Quảng Bình: Lý do nông dân chọn thợ hồ, bỏ hoang hơn 6000 ha đất lúa

Ngô Thị Huyền
Thứ 2, 14/08/2023 | 11:09
0
Toàn tỉnh Quảng Bình có 6.886ha diện tích đất trồng lúa bị bỏ hoang, không sản xuất vụ hè-thu, gây nên tình trạng lãng phí nguồn tài nguyên đất hiện nay.

Lệ Thủy được xem là “vựa lúa” lớn nhất tỉnh Quảng Bình và sản xuất lúa vụ hè – thu luôn đạt năng suất cao, nhưng năm nay, huyện này có đến trên 700 ha đất bỏ hoang không sản xuất.

Xã Hoa Thủy là một trong những địa phương có diện tích bỏ hoang, không sản xuất vụ hè – thu lớn của huyện, vụ này toàn xã có 739 ha lúa tái sinh, 16,5 ha gieo trồng mới và có đến trên 200 ha bỏ hoang.

Tìm hiểu được biết, có nhiều nguyên nhân khiến người dân “không mặn mà” với vụ lúa hè thu này. Theo đó, khó khăn lớn nhất của việc gieo trồng vụ hè-thu là bị chuột phá hoại. Thường lúa tái sinh sẽ thu hoạch sớm hơn lúa gieo sạ một khoảng thời gian dài nên khi lúa tái sinh thu hoạch xong thì chuột sẽ tấn công lên vùng lúa gieo sạ để tìm kiếm thức ăn.

Dân sinh - Quảng Bình: Lý do nông dân chọn thợ hồ, bỏ hoang hơn 6000 ha đất lúa

Toàn tỉnh Quảng Bình có 6.886 ha diện tích đất trồng lúa bị bỏ hoang, không sản xuất vụ hè-thu.

Ông Võ Xuân Hòa, Chủ tịch UBND xã Hoa Thủy, cho biết: "Nếu không có biện pháp, chỉ trong vài đêm là chuột có thể phá nát cả đồng lúa, dẫn đến năng suất, sản lượng thấp, sản xuất không có lãi, chưa kể khi gặp thời tiết bất lợi sẽ thua lỗ".

Bố Trạch cũng là địa phương có diện tích trồng lúa hè-thu bị bỏ hoang nhiều. Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) huyện, vụ hè-thu năm 2023, toàn huyện có khoảng hơn 420ha ruộng lúa bị bỏ hoang, riêng xã Đại Trạch có hơn 160ha mặc dù nguồn nước tưới tiêu luôn được bảo đảm.

Chỉ tay về phía cánh đồng bỏ hoang, ông Đinh Hữu Viết ở thôn Phương Hạ, cho hay, nhà ông có 1 mẫu đất lúa, tuy nhiên, vụ này ông chỉ gieo cấy 1 sào, còn lại đất để hoang. Theo ông Viết, trước đây nông dân trồng lúa thường lấy công làm lãi, nhưng nay tất cả đều phải đi thuê, chưa kể giá cả vật tư nông nghiệp tăng cao.

Dân sinh - Quảng Bình: Lý do nông dân chọn thợ hồ, bỏ hoang hơn 6000 ha đất lúa (Hình 2).

Có nhiều nguyên nhân khiến người dân “không mặn mà” với vụ lúa hè thu này.

"Chi phí thuê máy móc cho vụ đông-xuân khoảng 180.000 đồng/sào nhưng vụ hè-thu tăng lên 300.000 đồng/sào vì làm gấp để kịp thời vụ. Chưa kể giá phân bón cũng tăng lên đáng kể. Năm 2021, giá phân bón từ 800.000 - 900.000 đồng/tạ. Nhưng đến năm 2022, giá phân bón tăng vọt lên 1,8 triệu đồng/tạ, thậm chí có thời điểm lên hơn 2 triệu đồng/tạ. Năm nay, giá phân bón có giảm xuống còn 1,5 triệu đồng/tạ nhưng mức giá đó vẫn còn quá cao, trong khi năng suất lúa hè - thu chỉ đạt 70% so với vụ đông - xuân, làm không có lãi, thậm chí là thua lỗ nếu mất mùa”, ông Viết giải thích.

Trao đổi với một số nông dân xã Đại Trạch, họ cho biết, ngoài những nguyên nhân trên, thì nỗi sợ bị chuột phá hoại cũng được đặt lên hàng đầu.

Dân sinh - Quảng Bình: Lý do nông dân chọn thợ hồ, bỏ hoang hơn 6000 ha đất lúa (Hình 3).

Người dân quây kín ruộng nhưng vẫn bị chuột phá hại.

Ông Nguyễn Thanh Bình, ở thôn Phương Hạ, xã Đại Trạch, chỉ tay về phía ruộng lúa của mình: “Tôi quây kín như vậy rồi nhưng không ăn thua với lũ chuột. Không cẩn thận, chỉ một đêm là chúng phá hết. Nếu như 1 sào lúa vụ đông – xuân cho năng suất khoảng 2,5 tạ nhưng vụ hè – thu này chuột phá hết, may mắn cũng chỉ được 1,5 tạ, có khi còn không được nên nhiều người đi kiếm việc khác làm chứ trồng lúa lỗ lắm”.

Tình trạng người dân ở xã Đại Trạch chỉ sản xuất vụ đông – xuân, còn vụ hè – thu gần như bỏ hoang đồng ruộng diễn ra từ lâu.

Dân sinh - Quảng Bình: Lý do nông dân chọn thợ hồ, bỏ hoang hơn 6000 ha đất lúa (Hình 4).

Cân đối đầu vào đầu ra lợi nhuận quá thấp hoặc không có nên người dân không làm vụ lúa hè – thu.

Theo ông Phan Văn Ngọ, Chủ tịch UBND xã Đại Trạch, so với các xã khác, Đại Trạch nước tưới tiêu cơ bản đầy đủ, tuy nhiên cân đối đầu vào đầu ra lợi nhuận quá thấp hoặc không có nên người dân không mặn mà với vụ hè – thu.

Đặc điểm địa hình của xã thì gò đồi, Quốc lộ 1A, đường sắt, kênh mương cấp 1 nên chuột quá nhiều. Mặc dù xã luôn triển khai các chiến dịch diệt chuột, hiện nay vẫn thu mua 1 con 3,5 ngàn đồng cho bà con nhưng không ăn thua.

Cũng theo Chủ tịch UBND xã Đại Trạch, do thu nhập từ trồng lúa thấp nên người dân chọn đi làm nghề khác hoặc đi nước ngoài. “Giá lúa một tạ khoảng 630-650 ngàn đồng, ở đây rảnh rỗi bà con đi phụ nề công khá cao, nếu chồng thợ, vợ phụ thì một ngày đi làm tiền công đủ để mua một tạ lúa. Ngoài ra, hiện nay có khoảng 1.400 người ở xã Đại Trạch đang ở nước ngoài nên bà con có thu nhập khá ổn định”.

Dân sinh - Quảng Bình: Lý do nông dân chọn thợ hồ, bỏ hoang hơn 6000 ha đất lúa (Hình 5).

Hệ thống thủy lợi ở đồng ruộng vẫn rất đảm bảo.

Ông Nguyễn Hương Liên, Phó chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thông tin, chi cục đã tham mưu cho Sở NN-PTNT trong việc khuyến cáo các huyện, thị thực hiện đồng bộ các giải pháp như chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp, tăng cường chuyển đổi diện tích đất lúa kém hiệu quả, thiếu nước sang trồng cây ngắn ngày, phối hợp với các công ty giống cung ứng các giống lúa ngắn ngày và cực ngắn ngày cho người dân sản xuất vụ hè-thu để thu hoạch sớm, hạn chế thiệt hại do ảnh hưởng của mưa lũ đầu vụ…

Theo thống kê của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, vụ đông-xuân 2022-2023, diện tích gieo cấy toàn tỉnh  Quảng Bình đạt 29.386ha nhưng vụ hè-thu diện tích gieo trồng chỉ đạt 22.500ha. Như vậy, toàn tỉnh có 6.886ha diện tích đất trồng lúa bị bỏ hoang, không sản xuất vụ hè-thu, gây nên tình trạng lãng phí nguồn tài nguyên đất hiện nay.

Trải lòng của cô giáo mầm non "chia tay nghề" sau 10 năm gắn bó

Thứ 4, 09/08/2023 | 15:20
Con còn nhỏ cộng với áp lực nghề nghiệp lớn, mới đây một cô giáo mầm non tại Quảng Bình đã viết đơn xin nghỉ việc ở nhà kinh doanh, buôn bán.

Xác minh tài sản, thu nhập 13 trường hợp tại sở GD&ĐT Quảng Bình

Thứ 5, 03/08/2023 | 18:45
Tổ xác minh Thanh tra tỉnh Quảng Bình, đã tiến hành bốc thăm lựa chọn ngẫu nhiên 13 trường hợp được xác minh tài sản, thu nhập năm 2023 tại Sở GD&ĐT theo quy định.

Sở TN&MT Quảng Bình chỉ ra những vi phạm của doanh nghiệp thuê "đất vàng"

Thứ 6, 21/07/2023 | 15:00
Ngày 20/7, sở TN&MT tỉnh Quảng Bình, đã có kết luận thanh tra về việc chấp hành pháp luật trong sử dụng đất đai đối với các đơn vị được thuê đất trên địa bàn.
Cùng tác giả

Quảng Bình: Lý do một Trưởng phòng GD&ĐT huyện xin thôi chức vụ để làm nhân viên

Thứ 4, 15/05/2024 | 20:33
Ngày 15/5, UBND huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình đã có quyết định về việc cho thôi giữ chức vụ đối với ông Phan Thanh Xuân, Trưởng phòng Giáo dục - Đào tạo huyện.

Huyện nghèo xây trường học tiền tỷ rồi bỏ hoang vì không có học sinh

Thứ 4, 15/05/2024 | 17:59
Việc một số điểm trường có vốn đầu tư hàng tỷ đồng, xây dựng xong rồi bỏ hoang hoặc chậm đưa vào sử dụng đã gây lãng phí ngân sách Nhà nước, khiến dư luận bức xúc.

Vụ 4 tàu bị chìm: Ngư dân thứ 14 vào bờ an toàn, 10 người vẫn mất tích

Thứ 3, 14/05/2024 | 20:15
Anh Dung là thuyền viên của tàu cá gặp nạn, chìm tàu trên biển vào ngày 3/5 và cũng là ngư dân thứ 14 được cứu vớt. Hiện còn 10 ngư dân đang mất tích.

Phát hiện hồ nước bí ẩn "treo" lơ lửng trong hang ở Quảng Bình

Chủ nhật, 12/05/2024 | 06:24
Hồ nước bí ẩn nằm cao hơn hệ thống sông ngầm khoảng 15m vừa được phát hiện trong nhánh phụ của hang Thung, VQG Phong Nha - Kẻ Bàng.

Vụ 4 tàu cá bị chìm: Gia đình lập bàn thời bái vọng ngư dân mất tích

Thứ 7, 11/05/2024 | 19:44
Sau gần 10 ngày nỗ lực tìm kiếm vẫn chưa có tung tích các nạn nhân trong vụ 4 tàu cá bị chìm, một số gia đình ngư dân bị mất tích đã lập ban thờ bái vọng, chịu tang.
Cùng chuyên mục

Đồng Nai: Thông tin mới nhất vụ nghi ngộ độc tại huyện Trảng Bom

Thứ 5, 16/05/2024 | 16:48
Hiện công an đã vào cuộc điều tra vụ nghi ngộ độc thực phẩm tại Công ty TNHH Dechang Việt Nam (Khu công nghiệp Giang Điền, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai).

Hàng chục khách du lịch nghi ngộ độc thực phẩm: Bình Thuận chỉ đạo khẩn

Thứ 5, 16/05/2024 | 14:37
UBND tỉnh yêu cầu các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về nguy cơ ngộ độc thực phẩm ở các khu du lịch.

Thanh Hóa xử lý, lập lại trật tự 100 cơ sở chế biến gỗ keo không phép

Thứ 5, 16/05/2024 | 11:58
Là địa phương có khoảng 120.000 ha đất rừng trồng keo, xuất phát từ nhu cầu tiêu thụ sản phẩm, tỉnh Thanh Hóa có hơn 100 cơ sở băm dăm, chế biến gỗ keo trái phép.

Đồng Nai: Sở Y tế vào cuộc vụ ngộ độc thực phẩm ở Công ty TNHH Dechang

Thứ 5, 16/05/2024 | 10:50
Sở Y tế tỉnh Đồng Nai yêu cầu điều tra nguyên nhân vụ gần 100 người nghi bị ngộ độc thực phẩm tại Công ty TNHH Dechang Việt Nam.

“Biệt đội” thiện nguyện vá đường xuyên đêm

Thứ 5, 16/05/2024 | 07:15
Đêm khuya, khi mọi người đang chìm trong giấc ngủ, những thành viên thiện nguyện của “biệt đội” vá đường bắt đầu lên đèn làm việc.
     
Nổi bật trong ngày

Cà Mau: Hơn 31.000ha rừng dự báo cháy cấp V

Thứ 4, 15/05/2024 | 15:48
Mặc dù, những ngày vừa qua ở tỉnh Cà Mau có mưa nhưng đây là thời điểm cực kỳ nguy hiểm, rừng có thể cháy bất cứ lúc nào trong ngày.

Bãi xe ngang nhiên hoạt động tại quận Tây Hồ bất chấp bị xử phạt

Thứ 4, 15/05/2024 | 16:14
Mặc dù đã bị xử phạt nhưng bãi trông, rửa xe trái phép trên phường Yên Phụ, quận Tây Hồ (Tp.Hà Nội) vẫn. ngang nhiên hoạt động, bất chấp "lệnh dừng".

Thanh Hóa xử lý, lập lại trật tự 100 cơ sở chế biến gỗ keo không phép

Thứ 5, 16/05/2024 | 11:58
Là địa phương có khoảng 120.000 ha đất rừng trồng keo, xuất phát từ nhu cầu tiêu thụ sản phẩm, tỉnh Thanh Hóa có hơn 100 cơ sở băm dăm, chế biến gỗ keo trái phép.

Hàng chục khách du lịch nghi ngộ độc thực phẩm: Bình Thuận chỉ đạo khẩn

Thứ 5, 16/05/2024 | 14:37
UBND tỉnh yêu cầu các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về nguy cơ ngộ độc thực phẩm ở các khu du lịch.

Dự báo thời tiết ngày 16/5/2024: Cảnh báo mưa dông giờ tan tầm

Thứ 5, 16/05/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (16/5). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.