Quan hệ Philippines-Trung Quốc: 'Sự chấp thuận chiến lược'

Quan hệ Philippines-Trung Quốc: 'Sự chấp thuận chiến lược'

Thứ 7, 25/03/2017 | 19:14
0
Khi Chính quyền Tổng thống Donald Trump vẫn lúng túng trong quan hệ với đồng minh lâu năm Philippines, Bắc Kinh lại có những hành động bất ngờ…

Tổng thống Philippines, ông Rodrigo Duterte, mới đây thừa nhận rằng: “Manila không thể ngăn chặn tham vọng bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông, bởi ngay cả Mỹ cũng không có khả năng này”.

Phát ngôn này được đưa ra khi người đứng đầu Chính phủ Manila được hỏi: "Philippines sẽ phản ứng như thế nào nếu Bắc Kinh đẩy nhanh kế hoạch xây dựng tại bãi cạn Scarborough trên Biển Đông".

Tiêu điểm - Quan hệ Philippines-Trung Quốc: 'Sự chấp thuận chiến lược'

 Trung Quốc bác bỏ việc xây cơ sở trên bãi cạn Scarborough tranh chấp với Philippines.

Tờ The National Interest dẫn lời Giáo sư Richard Javad Heydarian tại đại học De La Salle cho hay, tuyên bố của Tổng thống Duterte đã phản ánh phần nào thực tế hiện nay của Philippines. Theo đó, Manila không hề muốn mối quan hệ đang ấm lên giữa nước này và Trung Quốc đổ vỡ. Hiện mối quan hệ giữa Manila – Bắc Kinh được xem là “sự chấp thuận chiến lược”. 

Trong hai tháng qua, hai quan chức cấp cao của Trung Quốc đã tới thăm Philippines nhằm tăng cường quan hệ với đồng minh lâu năm của Mỹ.

Đầu tiên, Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Zhong Shan đến thảo luận với Tổng thống Duterte về kế hoạch xây dựng một khu công nghiệp chung, cùng các cơ hội đầu tư lớn giữa hai nước. Không lâu sau, Phó Thủ tướng Trung Quốc Uông Dương (Wang Yang) tuyên bố, Bắc Kinh trao cho Manila gói hỗ trợ kinh tế trị giá 6 tỷ USD. 

Giáo sư Richard Javad Heydarian, người từng là cố vấn chính sách tại Hạ viện Philippines cho rằng, đây chính là chiến lược dùng tiền “mua chuộc”  để đổi lấy sự “chấp thuận chiến lược" trong nhiều vấn đề...

Kể từ khi nhậm chức hồi tháng 6/2016, Tổng thống Duterte đã có nhiều điều chỉnh trong chính sách đối ngoại của Philippines. Quốc gia vạn đảo đã nỗ lực hàn gắn quan hệ với Bắc Kinh bởi quan hệ giữa hai nước đã có lúc rơi vào khủng hoảng vì vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. 

Song theo ông Heydarian, việc Trung Quốc giành quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough chỉ còn là vấn đề thời gian.

“Sự xuất hiện của các công trình trên những hòn đảo mà Trung Quốc đơn phương chiếm đóng cũng không nằm ngoài "tam giác chiến lược" của chính quyền Bắc Kinh. Kế hoạch này không chỉ cho phép Trung Quốc chiếm ưu thế ở Biển Đông, mà còn giúp họ hạn chế quyền tự do đi lại trên không và trên biển của lực lượng quân sự các nước đối thủ chiến lược như Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia”, Giáo sư Richard Javad Heydarian nhấn mạnh.

Xem thêm >>> Chân dung cảnh sát anh hùng tay không đối đầu khủng bố ở London

Giới quan sát đặt ra câu hỏi liệu Mỹ, đồng minh thân thiết của Philippines, hay Tokyo, đối tác chiếc lược của Manila, sẽ đưa ra lời cam kết giúp Philippines ngăn chặn hành động trái phép của Trung Quốc ở bãi cạn Scarborough?

Hiện tại, chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump mới chỉ cử một quan chức cấp cao là Bộ trưởng Quốc phòng thực hiện chuyến thăm tới khu vực Đông Nam Á và Philippines. Hành động này được xem là chưa đủ để trấn an đồng minh của Mỹ trước mối lo về sự lớn mạnh cả về kinh tế và quân sự của Trung Quốc. 

Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Delfin Lorenzana nhiều lần cảnh báo, Trung Quốc đang có ý định xâm chiếm bãi cạn Scarborough, khu vực mà Philippines tuyên bố chủ quyền, đồng thời nhấn mạnh bất cứ hành động cải tạo nào cũng “không thể chấp nhận”. Song dường như, chính quyền của Tổng thống Donald Trump vẫn đang lúng túng trong quan hệ với đồng minh lâu năm này.

Bên cạnh đó, cũng có phân tích cho rằng, việc Bắc Kinh xây dựng các công trình trên một số hòn đảo nhân tạo mà nước này chiếm đóng ở Biển Đông là nhằm 2 mục đích. Thứ nhất, các công trình này nhằm mục đích củng cố chủ quyền đơn phương bất hợp pháp của Trung Quốc ở Biển Đông. Thứ hai, các công trình sẽ nhằm tăng cường sự hiện diện của quân đội Trung Quốc tại vùng biển này.  

Xem thêm >>> Vụ tấn công ở London: Tình báo Anh từng 'đánh giá thấp' kẻ khủng bố?

 

Phương Anh

 

 

Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Quân đội Nga sắp được trang bị “siêu rồng lửa” S-500

Thứ 3, 30/04/2024 | 07:15
Hệ thống phòng không S-500 Prometheus sẽ cung cấp lá chắn vững chắc cho các trung tâm hành chính và công nghiệp quan trọng ở Nga.

Có gì trong kịch bản thăm dò sức chịu đựng của nền kinh tế Nga?

Thứ 3, 30/04/2024 | 14:30
Theo tất cả các kịch bản, các dự báo cho thấy sự suy thoái trong sản xuất và xuất khẩu dầu khí của Nga.

Thời khắc lịch sử của những chiến sĩ dẫn giải Dương Văn Minh đi tuyên bố đầu hàng

Thứ 3, 30/04/2024 | 15:25
Cùng đồng đội đối mặt với Tổng thống cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn Dương Văn Minh, Đại úy Phạm Xuân Thệ khi ấy chỉ nghĩ làm sao nhanh có lời tuyên bố đầu hàng được phát thanh rộng rãi ra để sớm kết thúc chiến tranh, đỡ đổ máu cho đồng đội.

Ba Lan, Litva có nguy cơ vi phạm luật EU nếu giúp Ukraine triệu hồi nam giới

Thứ 3, 30/04/2024 | 06:00
Người tị nạn Ukraine chạy trốn xung đột có quyền tiếp cận chỗ ở, phúc lợi, chăm sóc y tế, giáo dục và việc làm ở Ba Lan, Litva và các nước EU khác.

Từ chối khí đốt Nga, các nước châu Âu yêu cầu Algeria “tăng viện”

Thứ 3, 30/04/2024 | 16:02
Cuộc xung đột Nga-Ukraine tiếp tục tác động và làm xáo trộn chuỗi phân phối năng lượng trong khu vực.