'Phải có hành động cụ thể để bịt lỗ hổng ngân sách'

'Phải có hành động cụ thể để bịt lỗ hổng ngân sách'

Thứ 6, 11/10/2013 | 07:41
0
Trước thực trạng tiền ngân sách được sử dụng một cách lãng phí, PV Người Đưa Tin đã có buổi trao đổi với ông Cao Sỹ Kiêm, nguyên Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Ông cho rằng, nhiều dự án đang phung phí tiền của dân và chúng ta cần nhanh chóng thực hiện Luật Đầu tư công để hạn chế tình trạng này.

- Hiện nay các dự án đầu tư công được coi là khâu lãng phí và thất thoát nhiều tiền của nhất. Vì sao lại có tình trạng trên, thưa ông?

- Đầu tư công là một lĩnh vực tiêu tiền của ngân sách. Nếu không được quản lý chặt thì rất dễ bị thất thoát. Chúng ta phải quản lý chặt từ khâu quy hoạch, kế hoạch, giám sát đầu tư, quyết toán đầu tư… Tất cả các khâu không được kiểm soát chặt chẽ, đồng bộ dễ dẫn đến tình trạng dàn trải, lãng phí, thiếu hiệu quả. Mấy năm trở lại đây ngân sách bị thất thoát nhiều. Trước thực trạng này, chúng ta đã đưa ra rất nhiều giải pháp nhưng vẫn chưa khắc phục được là bao.

- Tiền của ngân sách là tiền do dân đóng góp, vậy mà lại dùng tiền ấy một cách phung phí, không hiệu quả. Vậy ai sẽ là người chịu trách nhiệm khi làm mất tiền của dân, thưa ông?

- Ở mỗi trường hợp cần tìm ra đối tượng chịu trách nhiệm cụ thể. Có trường hợp trách nhiệm thuộc về nhà đầu tư, trường hợp khác do đơn vị thi công, do đơn vị quản lý… Khi xác định được người, đơn vị gây lãng phí thì mới có thể xử lý nghiêm được.

Hiện nay có một số người nói chệch câu "ăn cơm chúa múa tối ngày" thành "tiền của chúa múa tối ngày" với ý: Dùng tiền từ ngân sách thì tiêu pha thoải mái, thiếu lại trình lên Trung ương xin thêm. Theo ông, hiện nay nhiều người có chức trách đang dùng tiền của dân theo cách đó?

Thực trạng đó là có thật, tuy nhiên, không phải tất cả các dự án, công trình đều dùng tiền ngân sách một cách lãng phí. Có những người có ý thức, có trách nhiệm, quản lý tốt thì rủi ro, thất thoát ít. Có những chỗ quản lý lỏng lẻo, ý thức thực hiện không tốt, đạo đức người thực hiện không nghiêm minh sẽ dẫn đến thất thoát tiền của. Tôi khẳng định tình trạng đó không phải ở tất cả mọi người, mà chỉ diễn ra ở những đơn vị cụ thể.

Có tình trạng các dự án duyệt đầu tư một giá nhưng khi thanh toán lại đội giá lên 2-3 lần thậm chí 5-6 lần. Theo ông vì sao lại dẫn đến tình trạng trên?

Bất động sản - 'Phải có hành động cụ thể để bịt lỗ hổng ngân sách'

 Ông Cao Sỹ Kiêm, nguyên Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Tình trạng đó là do làm vượt dự toán, không hiệu quả. Dự toán một đằng nhưng khi thực hiện lại làm một nẻo nên thanh toán giá vượt lên rất xa…

- Vậy việc đưa ra Luật Đầu tư công trong thời gian này là cần kíp chưa ông?

- Việc này rất cần kíp và đáng lẽ chúng ta phải thực hiện từ lâu rồi. Luật này liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, nhiều luật khác nhau, dù nó được đưa ra bàn thảo bấy lâu nay nhưng vẫn chưa thực hiện được.

- Cụ thể "mắc" nhất ở khâu nào, thưa ông?

- Mắc nhất ở sự thống nhất giữa các ban ngành chức năng với nhau. Việc quy trách nhiệm người đứng đầu, người chịu trách nhiệm chính…

- Theo ông Luật Đầu tư công có thể là liều thuốc đặc trị để chữa lành căn bệnh đầu tư công tràn lan, kém hiệu quả hiện nay?

- Luật lệ ở nước ta chỉ mang tính định hướng thôi. Còn thực hiện được hay không còn phải được cụ thể hóa ở những tiêu chí điều kiện, yếu tố, lộ trình, địa chỉ trách nhiệm của từng lĩnh vực trong việc thực hiện. Kể cả khâu chế tài xử lý, kiểm tra kiểm soát… Nhiều yếu tố tốt mới có được kết quả tốt. Không chỉ đưa ra luật mà chúng ta còn phải đặc biệt quan tâm đến quá trình triển khai.

- Theo ông trong luật này còn yếu tố nào cần phải khắc phục?

- Phải thống nhất đối tượng phạm vi luật này hướng đến giải quyết là gì. Luật giải quyết riêng về khâu chủ trương quyết định đầu tư hay bao gồm cả phần thi công xây dựng? Nếu không nói rõ thì sau này dễ bị xảy ra tình trạng chồng chéo dẫn đến hiệu quả không cao.

- Ông mong chờ gì từ Luật Đầu tư công?

- Theo tôi, để bịt những lỗ hổng trong đầu tư công, trước hết, cần gia tăng những hành động cụ thể vào đề án tái cơ cấu đầu tư công thông qua phối hợp thể chế, giám sát độc lập và cạnh tranh quốc tế đấu thầu. Tuy nhiên, việc tái cơ cấu đầu tư công đòi hỏi phải có lộ trình và là sự kết hợp đồng bộ giữa tái cấu trúc cả nền kinh tế lẫn hệ thống ngân hàng. Tôi mong rằng khi triển khai Luật Đầu tư công phải làm cho đầu tư công có hiệu quả và được quản lý chặt chẽ.

- Xin cảm ơn ông!                                            

Phúc Huế (thực hiện)

Lời giải nào cho tình trạng “bội thực” đầu tư công

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:48
– Nhiều chuyên gia cho rằng cơ chế xin cho đang “giết chết” các dự án đầu tư công.

"Đầu tư công như miếng bánh trao đi đổi lại"

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:50
"Theo quy luật, đầu tư công lớn, tăng trưởng tăng nhưng với chúng ta đầu tư công càng cao thì tăng trưởng lại giảm. Điều này rõ ràng là không bình thường và khó có thể chấp nhận".

Siêu lãng phí: Phim 56 tỷ đồng, Hà Nội ‘biếu không’ vẫn ế

Thứ 2, 26/08/2013 | 10:58
Cất kho một thời gian dài, tháng 8/2013, UBND TP.Hà Nội đã quyết định giao Sở VH-TT-DL Hà Nội phát hành bộ phim Thái sư Trần Thủ Độ bằng cách “biếu không” cho Đài Truyền hình VN, chỉ với mong muốn duy nhất là bộ phim được phát sóng.

Ban hành chính sách gây lãng phí: Ai phải chịu trách nhiệm?

Thứ 4, 17/07/2013 | 10:47
Hàng loạt các văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) ban hành gần đây không thể thi hành do thiếu tính khả thi gây những bức xúc trong dư luận xã hội.

Thế giới lãng phí 1,3 tỉ tấn lương thực mỗi năm

Thứ 6, 24/05/2013 | 10:17
Mỗi năm thế giới đang lãng phí 1,3 tỉ tấn lương thực, tương đương với một phần ba sản lượng thực phẩm toàn cầu, báo cáo của Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên Hợp Quốc (FAO) cho hay.

Xây mới trụ sở 'xoành xoạch' - lãng phí nghiêm trọng hơn tham nhũng

Thứ 6, 07/06/2013 | 09:56
Có trụ sở cơ quan xây dựng mới 10 năm, đang sử dụng tốt vẫn được đập đi xây lại, rõ ràng lãng phí lớn. Cán bộ tham nhũng 1 tỷ đồng so với trường hợp người lãnh đạo ra quyết định sai gây lãng phí 30-50 tỷ đồng, hành vi nào nghiêm trọng hơn?

Xây dựng văn bản sai, lãng phí tiền của Nhà nước

Thứ 2, 06/05/2013 | 08:41
Lâu nay, người ta nói nhiều tới chuyện lãng phí trong xây dựng cơ bản, nguồn nhân lực và tài nguyên… chứ ít đề cập tới lãng phí trong xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật (QPPL).

Lời giải nào cho tình trạng “bội thực” đầu tư công

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:48
– Nhiều chuyên gia cho rằng cơ chế xin cho đang “giết chết” các dự án đầu tư công.

"Đầu tư công như miếng bánh trao đi đổi lại"

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:50
"Theo quy luật, đầu tư công lớn, tăng trưởng tăng nhưng với chúng ta đầu tư công càng cao thì tăng trưởng lại giảm. Điều này rõ ràng là không bình thường và khó có thể chấp nhận".

Siêu lãng phí: Phim 56 tỷ đồng, Hà Nội ‘biếu không’ vẫn ế

Thứ 2, 26/08/2013 | 10:58
Cất kho một thời gian dài, tháng 8/2013, UBND TP.Hà Nội đã quyết định giao Sở VH-TT-DL Hà Nội phát hành bộ phim Thái sư Trần Thủ Độ bằng cách “biếu không” cho Đài Truyền hình VN, chỉ với mong muốn duy nhất là bộ phim được phát sóng.

Ban hành chính sách gây lãng phí: Ai phải chịu trách nhiệm?

Thứ 4, 17/07/2013 | 10:47
Hàng loạt các văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) ban hành gần đây không thể thi hành do thiếu tính khả thi gây những bức xúc trong dư luận xã hội.

Thế giới lãng phí 1,3 tỉ tấn lương thực mỗi năm

Thứ 6, 24/05/2013 | 10:17
Mỗi năm thế giới đang lãng phí 1,3 tỉ tấn lương thực, tương đương với một phần ba sản lượng thực phẩm toàn cầu, báo cáo của Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên Hợp Quốc (FAO) cho hay.

Xây mới trụ sở 'xoành xoạch' - lãng phí nghiêm trọng hơn tham nhũng

Thứ 6, 07/06/2013 | 09:56
Có trụ sở cơ quan xây dựng mới 10 năm, đang sử dụng tốt vẫn được đập đi xây lại, rõ ràng lãng phí lớn. Cán bộ tham nhũng 1 tỷ đồng so với trường hợp người lãnh đạo ra quyết định sai gây lãng phí 30-50 tỷ đồng, hành vi nào nghiêm trọng hơn?

Xây dựng văn bản sai, lãng phí tiền của Nhà nước

Thứ 2, 06/05/2013 | 08:41
Lâu nay, người ta nói nhiều tới chuyện lãng phí trong xây dựng cơ bản, nguồn nhân lực và tài nguyên… chứ ít đề cập tới lãng phí trong xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật (QPPL).
Cùng chuyên mục

Mua dự án chưa đủ điều kiện pháp lý, “may ít rủi nhiều”

Thứ 5, 16/05/2024 | 18:58
Việc dự án chưa đủ điều kiện pháp lý, nhưng các chủ đầu tư đã huy động vốn qua hình thức đặt cọc giữ chỗ, phiếu thu có thể khiến khách hàng gặp rủi ro.

Siết phân lô, bán nền, “sốt” đất ảo liệu có còn?

Thứ 5, 16/05/2024 | 07:00
Theo chuyên gia, cấm phân lô bán nền ở các đô thị sẽ giúp giảm hiện tượng đầu cơ đất nền, đồng thời tránh được trường hợp đất bỏ hoang.

Vì sao bất động sản thổ cư tăng trưởng ấn tượng?

Thứ 4, 15/05/2024 | 20:00
Không khó hiểu khi đất thổcư nhận được sự quan tâm nhiều của người tiêu dùng năm 2024. Tư duy“tấc đất tấc vàng” cùng lượng các nhà đầutư có sẵn tiền đi gom hàng sẽ đẩy phân khúc này tăng trưởng.

Thị trường bất động sản đang có dấu hiệu phục hồi?

Thứ 4, 15/05/2024 | 15:00
Theo HoREA, giai đoạn khó khăn nhất đã đi qua và nếu có thêm nhiều “đòn bẩy”, thị trường bất động sản sẽ bình thường trở lại trong năm 2025.

Giá bật tăng, thị trường cho thuê căn hộ chung cư Hà Nội “nóng” trở lại

Thứ 4, 15/05/2024 | 11:15
Chung cư cho thuê tại Hà Nội thời gian qua tăng giá mạnh. Xu hướng nhà đầu tư mua chung cư sau đó cho thuê lại để bảo toàn dòng tiền đang trở lại.
     
Nổi bật trong ngày

Mua dự án chưa đủ điều kiện pháp lý, “may ít rủi nhiều”

Thứ 5, 16/05/2024 | 18:58
Việc dự án chưa đủ điều kiện pháp lý, nhưng các chủ đầu tư đã huy động vốn qua hình thức đặt cọc giữ chỗ, phiếu thu có thể khiến khách hàng gặp rủi ro.

Siết phân lô, bán nền, “sốt” đất ảo liệu có còn?

Thứ 5, 16/05/2024 | 07:00
Theo chuyên gia, cấm phân lô bán nền ở các đô thị sẽ giúp giảm hiện tượng đầu cơ đất nền, đồng thời tránh được trường hợp đất bỏ hoang.

Giá vàng 16/5: Vàng tăng mạnh trước giờ đấu thầu

Thứ 5, 16/05/2024 | 09:30
Sáng 16/5, giá vàng miếng SJC bất ngờ tăng mạnh trước phiên đấu thầu lần thứ 7. Theo đó, giá vàng miếng lên trên mốc 90 triệu đồng/lượng.

Hiến kế đưa Cái Mép-Thị Vải thành cảng quốc tế trung chuyển lớn nhất

Thứ 5, 16/05/2024 | 20:00
Cảng quốc tế Cái Mép-Thị Vải là cụm cảng biển nước sâu thuộc thị xã Phú Mỹ (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), đóng vai trò cửa ngõ kết nối giao thương đường thủy quan trọng.

Loạt doanh nghiệp bất động sản "nặng gánh" với khoản nợ trái phiếu

Thứ 5, 16/05/2024 | 11:51
Trong năm 2024 có 92 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn, trong đó, nhiều “ông lớn” bất động sản có nợ trái phiếu đáo hạn lên tới nghìn tỷ.