"Phổ cập" bằng thạc sĩ cho giáo viên THPT... chẳng để làm gì!

Hoàng Thị Bích
Thứ 2, 31/12/2018 | 14:00
2
"Đề xuất giáo viên bậc THPT cần có bằng thạc sĩ nếu trở thành hiện thực sẽ dẫn đến tình trạng “phổ cập”, có nghĩa là người người, nhà nhà đi học thạc sĩ. Cái gì phát triển nóng quá, ồ ạt quá thì sẽ dẫn đến chất lượng không ổn", Ths. Phạm Phúc Thịnh nói.

Tại hội thảo quốc gia góp ý dự thảo luật Giáo dục (sửa đổi) với sự tham dự của nhiều chuyên gia giáo dục tại TP.HCM mới đây, TS. Nguyễn Kim Dung, Viện trưởng viện Nghiên cứu giáo dục, trường ĐH Sư phạm TP.HCM cho biết: "Chúng ta đã làm một việc rất tốt ở chỗ nâng trình độ giáo viên mầm non lên cao đẳng, nên tôi cũng đề nghị giáo viên bậc THPT cần có bằng thạc sĩ về giáo dục.

Tôi nghĩ đây là điều cần thiết vì rất nhiều nước ngay ở giáo viên bậc mầm non thôi đã là thạc sĩ giáo dục. Nếu thực hiện điều này thì giáo viên chỉ cần học thêm khoảng hai năm hoặc một năm tùy điều kiện".

Trước đề xuất của TS. Nguyễn Kim Dung, nhiều người đã đưa ra những ý kiến tranh luận trái chiều. Trong đó, có không ít ý kiến cho rằng việc nâng chuẩn trình độ giáo viên bậc THPT một lần nữa đề cao việc coi trọng bằng cấp.

Giáo dục - 'Phổ cập' bằng thạc sĩ cho giáo viên THPT... chẳng để làm gì!

Đề xuất giáo viên THPT cần có bằng thạc sĩ gây nhiều luồng ý kiến tranh cãi (Ảnh minh họa).

Từ câu chuyện này, PV báo điện tử Người Đưa Tin đã có cuộc trao đổi thẳng thắn với Thạc sĩ giáo dục Phạm Phúc Thịnh.

Thưa thầy, khi biết đến đề xuất giáo viên bậc THPT cần có bằng thạc sĩ về giáo dục, cá nhân thầy có những suy nghĩ gì?

Tôi chỉ có một suy nghĩ rằng đôi khi bằng cấp không đi đôi với năng lực. Nghĩa là, có những giáo viên ở bậc THPT dạy rất tốt mặc dù không có bằng thạc sĩ, ngược lại cũng có giáo viên là thạc sĩ nhưng vào trường tư dạy chỉ được 3, 4 tháng vì không đáp ứng được yêu cầu công việc. Vậy, cần bằng thạc sĩ để làm gì?

Như vậy theo thầy, đề xuất này có phù hợp với điều kiện giáo dục hiện tại của đất nước ta hiện nay?

Tôi thấy rằng, hiện nay mọi người đang nhầm lẫn giữa kiến thức và năng lực giảng dạy. Hai điều này không đi chung với nhau, có thể có những người kiến thức rất tốt nhưng phương pháp truyền đạt không phù hợp. Còn có những giáo viên kiến thức vừa phải nhưng lại có phương pháp truyền đạt thì hiệu quả rất cao.

Vì vậy, bằng cấp và năng lực công việc hoàn toàn không liên quan đến nhau. Tôi không phủ định thạc sĩ dạy không tốt, nhưng không có nghĩa cứ học thạc sĩ là có thể dạy tốt.

Giáo dục - 'Phổ cập' bằng thạc sĩ cho giáo viên THPT... chẳng để làm gì! (Hình 2).

Ths. Phạm Phúc Thịnh bày tỏ quan điểm của mình xoay quanh đề xuất này.

Theo thầy, đề xuất của TS. Nguyễn Kim Dung có thể dẫn đến những hệ lụy như thế nào nếu đi vào thực tiễn?

Đề xuất của TS. Nguyễn Kim Dung nếu trở thành hiện thực sẽ dẫn đến tình trạng mà chúng tôi hay đùa là “phổ cập”, có nghĩa là người người, nhà nhà đi học thạc sĩ. Tôi chắc chắn khi cái gì phát triển nóng quá, ồ ạt quá thì sẽ dẫn đến chất lượng không ổn.

Liên tiếp thời gian gần đây, giáo dục nước nhà xảy ra nhiều sự việc đau lòng. Cùng với đó, để nâng cao chất lượng giáo dục, cũng đã có không ít đề xuất được đưa ra. Tuy nhiên, những đề xuất này đều không được giải quyết một cách triệt để. Theo thầy, phải chăng người đưa ra đề xuất cũng bị bế tắc?

Có thể khi tôi nói ra sẽ nhiều người phản ứng. Nhưng tôi nghĩ trong ngành giáo dục có những tiêu chuẩn đưa ra không biết để làm gì. Tôi lấy ví dụ, trước đây, có tiêu chuẩn đưa ra là giáo viên phải biết tiếng Anh trình độ B. Tôi có những người bạn dạy ở vùng sâu cho học sinh dân tộc thiểu số, không có người nước ngoài lui đến, vậy thì một câu hỏi họ đặt ra cho tôi là “học tiếng Anh để làm gì?”. Khi chia sẻ câu chuyện này, tôi muốn dành một câu hỏi cuối cùng, hiệu quả ở đây là gì?

Vì vậy, tôi mong muốn làm sao đầu vào của sư phạm, con người mà ngành sư phạm đào tạo ra phải đúng với đam mê nghề nghiệp. Tôi nhấn mạnh thêm, ở bậc THPT không cần bằng thạc sĩ mới có thể dạy tốt. Tôi nghĩ, chỉ cần chuẩn ở mức độ đại học là được.

Trân trọng cảm ơn thầy!

Chương trình giáo dục phổ thông mới: Nhiều giáo viên có nguy cơ “tự đào thải”?

Chủ nhật, 30/12/2018 | 11:00
Sau khi bộ GD&ĐT công bố chương trình giáo dục phổ thông mới đã nhận được khá nhiều sự đánh giá cao từ các chuyên gia và đội ngũ giáo viên. Bên cạnh đó, việc tích hợp một số môn học có thể trở thành rào cản khiến một số giáo viên “tự đào thải” khỏi ngành giáo dục.

Nên thay giáo viên bằng robot

Thứ 5, 27/12/2018 | 07:00
Tháng 4/2018, trang NHK World Japan đưa tin Bộ Giáo dục Nhật Bản sẽ bắt đầu thử nghiệm dạy tiếng Anh bằng robot có trí tuệ nhân tạo (AI) tại 500 trường học trên toàn quốc.

Bắt nhóm cán bộ ngân hàng, giáo viên chơi ma túy tập thể

Thứ 7, 22/12/2018 | 09:52
Công an huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh vừa bắt giữ 13 đối tượng chơi ma túy trong quán karaoke Dubai. Đáng nói, trong số này có cán bộ ngân hàng và giáo viên.
Cùng tác giả

Bảo đảm Kỳ họp thứ 7 diễn ra an toàn, hiệu quả, chất lượng cao nhất

Thứ 4, 15/05/2024 | 20:26
Ông Trần Thanh Mẫn đề nghị các cơ quan, đơn vị khẩn trương tiếp thu, hoàn chỉnh các báo cáo, tờ trình, đảm bảo chất lượng cao nhất các nội dung trình Quốc hội.

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV sẽ xem xét 39 nội dung

Thứ 4, 15/05/2024 | 16:31
Dự kiến Kỳ họp thứ 7 sẽ khai mạc vào ngày 20/5 và bế mạc vào chiều ngày 27/6. Quốc hội sẽ họp tập trung tại Nhà Quốc hội với 2 đợt.

Nhiều kết quả tích cực về chuyển đổi số trong truyền thông pháp luật

Thứ 4, 15/05/2024 | 16:09
Sáng kiến nâng cao cơ hội được tiếp cận hoạt động truyền thông pháp luật, tư vấn pháp luật, hỗ trợ pháp lý cho người lao động phi chính thức ở 5 xã thuộc Nghệ An.

Ứng dụng CNTT trong tư vấn pháp luật, hỗ trợ pháp lý là xu thế tất yếu

Thứ 4, 15/05/2024 | 16:07
Sau 12 tháng triển khai thí điểm, sáng kiến đã xây dựng được mạng lưới truyền thông pháp luật, tư vấn pháp luật, hỗ trợ pháp lý trên nền tảng kỹ thuật số.

Cử tri lo lắng về giá vàng liên tục biến động và tăng cao

Thứ 4, 15/05/2024 | 11:10
Ban Dân nguyện kiến nghị UBTVQH đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm chỉ đạo, có giải pháp tăng cường công tác thanh tra, giám sát thị trường vàng.
Cùng chuyên mục

Tuyển sinh vào 10: Nóng tỉ lệ “chọi”

Thứ 5, 16/05/2024 | 11:26
Cuộc đua giành “suất” vào lớp 10 ở các trường THPT công lập tại những đô thị lớn như Hà Nội, Tp.HCM... chưa bao giờ bớt nóng.

Tích hợp giáo dục vì môi trường trong giảng dạy sư phạm mầm non

Thứ 5, 16/05/2024 | 10:33
Cùng với đó, Việt Nam đảm bảo công bằng tiếp cận đối với giáo dục mầm non chất lượng đến tất cả các trẻ em.

Chứng chỉ ngoại ngữ: Ngành đặc thù có cần xét tuyển tiếng Anh?

Thứ 5, 16/05/2024 | 07:00
Theo chuyên gia chứng chỉ ngoại ngữ chỉ nên là tiêu chí phụ, việc biến nó trở thành phương thức xét tuyển sẽ dễ dẫn đến lãng phí nguồn lực xã hội.

Huyện nghèo xây trường học tiền tỷ rồi bỏ hoang vì không có học sinh

Thứ 4, 15/05/2024 | 17:59
Việc một số điểm trường có vốn đầu tư hàng tỷ đồng, xây dựng xong rồi bỏ hoang hoặc chậm đưa vào sử dụng đã gây lãng phí ngân sách Nhà nước, khiến dư luận bức xúc.

Nhà khoa học là trụ cột xây dựng đại học nghiên cứu, đổi mới sáng tạo

Thứ 4, 15/05/2024 | 17:06
Đại học Quốc gia Hà Nội chú trọng ưu tiên nguồn lực để triển khai các chương trình, đề tài KH&CN trọng điểm quốc gia trong thời gian tới.
     
Nổi bật trong ngày

Chứng chỉ ngoại ngữ: Ngành đặc thù có cần xét tuyển tiếng Anh?

Thứ 5, 16/05/2024 | 07:00
Theo chuyên gia chứng chỉ ngoại ngữ chỉ nên là tiêu chí phụ, việc biến nó trở thành phương thức xét tuyển sẽ dễ dẫn đến lãng phí nguồn lực xã hội.

Bình Thuận chi hơn 215 tỷ đồng để hỗ trợ học phí cho học sinh

Thứ 4, 15/05/2024 | 13:54
Việc hỗ trợ học phí cho học sinh năm học 2023 - 2024, giải quyết nguyện vọng chính đáng cho phụ huynh học sinh các hộ gia đình khó khăn.

Cần "năng động" trong hoạt động đào tạo đội ngũ nhà giáo

Thứ 4, 15/05/2024 | 17:05
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nhấn mạnh Đại học Sư phạm Hà Nội cần điều chỉnh góc nhìn, nhận diện vị trí, vai trò, qua đó xác định sứ mệnh, trách nhiệm với ngành.

Dự báo thời tiết ngày 16/5/2024: Cảnh báo mưa dông giờ tan tầm

Thứ 5, 16/05/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (16/5). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Tích hợp giáo dục vì môi trường trong giảng dạy sư phạm mầm non

Thứ 5, 16/05/2024 | 10:33
Cùng với đó, Việt Nam đảm bảo công bằng tiếp cận đối với giáo dục mầm non chất lượng đến tất cả các trẻ em.