Sàn giao dịch bất động sản gặp khó, VARS đề xuất năm phương án tháo gỡ

Sàn giao dịch bất động sản gặp khó, VARS đề xuất năm phương án tháo gỡ

Thứ 2, 06/09/2021 | 12:35
0
Hiện nay, hơn 80% sàn giao dịch bất động sản không có doanh thu hoặc doanh thu rất thấp, quỹ lương cạn kiệt, không có khả năng chi trả cho nhân viên.

Sàn giao dịch BĐS gặp khó

Zing đưa tin, theo hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) nhận định: “Nếu phải duy trì thêm 1, 2 tháng nữa để chống dịch thì tỉ lệ có nguy cơ phá sản sẽ tiếp tục tăng cao”.

Bởi thực tế, do tình hình dịch bệnh, từ năm 2020 đến nay có tới 28% sàn giao dịch BĐS có nguy cơ giải thể, phá sản; 32% đơn vị đang phải nỗ lực chống đỡ để duy trì, rất cần sự hỗ trợ của chính sách vĩ mô, cộng đồng và 40% doanh nghiệp còn khả năng chống đỡ, nhưng không cao.

Hiện nay, chỉ có khoảng 1% sàn môi giới bất động sản có doanh thu ổn định, 16% số sàn đạt 50-80% doanh thu, 51% sàn có doanh thu dưới 50%, khoảng 32% số sàn không có doanh thu.

Trong khi đó, 89% sàn giao dịch không được hưởng chính sách cho vay ưu đãi từ ngân hàng chính sách để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất kinh doanh.

Hơn 70% sàn giao dịch phản ánh không được giảm chi phí thuê mặt bằng. Thậm chí, ngay cả các sàn giao dịch phải đóng cửa, tạm dừng hoạt động để chống dịch cũng không được giảm.

Trước tình hình trên, có tới 78% sàn giao dịch phải thực hiện cắt giảm nhân sự (cho nghỉ việc) hoặc cho tạm nghỉ việc không lương; 45% lao động trong số các sàn giao dịch thực hiện cắt giảm không còn thu nhập - tương đương với 26.325/75.000 lao động làm việc tại 500 sàn giao dịch.

Số còn lại được hưởng lương nhưng cũng chủ yếu là hưởng lương cơ bản, phụ cấp nghỉ dịch, hoặc hưởng 50% lương do thực hiện làm luân phiên. Hiện 28% sàn đã không còn quỹ lương để trả cho người lao động.

Bất động sản - Sàn giao dịch bất động sản gặp khó, VARS đề xuất năm phương án tháo gỡ

Nhiều sàn giao dịch BĐS không còn tiền trả lương nhân viên (Ảnh minh họa).

5 đề xuất của VARS

Nguồn tin trên TTXVN, theo VARS, mặc dù các sàn giao dịch đã chủ động, linh hoạt, thay đổi phương án kinh doanh về thích ứng, ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trong bán hàng nhưng cũng không đủ để vượt khó. Đặc biệt là đối với các sàn giao dịch có quy mô vừa và nhỏ, có nguồn lực tài chính thấp, sử dụng nguồn vốn vay ngân hàng. Bởi vậy, sự "trợ lực" từ chính sách dành cho các sàn giao dịch và môi giới bất động sản lúc này là rất cần thiết.

VARS đã đưa ra 5 đề xuất. Đầu tiên là đề nghị bổ sung nhóm ngành bất động sản; trong đó đưa ngành dịch vụ môi giới bất động sản vào nhóm ngành được hưởng đầy đủ các chính sách của Nhà nước. Được hoãn, giãn thời hạn nộp các khoản thuế phải nộp, bảo hiểm xã hội và một số nghĩa vụ khác đối với Nhà nước để doanh nghiệp có nguồn tiền hỗ trợ lao động cũng như đồng hành cùng với chính quyền trong chống dịch.

Cụ thể, VARS đề nghị bổ sung ngành kinh doanh bất động sản vào “Điều 2. Đối tượng áp dụng” trong Nghị định 52/2021/NĐ-CP ngày 19/4/2021 về gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2021 của Chính phủ.

VARS mong muốn giảm 50% thuế thu nhập cho doanh nghiệp sàn giao dịch bất động sản có phát sinh từ tháng Năm đến hết năm 2021 để có điều kiện sớm phục hồi sản xuất kinh doanh; có chính sách để các ngân hàng giảm tiến độ trả nợ, điều chỉnh lãi suất hợp lý, giúp doanh nghiệp giảm bớt áp lực cho phí và chống đỡ khó khăn trong thời gian bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Đặc biệt, VARS đề nghị cơ quan chức năng thúc đẩy nhanh hơn chương trình điều chỉnh tháo gỡ vướng mắc trong quy trình pháp luật đối với thủ tục đầu tư nhằm cải thiện việc giải quyết thủ tục hành chính cho các dự án đầu tư bất động sản làm tăng nguồn cung cho thị trường và kích thích hoạt động đầu tư của xã hội.

VARS cũng đề nghị chủ dự án hỗ trợ, tạo điều kiện, không phạt hợp đồng nếu các sàn chưa thực hiện đúng cam kết tiến độ bán hàng do phải thực hiện giãn cách xã hội.

Đồng thời, VARS đề nghị chủ dự án không nợ phí môi giới của các sàn giao dịch; sớm thanh toán hoặc ít nhất là thanh toán một phần để các sàn giao dịch có nguồn kinh phí duy trì hoạt động.

VARS cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp, sàn giao dịch và đặc biệt là hội viên của mình thông qua việc đẩy mạnh hỗ trợ, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho hội viên khi bị xâm phạm. 

Lo ngại doanh nghiệp "chết trên đống tài sản"

Theo Tiền Phong, báo cáo tài chính quý II/2021 của nhiều doanh nghiệp bất động sản cũng đang cho thấy những khó khăn về dòng tiền kinh doanh. Dù phần nhiều các doanh nghiệp bất động sản trên sàn báo cáo lợi nhuận nhưng thực tế dòng tiền hoạt động thì lại là âm.

Thậm chí, cả các doanh nghiệp có quy mô lớn cũng bị âm dòng tiền kinh doanh như Hải Phát Invest (âm 1.500 tỷ đồng), CenLand (âm 885 tỷ đồng), công ty Khang Điền (âm 841 tỷ đồng), DIC Corp (âm 353 tỷ đồng), công ty Nam Long (âm 156 tỷ đồng)…

Chủ tịch hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) Lê Hoàng Châu cho rằng, cái khó đầu tiên là các thủ tục pháp lý, quy định pháp luật ách tắc đã nói rất nhiều nên không nhắc lại trong bối cảnh này. Hiện nay, thiếu dòng tiền mới là cái khó trực tiếp lớn nhất và đáng quan ngại nhất, vì tương tự như cơ thể bị thiếu oxy có thể làm cho doanh nghiệp bị “ngộp thở” ngay lập tức.

“Kẹt tiền, kẹt vốn, bị mất thanh khoản là rủi ro và là nguy cơ lớn nhất của mọi doanh nghiệp phải đương đầu. Mặc dù doanh nghiệp vẫn còn tài sản nhưng do chưa bán được dẫn đến thiếu dòng tiền và có thể bị “chết trên đống tài sản” của chính mình”, ông Châu nói.

HoREA kiến nghị Nhà nước cần có cơ chế chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp bất động sản vượt qua đại dịch lần này. Trong đó, đề xuất cho các doanh nghiệp được giảm lãi vay, gia hạn thời gian trả nợ, khoanh nợ đáo hạn, không chuyển sang nợ xấu và tạo điều kiện cho doanh nghiệp được tiếp cận khoản vay tín dụng mới để thực hiện dự án.

Mộc Miên (T/H)

 

 

Bất động sản tiếp tục duy trì vị trí thứ 3 trong bảng xếp hạng thu hút FDI

Chủ nhật, 05/09/2021 | 20:25
Tính đến cuối tháng 8, với tổng số vốn đăng ký đạt gần 1,6 tỷ USD, kinh doanh bất động sản nhiều tháng liên tục đứng ở vị trí thứ 3 trong bảng xếp hạng nhóm các lĩnh vực, ngành nghề thu hút vốn FDI.

“Ông trùm” bất động sản Trung Quốc tự cảnh báo đang bên bờ vực phá sản

Thứ 5, 02/09/2021 | 08:00
"Ông trùm" trong ngành bất động sản Trung Quốc Evergrande mới đây đã tự đưa ra lời cảnh báo về khả năng vỡ nợ của mình khiến các nhà đầu tư hoang mang.

Shark Hưng tiết lộ chiêu "độc" bán bất động sản thời online

Thứ 7, 21/08/2021 | 11:10
Theo shark Phạm Thanh Hưng, Covid-19 có tác động xấu nhưng lại thúc đẩy công nghệ, mỗi đợt mở bán online của Cen Group thu về hàng chục nghìn lượt xem.
Cùng tác giả

CĐV hô “bay lên nào - bay ra ngoài”: Nên tuyên dương, hưởng ứng

Thứ 3, 14/01/2020 | 14:54
Câu cổ vũ đáng yêu, hài hước “bay lên nào là em bay ra ngoài” được vang lên khắp các sân bóng – nơi có sự góp mặt thi đấu của các cầu thủ đội tuyển bóng đá nam Việt Nam. Thế nhưng, sau nhiều lần xuất hiện, chúng bỗng trở thành một câu cổ vũ được cho là phản cảm.

Xử phạt nặng lái xe uống rượu bia: Cơn “địa chấn”... muộn

Thứ 7, 04/01/2020 | 14:28
Nghị định 100/2019/NĐ-CP về việc xử lý người uống rượu bia tham gia giao thông của Chính phủ có hiệu lực từ 1/1/2020 đã tạo ra một cơn “địa chấn” đối với xã hội, đặc biệt là với dân bợm nhậu. Nhưng nó, lẽ ra phải thực hiện từ lâu rồi...

Chồng rượu bia tiếp khách: Vợ đay nghiến chỉ phản tác dụng

Thứ 4, 01/01/2020 | 18:00
Đàn ông vốn không phải là kẻ ngang ngạnh, không biết nghe lời. Quan trọng, người phụ nữ nói có “lọt” tai hay không? Nhất là trong chuyện rượu chè tiếp khách.

Những chiếc xe đưa đón học sinh hóa quan tài di động…

Thứ 7, 07/12/2019 | 07:00
Nói mê tín, năm nay có lẽ là năm vận hạn của những chiếc xe đưa đón học sinh. Nhưng nói một cách thực tế, tâm địa những người làm công việc đó không tốt, bị đưa ra ánh sáng.

Thấy gì sau vòng bảng Sea Games 30?

Thứ 6, 06/12/2019 | 14:03
Sau vòng bảng Sea Games 30, thứ chúng ta thấy được là bóng đá vẫn luôn hấp dẫn bởi sự bất ngờ. Và điều đáng bàn, là ĐT Việt Nam đã bản lĩnh vượt qua những kịch bản bất ngờ đó.
Cùng chuyên mục

Hải Phòng: Khởi công CCN 50 ha có tổng vốn đầu tư 700 tỷ

Thứ 7, 18/05/2024 | 16:24
Cụm công nghiệp Tiên Cường 2 diện tích 50 ha trên địa bàn huyện Tiên Lãng, Tp.Hải Phòng, thu hút đa ngành, lĩnh vực như công nghiệp nhẹ, công nghệ sạch, công nghiệp.

Đà Nẵng chấn chỉnh việc sử dụng tên dự án không đúng để rao bán

Thứ 7, 18/05/2024 | 14:17
Thời gian qua, một số chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở sử dụng tên dự án, tên các khu vực trong dự án không đúng tên đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định.

Chính phủ đồng ý Luật Kinh doanh BĐS, Nhà ở có hiệu lực sớm 6 tháng

Thứ 7, 18/05/2024 | 10:56
Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở (sửa đổi) đã được Chính phủ trình Quốc hội cho phép thi hành từ ngày 1/7/2024, sớm hơn 6 tháng so với kế hoạch.

Quảng Ninh: Khởi công dự án FDI hơn 35 triệu USD tại KCN Sông Khoai

Thứ 6, 17/05/2024 | 16:17
Đây là dự án sản xuất máy dò góc tuyệt đối cho động cơ ô tô điện của nhà đầu tư đến từ Nhật Bản triển khai tại KCN Sông Khoai ở thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.

Dấu hiệu khởi sắc của thị trường địa ốc và kỳ vọng “hút” dòng vốn FDI

Thứ 6, 17/05/2024 | 15:00
Thị trường bất động sản ghi nhận sự khởi sắc. Đây là động thái lạc quan khiến các chuyên gia bày tỏ kỳ vọng dòng vốn FDI tiếp tục đổ mạnh vào bất động sản.
     
Nổi bật trong ngày

Đà Nẵng chấn chỉnh việc sử dụng tên dự án không đúng để rao bán

Thứ 7, 18/05/2024 | 14:17
Thời gian qua, một số chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở sử dụng tên dự án, tên các khu vực trong dự án không đúng tên đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định.

Giá vàng 18/5: Vàng thế giới tăng vọt, vàng trong nước đứng im

Thứ 7, 18/05/2024 | 09:07
Sáng nay, giá vàng thế giới tăng vọt lên mức 2.415 USD/ounce trong khi tại thị trường trong nước giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn vẫn đứng im.

Thách thức bủa vây doanh nghiệp da giày và bài toán nguyên liệu

Thứ 6, 17/05/2024 | 14:38
Doanh nghiệp ngành da giày hiện còn đang phải đối diện với không ít khó khăn, đặc biệt là các thay đổi từ thị trường. Vấn đề thiếu nguyên liệu cũng là bài toán nan giải.

Nhật Bản vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của than Việt Nam

Thứ 6, 17/05/2024 | 06:00
Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn nhất của than Việt Nam trong 4 tháng đầu năm, đạt 53.404 tấn, tương đương 12,43 triệu USD.

4 tháng đầu năm, xuất khẩu ớt mang về 12,7 triệu USD

Thứ 7, 18/05/2024 | 06:00
Tính đến hết ngày 30/4, sản lượng xuất khẩu ớt của Việt Nam đạt 5.076 tấn với kim ngạch đạt 12,7 triệu USD, tăng 18,5% về lượng và tăng 46,8% về trị giá.