Quy định hạn mức sử dụng đất trở thành điểm nghẽn cản trở nông nghiệp

Lê Thanh Hồng
Thứ 4, 01/03/2023 | 11:28
0
Việc quy định về hạn mức trở thành điểm nghẽn, cản trở quá trình phát triển nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay, nên cần phân biệt rõ tích tụ và tập trung đất đai.

Tại Hội thảo Góp ý Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), ThS. Ngô Thị Hồng Ánh - Khoa Luật Kinh tế - Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, Luật Đất đai 2013 kkhông giải thích khái niệm hạn mức sử dụng đất, và Dự thảo Luật Đất đai năm 2023, vẫn chưa có giải thích khái niệm hạn mức sử dụng đất.

Bà Ánh đặt vấn đề tại Khoản 3 Điều 14 quy định về quyền của Nhà nước là đại diện chủ sở hữu về đất đai được “Quy định hạn mức sử dụng đất gồm hạn mức giao đất nông nghiệp, hạn mức giao đất ở, hạn mức công nhận quyền sử dụng đất ở, hạn mức chuyển mục đích sử dụng đất và hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp”.

Theo quy định tại Điều 171 về hạn mức chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân không quá 15 lần hạn mức giao đất nông nghiệp của cá nhân đối với mỗi loại đất, so với Luật Đất đai 2013 quy định không quá 10 lần hạn mức giao đất, tức được mở rộng hơn so với Luật Đất đai 2013 là 5 lần, còn đối với hạn mức giao đất vẫn giữ nguyên.

Bà Ánh cho biết, hiện nay, có một số ý kiến đề xuất bỏ hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân, có quan điểm còn cho rằng nên bỏ quy định về hạn mức sử dụng đất, có quan điểm cho rằng cần quy định hạn mức sử dụng đất, đặc biệt là đất nông nghiệp.

Tuy nhiên, theo bà Ánh ý kiến cho rằng cần quy định hạn mức để đảm bảo chính sách người cày có ruộng là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, Nghị quyết 18 cũng không đặt ra vấn đề mở rộng hạn mức giao đất mà chỉ mở rộng hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp phù hợp với đặc điểm, điều kiện của từng vùng, địa phương.

“Việc quy định về hạn mức trở thành điểm nghẽn, cản trở quá trình hiện đại hóa, phát triển nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay. Do vậy, cần thiết phân biệt rõ tích tụ và tập trung đất đai, việc tập trung đất để nông dân có điều kiện về vốn, kinh nghiệm sản xuất, áp dụng khoa học công nghệ thì sẽ thúc đẩy, khuyến khích nông dân đầu tư, nhằm phát triển nền nông nghiệp hiện đại”, ​​đại diện Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh cho hay.

Tiêu điểm - Quy định hạn mức sử dụng đất trở thành điểm nghẽn cản trở nông nghiệp

Hội thảo Góp ý Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) do Hội Luật gia Việt Nam tổ chức.

Ngoài ra, Dự thảo Luật Đất đai quy định còn về thời hạn sử dụng đất theo hình thức sử dụng đất, mục đích sử dụng đất, chủ thể sử dụng đất, hạn mức sử dụng đất và thậm chí theo thời hạn thực hiện dự án đầu tư mà có hai loại đất sử dụng ổn định lâu dài và đất sử dụng có thời hạn.

Bà Ánh lấy ví dụ trường hợp dự án có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm, dự án đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn mà cần thời hạn dài hơn thì thời hạn giao đất, cho thuê đất và đất xây dựng công trình sự nghiệp của đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và đầu tư xây dựng công trình sự nghiệp gồm đất xây dựng các công trình sự nghiệp thuộc các ngành và lĩnh vực về kinh tế, văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục, các công trình sự nghiệp khác và các công trình công cộng có mục đích kinh doanh thì thời hạn không quá 70 năm.

Bên cạnh đó, bà Ánh cho rằng, Luật Đất đai ban hành là để thực hiện việc quản lý Nhà nước về đất đai, mặt khác để chủ thể sử dụng đất thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định.

Tuy nhiên, quy định Dự thảo Luật Đất đai hiện nay vẫn gây khó khăn cho người sử dụng đất, ở chỗ, quy định vẫn từ phía Nhà nước áp đặt quyền và nghĩa vụ cho người sử dụng từng loại đất. Điều này rất khó khăn cho người sử dụng đất thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.

Từ đó, ThS. Ánh đề xuất để thuận lợi cho người sử dụng đất, nên quy định quyền và nghĩa vụ của từng chủ thể sử dụng đất theo từng loại đất cần quy định thời hạn chung cho mọi chủ thể sử dụng đất, mọi loại đất và quy định thời hạn sử dụng đất không theo dự án đầu tư và thống nhất theo cách phân loại các loại đất được quy định tại Điều 10 Dự thảo Luật Đất đai.

Thậm chí hiện nay, nhiều dự án đầu tư có sử dụng đất hỗn hợp nhiều loại đất trong cùng một dự án dẫn đến vướng mắc giữa quy định Luật Đất đai với Luật Đầu tư khi triển khai, thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất thì việc phân loại đất quá chi tiết, thêm nhiều điều kiện về hình thức sử dụng đất, hạn mức sử dụng đất, chủ thể sử dụng đất chỉ làm cho quy định Luật Đất đai kém hấp dẫn, gây khó khăn phiền hà cho người dân và doanh nghiệp, tạo cơ hội cho tham nhũng, tiêu cực.

Tiêu điểm - Quy định hạn mức sử dụng đất trở thành điểm nghẽn cản trở nông nghiệp (Hình 2).

Thêm nhiều điều kiện về hạn mức sử dụng đất chỉ làm cho quy định Luật Đất đai gây khó khăn phiền hà cho người dân và doanh nghiệp, tạo cơ hội cho tham nhũng, tiêu cực.

Bà Ánh lấy ví dụ quy định đối với 07 loại chủ thể sử dụng đất được quy định tại Điều 5 Dự thảo Luật Đất đai, đối với chủ thể có quyền và nghĩa vụ sử dụng các loại đất giống nhau có thể gom chung lại để quy định.

Điều đó thuận lợi cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết những vấn đề về giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích, chuyển nhượng, công nhận quyền sử dụng đất… và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định Luật Đất đai.

Lý do là bởi đối tượng điều chỉnh của Luật luôn là tổ chức, cá nhân, chứ không phải diện tích đất theo từng loại đất. Việc phân loại đất là cần thiết và điều đó giúp ích cho cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai thực hiện trách nhiệm quản lý các loại đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo ngành, lĩnh vực, địa phương đảm bảo sử dụng có hiệu quả.

Đặc biệt, đối với hạn mức sử dụng đất nông nghiệp bằng chính sách thuế sử dụng đất, từ đó bà Ánh gợi ý dự thảo Luật Đất đai nên quy định mở rộng đối với vấn đề hạn mức sử dụng đất nói chung, hạn mức sử dụng đất nông nghiệp và đất ở nói riêng, cùng với việc thay đổi cách tính thuế, mức thuế suất nhằm sửa đổi, bổ sung chính sách thuế để nhằm đồng bộ hóa hệ thống pháp Luật Đất đai với pháp luật có liên quan để nguồn lực đất đai được sử dụng hiệu quả.

Xem thêm: Đề nghị công nhận đất không giấy tờ sử dụng trước 2014

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chưa bao quát hết thực tiễn đời sống

Cần đặc biệt cẩn trọng khi quy định về tái định cư trong Luật Đất đai (Sửa đổi)

Góp ý Luật Đất đai (sửa đổi): Kiến nghị để khung giá đất và bỏ bảng giá đất

Thứ 4, 01/03/2023 | 09:06
Sáng 1/3, Hội Luật gia Việt Nam tiếp tục phiên thứ 2 Hội thảo góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), hội thảo tập trung các vấn đề cụ thể như tài chính, giá đất...

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chưa bao quát hết thực tiễn đời sống

Thứ 4, 01/03/2023 | 10:13
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu còn vướng mắc, và một trong những nguyên nhân là do quy định pháp luật chưa bao quát hết thực tiễn đời sống xã hội.

Quy hoạch sử dụng đất phải dài hơn để tạo ổn định cho hoạt động đầu tư

Thứ 3, 28/02/2023 | 14:09
Hiện các quy định về quy hoạch, kế hoạch của dự thảo chưa cho thấy sự gắn kết và mối quan hệ giữa quy hoạch phát triển kinh tế xã hội quốc gia và quy hoạch đất đai.
Cùng tác giả

Eximbank lên tiếng về tin Chủ tịch mới bị cổ đông yêu cầu miễn nhiệm

Thứ 7, 01/07/2023 | 07:00
Eximbank cho biết chưa nhận được nhóm cổ đông sở hữu 10% cổ phần ngân hàng đòi miễn nhiệm tân Chủ tịch HĐQT Đỗ Hà Phương vừa nhận chức 2 ngày.

Eximbank họp cổ đông bất thường, bầu bổ sung thành viên HĐQT

Thứ 5, 29/06/2023 | 19:03
Sau khi có Chủ tịch HĐQT mới, Eximbank sẽ tổ chức ĐHĐCĐ bất thường nhằm bầu bổ sung Thành viên HĐQT để đảm bảo số lượng thành viên theo đúng điều lệ ngân hàng.

Kinh doanh thương mại điện tử không phải giảm giá, doanh nghiệp cần tư duy đúng

Thứ 5, 29/06/2023 | 16:16
Chuyên gia cho rằng, doanh nghiệp cần tư duy đúng khi kinh doanh trên các nền tảng thương mại điện tử, không phải kinh doanh trên thương mại điện tử là giảm giá.

PG Bank nới room ngoại từ 2% lên mức trần 30%

Thứ 4, 28/06/2023 | 21:28
Là 1 ngân hàng có tỉ lệ room ngoại thấp với chỉ 2% sau khi hỗ trợ thoái vốn của cổ đông lớn, PG Bank đã nới tỉ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài lên mức trần 30%.

Bà Đỗ Hà Phương làm tân Chủ tịch Eximbank

Thứ 4, 28/06/2023 | 21:12
HĐQT Eximbank đã tổ chức họp theo đúng quy định và bầu bà Đỗ Hà Phương - sinh năm 1984, giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT ngân hàng.
Cùng chuyên mục

Nga coi trọng quan hệ đối tác chiến lược với ASEAN

Thứ 7, 27/04/2024 | 17:29
Nga coi trọng quan hệ đối tác chiến lược với ASEAN, ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực và cam kết phối hợp chặt chẽ cùng ASEAN ứng phó các thách thức chung trong khu vực.

Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam: Đưa pháp luật gần gũi với người dân

Thứ 7, 27/04/2024 | 08:20
Chủ tịch Nguyễn Văn Quyền nhấn mạnh, phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý có ý nghĩa lớn trong việc tăng cường sự hiểu biết của người dân về pháp luật.

Việt Nam là đối tác chiến lược tin cậy và có trách nhiệm của UNESCO

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:51
Ngày 25/4, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp bà Simona-Mirela Miculescu, Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO.

“Tiếng sấm” của Điện Biên Phủ trong dư luận quốc tế

Thứ 5, 25/04/2024 | 15:11
Dư luận thế giới của 70 năm về trước và nhiều năm sau đó vẫn không thôi những dòng viết về sự kiện Điện Biên Phủ - cơn địa chấn "có một không hai" trong lịch sử.

Cái "bắt tay" của quan hệ Việt - Pháp từ điểm nhìn Điện Biên Phủ

Thứ 5, 25/04/2024 | 14:25
Chiến thắng Điện Biên Phủ đã chấm dứt vĩnh viễn sự xâm lược của thực dân Pháp tại Đông Dương nhưng cũng mở ra một chương mới tốt đẹp hơn cho quan hệ Việt - Pháp.
     
Nổi bật trong ngày

Lời chia buồn

Thứ 7, 27/04/2024 | 20:14
Ban Biên tập Tạp chí Đời sống và Pháp luật - Tạp chí Điện tử Người Đưa Tin cùng tập thể cán bộ, Phóng viên, Biên tập viên xin gửi lời chia buồn tới bà Nguyễn Diệu Hương Ly – Nhân viên  Ban Trị sự.

Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam: Đưa pháp luật gần gũi với người dân

Thứ 7, 27/04/2024 | 08:20
Chủ tịch Nguyễn Văn Quyền nhấn mạnh, phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý có ý nghĩa lớn trong việc tăng cường sự hiểu biết của người dân về pháp luật.

Nga coi trọng quan hệ đối tác chiến lược với ASEAN

Thứ 7, 27/04/2024 | 17:29
Nga coi trọng quan hệ đối tác chiến lược với ASEAN, ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực và cam kết phối hợp chặt chẽ cùng ASEAN ứng phó các thách thức chung trong khu vực.

Tuyên Quang: Níu chân du khách bằng sắc màu thổ cẩm

Thứ 7, 27/04/2024 | 14:43
Vừa qua, chương trình trưng bày, giới thiệu sản phẩm du lịch, làng nghề đã được tổ chức tại tỉnh Tuyên Quang.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thứ 7, 27/04/2024 | 20:37
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký ban hành Công điện số 41/CĐ-TTg ngày 27/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng.