Quốc gia châu Phi vật lộn để tránh lãng phí vắc-xin “cận date”

Quốc gia châu Phi vật lộn để tránh lãng phí vắc-xin “cận date”

Thứ 3, 14/12/2021 | 19:00
0
Tỉ lệ tiêm chủng chỉ đạt 4% nhưng Nigeria và Senegal đang đối mặt với tình trạng vắc-xin Covid-19 đã hết hạn mà vẫn chưa được sử dụng, buộc phải tiêu hủy.

Tiêu huỷ 1 triệu liều vắc-xin hết hạn

Ở Senegal, ít nhất 200.000 liều vắc-xin Covid-19 đã hết hạn mà vẫn chưa được sử dụng trong 2 tháng qua, và 200.000 liều vắc-xin khác nữa sẽ hết hạn vào cuối tháng 12 này, người đứng đầu chương trình tiêm chủng của quốc gia Tây Phi cho biết.

Còn ở Nigeria, nước này sẽ tiến hành tiêu hủy khoảng 1 triệu liều vắc-xin Covid-19 đã hết hạn sử dụng và sẽ không nhận vắc-xin được tặng có thời hạn sử dụng ngắn nữa, giới chức y tế Nigeria xác nhận.

Tuy nhiên thời gian thực hiện việc tiêu hủy chưa được ấn định, Faisal Shuaib, người đứng đầu Cơ quan Phát triển Chăm sóc Sức khỏe Ban đầu Quốc gia (NPHCDA), cho biết hôm 13/12.

NPHCDA đang làm việc với cơ quan quản lý thuốc quốc gia, là NAFDAC, để ấn định ngày tiêu hủy số vắc-xin nói trên, Shuaib cho biết thêm.

Việc một số lượng vắc-xin Covid-19 do các nước phương Tây giàu có tặng chỉ còn hạn sử dụng trong vài tuần đã làm tăng thêm thách thức cho Nigeria trong việc tiêm chủng cho người dân. Mới có chưa đến 4% người lớn ở quốc gia đông dân nhất châu Phi (với dân số hơn 200 triệu người) được tiêm chủng đầy đủ, Bộ trưởng Y tế Nigeria Osagie Ehanire cho biết hồi tuần trước.

Trong giai đoạn khan hiếm vắc-xin trước đây, Nigeria đã chấp nhận vắc-xin có thời hạn sử dụng ngắn từ các nhà tài trợ quốc tế nhằm nhanh chóng thực hiện chương trình tiêm chủng để bảo vệ người dân khỏi loại virus nguy hiểm, theo Shuaib.

Nigeria sẽ không chấp nhận vắc-xin có thời hạn sử dụng ngắn nữa, ông cho biết, trích dẫn quyết định của Ủy ban chỉ đạo của Tổng thống về Covid-19.

Vì đâu nên nỗi?

Các chính phủ châu Phi đã kêu gọi thêm vắc-xin Covid-19 để giúp bắt kịp các khu vực giàu có hơn, nơi việc triển khai vắc-xin đã diễn ra rầm rộ trong hơn một năm.

Tốc độ cung cấp vắc-xin cho châu Phi đã tăng lên nhanh chóng trong những tuần gần đây.

Một số quốc gia trong khu vực đã phải vật lộn để đảm bảo chương trình tiêm chủng bắt kịp với tốc độ vắc-xin được chuyển đến.

Các vấn đề về hậu cần, thời hạn sử dụng ngắn của vắc-xin được tài trợ và sự chần chừ tiêm chủng, tất cả đều làm chậm tốc độ tiêm chủng, dẫn tới vắc-xin không được kịp thời sử dụng trước khi hết hạn.

"Vấn đề chính là sự chần chừ tiêm chủng", Ousseynou Badiane, người phụ trách triển khai vắc-xin của Senegal, cho biết. "Số ca mắc bệnh đang giảm dần. Người ta đặt câu hỏi rằng tại sao phải tiêm phòng nếu dịch bệnh không còn nữa"?

Thế giới - Quốc gia châu Phi vật lộn để tránh lãng phí vắc-xin “cận date”

Được triển khai từ tháng 2/2021, chiến dịch tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19 của Senegal có tiến triển khá chậm chạp. Ảnh: Xinhua

Senegal đã ghi nhận hơn 74.000 trường hợp nhiễm Covid-19 và 1.886 trường hợp tử vong kể từ khi đại dịch bắt đầu, thấp hơn nhiều so với những con số được thấy ở nhiều quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề hơn bởi loại virus nguy hiểm này.

Tốc độ lây nhiễm ở Senegal đã giảm xuống kể từ làn sóng thứ ba diễn ra hồi tháng 7, thời điểm nhu cầu vắc-xin tăng đột biến. Từ đó, quốc gia Tây Phi này thỉnh thoảng không ghi nhận ca nhiễm mới hàng ngày.

Sự thờ ơ đã kéo lùi tốc độ tiêm chủng. Chiến dịch tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19 ở Senegal bắt đầu từ tháng 2. Nhưng đến nay mới có 1,3 triệu người được tiêm trong tổng số 17 triệu dân, theo Straits Times, tương đương với tỉ lệ tiêm chủng gần 7,7%.

Hiện Senegal đang tiêm chủng cho 1.000-2.000 người mỗi ngày, giảm so với mức 15.000 người/ngày trong mùa hè, Badiane nói với Reuters. Với tốc độ này, Senegal không thể sử dụng hết được số vắc-xin mà nước này đang có.

"Chúng tôi không lạc quan" về việc sử dụng hết 200.000 liều vắc-xin trước khi chúng hết hạn vào cuối tháng này, ông cho biết.

Badiane hy vọng Chính phủ có thể sẽ đưa ra một số loại hạn chế đối với những người chưa tiêm chủng, bao gồm cả việc sử dụng “hộ chiếu vắc-xin” như nhiều quốc gia khác đã làm, để tăng tỉ lệ tiêm chủng.

Minh Đức (Theo Reuters, Straits Times)

Làn sóng Omicron ở Nam Phi hé lộ những điều đáng lạc quan

Thứ 7, 11/12/2021 | 09:18
Mặc dù các ca bệnh đang tăng nhanh hơn bất kỳ làn sóng Covid-19 nào trước đây ở Nam Phi, nhưng bằng chứng ban đầu đang cho Bộ Y tế nước này lý do để lạc quan.

"Một mũi tên trúng 3 đích" từ việc tặng vắc xin Covid-19

Thứ 3, 07/12/2021 | 09:48
Thông qua việc quyên tặng nhiều vắc-xin hơn cho các quốc gia đang cần, các nước giàu có hơn đã gặt hái thành quả của chiến lược “một mũi tên trúng 3 đích”.

Omicron làm dấy lên quan ngại về bất bình đẳng vắc-xin trên toàn cầu

Thứ 6, 03/12/2021 | 17:15
Các chuyên gia y tế từ lâu đã cảnh báo về việc Covid-19 sẽ tiếp tục phát triển và lây lan nếu nhiều nơi trên thế giới vẫn trong tình trạng thiếu vắc-xin.
Cùng tác giả

Góc nhìn Người Đưa Tin: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2023

Thứ 2, 25/12/2023 | 07:15
Xung đột Nga-Ukraine, xung đột Israel-Hamas, cạnh tranh Mỹ-Trung, bất ổn ở châu Phi... là những sự kiện “tốn nhiều giấy mực” nhất của truyền thông trong năm qua.

Lãi suất cao ở Mỹ gây bất ổn tài chính tại Đông Á mới nổi

Thứ 2, 27/11/2023 | 10:11
Lập trường thắt chặt tiền tệ của Fed đã khiến thị trường chứng khoán ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Hàn Quốc, đi xuống.

3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Thứ 3, 07/11/2023 | 21:08
Theo UNDP, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với 3 nhóm nguy cơ tồn tại đồng thời, bao gồm các mối đe dọa liên quan đến sự sinh tồn của con người.

Sức hút đầu tư của Pháp – Bài học cho Việt Nam

Chủ nhật, 15/10/2023 | 15:00
Chìa khóa để Pháp đạt được những “dấu son” trên hành trình tái công nghiệp hóa và thu hút đầu tư là cải cách. Đây cũng là bài học giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi.

Cải cách giúp ADB biến “hàng tỷ” USD thành “hàng nghìn tỷ”

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:31
Để đạt được điều này, huy động nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt.
Cùng chuyên mục

EU dự tính áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với LNG của Nga

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:55
Đáng chú ý, các đề xuất mới sẽ không cấm các quốc gia thành viên mua LNG của Nga, mà thay vào đó sẽ nhắm vào các chuyến hàng quá cảnh các cảng của EU.

Thống đốc Ngân hàng Nga hành động sau chỉ đạo “nóng” của ông Putin

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:10
Lãi suất ở Nga được duy trì ở mức cao để chống lại áp lực lạm phát gia tăng và chống đỡ đồng Rúp khỏi bị chao đảo trước các đòn trừng phạt của Mỹ và EU.

Yêu cầu của Nga đe dọa dòng chảy dầu thô sang Đức

Thứ 7, 27/04/2024 | 06:00
Đức dù không còn mua dầu của Moscow vẫn phải dựa vào cơ sở hạ tầng đường ống của Nga để nhận hàng từ nước thứ 3.

So sánh tiềm lực sáng chế UAV của Nga, Ukraine trong xung đột

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:15
Nga đã nộp 342 bằng sáng chế máy bay không người lái (UAV) từ năm 2022 đến năm 2024, trong khi Ukraine chỉ nộp 4 bằng sáng chế trong cùng khoảng thời gian.

Nguyên nhân xe tăng Abrams của Mỹ “biến mất” khỏi tiền tuyến Ukraine

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:30
Trong vòng chưa đầy 2 tháng, các lực lượng Nga đã tiêu diệt được 5 chiếc xe tăng Abrams do Ukraine triển khai trong vùng chiến sự.
     
Nổi bật trong ngày

Lời chia buồn

Thứ 7, 27/04/2024 | 20:14
Ban Biên tập Tạp chí Đời sống và Pháp luật - Tạp chí Điện tử Người Đưa Tin cùng tập thể cán bộ, Phóng viên, Biên tập viên xin gửi lời chia buồn tới bà Nguyễn Diệu Hương Ly – Nhân viên  Ban Trị sự.

EU dự tính áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với LNG của Nga

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:55
Đáng chú ý, các đề xuất mới sẽ không cấm các quốc gia thành viên mua LNG của Nga, mà thay vào đó sẽ nhắm vào các chuyến hàng quá cảnh các cảng của EU.

Tuyên Quang: Níu chân du khách bằng sắc màu thổ cẩm

Thứ 7, 27/04/2024 | 14:43
Vừa qua, chương trình trưng bày, giới thiệu sản phẩm du lịch, làng nghề đã được tổ chức tại tỉnh Tuyên Quang.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thứ 7, 27/04/2024 | 20:37
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký ban hành Công điện số 41/CĐ-TTg ngày 27/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng.

Yêu cầu của Nga đe dọa dòng chảy dầu thô sang Đức

Thứ 7, 27/04/2024 | 06:00
Đức dù không còn mua dầu của Moscow vẫn phải dựa vào cơ sở hạ tầng đường ống của Nga để nhận hàng từ nước thứ 3.