Quỹ tiết kiệm nhà ở: Cái khó nằm ở khâu thực hiện

Quỹ tiết kiệm nhà ở: Cái khó nằm ở khâu thực hiện

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:51
0
Đề án Quỹ Tiết kiệm nhà ở vừa ra đời, mang lại nhiều hy vọng về nhà ở cho người thu nhập thấp. Tuy nhiên, một số chuyên gia lo ngại sẽ nảy sinh nhiều tiêu cực từ đề án này.

Giá đất đang leo thang, nhiều người dân có mức thu nhập trung bình phải từ bỏ giấc mơ sở hữu một ngôi nhà thì Quỹ này lại mở ra một cơ hội giúp người dân tiếp cận được với nhà ở chốn thị thành. Tuy nhiên, không ít người lo ngại “siêu đề án” vẫn chưa rõ ràng, thiếu thực tế để cụ thể hóa giấc mơ đó.

Bất động sản - Quỹ tiết kiệm nhà ở: Cái khó nằm ở khâu thực hiện

Người dân đi đăng ký mua nhà

Theo một điều tra mới đây, tại khu vực đô thị trên cả nước hiện vẫn còn khoảng 7 triệu người có nhu cầu thuê, thuê mua nhà ở xã hội với tổng diện tích lên tới 150 triệu m2, tương đương nguồn vốn đầu tư tới 300 - 400.000 tỷ đồng. Điều đó cho thấy, nhu cầu nhà ở xã hội rất lớn và rất cần các nguồn vốn như Quỹ Tiết kiệm nhà ở. Chính vì vậy, hai mô hình quỹ tiết kiệm nhà ở đưa ra lần này đã được nhiều người đánh giá cao bởi nó giải quyết nhu cầu bức xúc về nhà ở.

Theo GS.TSKH Đặng Hùng Võ, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường, mô hình Quỹ Tiết kiệm nhà ở thực tế đã có ở nhiều nước trên thế giới, như: Trung Quốc, Singapore hay một số nước Bắc Âu, dưới nhiều tên gọi khác nhau. Họ đã làm và khá thành công. “Theo tôi, một trong những ưu điểm vượt trội của đề án lần này là tính tự nguyện. Thay vì có tính bắt buộc và trích 1% lương của người lao động như trước đây, lần này người dân sẽ tự nguyện tham gia. Căn cứ theo nhu cầu khoản vay dự kiến, họ có quyền tham gia cuộc chơi sao cho vừa sức với mình. Qua đó, Quỹ này mở ra một cơ hội giúp cho người dân tiếp cận được với nhà ở thành thị, nhất là ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM”, GS.Võ nói.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Việt Hồng, vụ trưởng Vụ hành chính tài chính sự nghiệp (Bộ Tài chính), mô hình này đã áp dụng tại nhiều nước trên thế giới và dựa trên rất nhiều yếu tố để thành công như: Nền kinh tế phát triển, ngân sách cho quỹ lớn; quản lý, giám sát chặt chẽ; thị trường ổn định và đời sống, thu nhập cũng như ý thức người lao động cao… Tại Việt Nam, nền kinh tế đang phải đối mặt với lạm phát, thị trường bất ổn, quản lý lỏng lẻo, thiếu minh bạch và thu nhập bình quân đầu người quá thấp nên đề án khó khả thi nếu chỉ trông vào sự tự nguyện đóng góp của người lao động. Ngoài ra, đề án cũng chưa thực sự rõ ràng, chi tiết để thấy được tính hiệu quả, lợi ích cho người tham gia.

Việc huy động nguồn Quỹ từ tiền dự án, ngân sách địa phương, ngân sách trung ương, một phần lợi nhuận từ phát hành xổ số kiến thiết hoặc xổ số nhà ở… cũng khiến nhiều chuyên gia lo ngại sẽ khó thực hiện và nảy sinh tiêu cực. Chưa kể, việc chọn lọc đối tượng được ưu tiên sẽ phải cân đối nhằm tránh gây mâu thuẫn bởi tiền đóng quỹ một phần lấy từ tiền đóng hàng tháng của người có nhu cầu mua nhà.

Cần ưu đãi cho người nghèo tiếp cận vốn vay

Một chuyên gia về BĐS cho rằng, việc cho vay chủ đầu tư phát triển các dự án nên để cho Ngân hàng Phát triển đảm nhiệm để dành phần vốn góp để ưu đãi cho người nghèo tiếp cận được vốn vay. “Tính đơn giản, một dự án phát triển nhà ở xã hội quy mô 1.500 căn hộ như dự án Kim Chung, Đông Anh Hà Nội dự kiến tổng mức đầu tư hơn 1.400 tỷ đồng, thì số tiền cho vay chủ đầu tư tối đa lên tới 700 tỷ đồng. Thay vào đó, nếu cho người mua vay vốn sẽ giải quyết được cho hơn 1.000 người có điều kiện mua nhà ở, đây sẽ là bài toán cần cân nhắc đối với người cầm quỹ”, vị này nói.

Văn Anh


Tag: xổ số
Cùng chuyên mục

Nguồn cung condotel sụt giảm, thị trường sẽ chậm phục hồi

Thứ 6, 17/05/2024 | 09:31
Phân khúc condotel đang sụt giảm mạnh về nguồn cung và vướng pháp lý. Các chuyên gia nhận định, thị trường này sẽ khó phục hồi nhanh.

Mua dự án chưa đủ điều kiện pháp lý, “may ít rủi nhiều”

Thứ 5, 16/05/2024 | 18:58
Việc dự án chưa đủ điều kiện pháp lý, nhưng các chủ đầu tư đã huy động vốn qua hình thức đặt cọc giữ chỗ, phiếu thu có thể khiến khách hàng gặp rủi ro.

Siết phân lô, bán nền, “sốt” đất ảo liệu có còn?

Thứ 5, 16/05/2024 | 07:00
Theo chuyên gia, cấm phân lô bán nền ở các đô thị sẽ giúp giảm hiện tượng đầu cơ đất nền, đồng thời tránh được trường hợp đất bỏ hoang.

Vì sao bất động sản thổ cư tăng trưởng ấn tượng?

Thứ 4, 15/05/2024 | 20:00
Không khó hiểu khi đất thổcư nhận được sự quan tâm nhiều của người tiêu dùng năm 2024. Tư duy“tấc đất tấc vàng” cùng lượng các nhà đầutư có sẵn tiền đi gom hàng sẽ đẩy phân khúc này tăng trưởng.

Thị trường bất động sản đang có dấu hiệu phục hồi?

Thứ 4, 15/05/2024 | 15:00
Theo HoREA, giai đoạn khó khăn nhất đã đi qua và nếu có thêm nhiều “đòn bẩy”, thị trường bất động sản sẽ bình thường trở lại trong năm 2025.
     
Nổi bật trong ngày

Nhật Bản vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của than Việt Nam

Thứ 6, 17/05/2024 | 06:00
Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn nhất của than Việt Nam trong 4 tháng đầu năm, đạt 53.404 tấn, tương đương 12,43 triệu USD.

Mua dự án chưa đủ điều kiện pháp lý, “may ít rủi nhiều”

Thứ 5, 16/05/2024 | 18:58
Việc dự án chưa đủ điều kiện pháp lý, nhưng các chủ đầu tư đã huy động vốn qua hình thức đặt cọc giữ chỗ, phiếu thu có thể khiến khách hàng gặp rủi ro.

Siết phân lô, bán nền, “sốt” đất ảo liệu có còn?

Thứ 5, 16/05/2024 | 07:00
Theo chuyên gia, cấm phân lô bán nền ở các đô thị sẽ giúp giảm hiện tượng đầu cơ đất nền, đồng thời tránh được trường hợp đất bỏ hoang.

Giá vàng 16/5: Vàng tăng mạnh trước giờ đấu thầu

Thứ 5, 16/05/2024 | 09:30
Sáng 16/5, giá vàng miếng SJC bất ngờ tăng mạnh trước phiên đấu thầu lần thứ 7. Theo đó, giá vàng miếng lên trên mốc 90 triệu đồng/lượng.

Nguồn cung condotel sụt giảm, thị trường sẽ chậm phục hồi

Thứ 6, 17/05/2024 | 09:31
Phân khúc condotel đang sụt giảm mạnh về nguồn cung và vướng pháp lý. Các chuyên gia nhận định, thị trường này sẽ khó phục hồi nhanh.