Á mới nổi

Thứ 2, 27/11/2023 | 10:11
Lập trường thắt chặt tiền tệ của Fed đã khiến thị trường chứng khoán ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Hàn Quốc, đi xuống.

3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Thứ 3, 07/11/2023 | 21:08
Theo UNDP, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với 3 nhóm nguy cơ tồn tại đồng thời, bao gồm các mối đe dọa liên quan đến sự sinh tồn của con người.

Sức hút đầu tư của Pháp – Bài học cho Việt Nam

Chủ nhật, 15/10/2023 | 15:00
Chìa khóa để Pháp đạt được những “dấu son” trên hành trình tái công nghiệp hóa và thu hút đầu tư là cải cách. Đây cũng là bài học giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi.

Cải cách giúp ADB biến “hàng tỷ” USD thành “hàng nghìn tỷ”

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:31
Để đạt được điều này, huy động nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt.
Cùng chuyên mục

"Nóng" ở Kharkiv: Ukraine thừa nhận không thể ngăn đà tiến của Nga

Thứ 7, 11/05/2024 | 13:45
Đêm 10 tháng 5, Nga tấn công dữ dội ở Kharkiv. Các nguồn tin quân sự Ukraine thừa nhận việc mất nhiều vùng lãnh thổ rộng lớn.

Ukraine mất thêm một hệ thống S-300 PT ở hướng Donetsk

Thứ 7, 11/05/2024 | 10:30
Khoảnh khắc hệ thống phòng không tầm xa S-300 PT của Ukraine bị tấn công đã được ghi lại và công khai.

Gã khổng lồ Lukoil Nga có động thái mới với nhà máy lọc dầu ở Bulgaria

Thứ 7, 11/05/2024 | 06:00
Nhà máy lọc dầu của Lukoil ở Bulgaria có khả năng nhập khẩu và chế biến nhiều loại dầu thô khác nhau, nhưng tối ưu nhất là dầu thô Urals từ Nga.

Báo Mỹ thừa nhận điểm vượt trội của cường kích Nga Su-25

Thứ 6, 10/05/2024 | 15:07
Tạp chí National Interest danh tiếng của Mỹ chỉ ra rằng cường kích Sukhoi Su-25 của Nga nhẹ hơn và nhanh nhẹn hơn cường kích “Lợn lòi” A-10 Thunderbolt II của Mỹ.

Đúng như kế hoạch, quân đội Nga đã nhận lô tiêm kích “sát thủ” Su-35S

Thứ 6, 10/05/2024 | 14:45
Tập đoàn Chế tạo Máy bay Thống nhất (Nga) thông báo, Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga đã nhận thêm một lô Su-35S.
     
Nổi bật trong ngày

Gã khổng lồ Lukoil Nga có động thái mới với nhà máy lọc dầu ở Bulgaria

Thứ 7, 11/05/2024 | 06:00
Nhà máy lọc dầu của Lukoil ở Bulgaria có khả năng nhập khẩu và chế biến nhiều loại dầu thô khác nhau, nhưng tối ưu nhất là dầu thô Urals từ Nga.

Ukraine mất thêm một hệ thống S-300 PT ở hướng Donetsk

Thứ 7, 11/05/2024 | 10:30
Khoảnh khắc hệ thống phòng không tầm xa S-300 PT của Ukraine bị tấn công đã được ghi lại và công khai.

"Nóng" ở Kharkiv: Ukraine thừa nhận không thể ngăn đà tiến của Nga

Thứ 7, 11/05/2024 | 13:45
Đêm 10 tháng 5, Nga tấn công dữ dội ở Kharkiv. Các nguồn tin quân sự Ukraine thừa nhận việc mất nhiều vùng lãnh thổ rộng lớn.