Nông dân

Nông dân "cấm cửa" người lạ để phòng dịch tả lợn châu Phi

Thứ 7, 09/03/2019 | 08:07
0
Các hộ dân trong vùng dịch đang có các biện pháp để tự bảo vệ đàn lợn khỏi dịch tả lợn châu Phi. Tuy nhiên, nhiều nông hộ vẫn lo lắng về chính sách hỗ trợ của Nhà nước nếu không may đàn lợn nhiễm bệnh.
Tin nhanh - Nông dân 'cấm cửa' người lạ để phòng dịch tả lợn châu Phi

Hà Nội tổ chức diễn tập chống dịch tả lợn châu Phi.

Cấm người lạ vào chuồng lợn

Về phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai nơi phát hiện ổ dịch tả châu Phi thứ 3 của Hà Nội, vôi bột phủ trắng đường dẫn vào phố Thúy Lĩnh. Ngay tại đây, có một chốt kiểm dịch liên ngành bao gồm: Thú y, Quản lý thị trường, công an và cán bộ địa phương. Đại diện liên ngành cho biết, chúng tôi làm nhiệm vụ kiểm soát lợn qua khu vực 24/24h, không cho bất cứ xe chở lợn nào ra ngoài hoặc đi vào bên trong khu vực ổ dịch. Vôi bột được rắc vào mỗi buổi sáng để khử trùng, mục tiêu không để dịch lây lan.

Cách đó không xa, ngõ 197 phố Thúy Lĩnh cũng mới xuất hiện trạm kiểm dịch. Bà Nguyệt - cán bộ phường Lĩnh Nam cho biết, địa bàn phường có 46 hộ chăn nuôi lợn. Trước khi phát hiện ổ dịch tại địa phương, phường đã tổ chức một số buổi họp tập huấn cho người dân về cách nhận biết, phòng chống dịch. Đồng thời, yêu cầu 100% bà con ký cam kết không bán chạy đàn, tránh nguy cơ lây bệnh sang các địa phương khác. Đồng thời lập chốt kiểm dịch liên ngành kiểm soát 24/24 giờ, hạn chế người ra vào cũng như ngăn chặn tình trạng vận chuyển lợn đi nơi khác bán, đảm bảo “nội bất xuất, ngoại bất nhập”.

Đến thời điểm phát hiện ổ dịch, các hộ nuôi lợn đã “đóng cửa” với người lạ do sợ lây lan dịch bệnh. Chúng tôi cùng cán bộ thú y thăm một số trại lợn tại hộ ông Nguyễn Văn Chung ở số 6, ngõ 203, tổ 36 phường Lĩnh Nam, nhưng chủ trại lợn không đồng ý tiếp bất cứ ai, kể cả cán bộ thú y vì sợ lây lan dịch, bảo vệ đàn lợn.

Tại một số trại lợn khác, dù nuôi với số lượng nhỏ chỉ từ 2-3 con nhưng người dân cũng hết sức bảo vệ an toàn cho lợn trước dịch bằng cách rắc vôi cửa trước, cửa sau. Khi về nhà thay quần áo trước khi vào trang trại. Chia sẻ với PV, bà Trần Thị Toan (tổ 26, phường Lĩnh Nam) cho biết, nhà bà có 15 con lợn nên hiện gia đình đang “căng mình” chống dịch cho đàn. “Lở mồm long móng còn tiêm phòng được, chứ bệnh này thì mình chịu”, bà Toan nói. Bà đang trên đường ra trạm kiểm dịch xin thuốc về phun chuồng trại, “mình chỉ đi xin thuốc về tự phun chuồng chứ không để ai vào nhà hết”.

Tại ổ dịch nhà bà Trương Thị Vân (xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh), mới 2 ngày trước chuồng trại vẫn còn đàn lợn 10 con chuẩn bị xuất bán nhưng hôm nay chỉ còn toàn vôi bột trắng xóa. Vôi rải suốt từ đầu ngõ đến tận từng chuồng, vải bạt bịt xung quanh chuồng. 10 con lợn là toàn bộ thu nhập của gia đình bà. Ngày đàn lợn bị mang đi chôn bà ngồi thẫn thờ tiếc của. Không chỉ thiệt hại 15 triệu như ước tính, mà với dịch tả lợn châu Phi ít nhất 6 tháng nữa gia đình mới được nuôi lại. “Không biết gia đình sẽ phải sống thế nào trong thời gian tới”, bà Vân lo âu.

Người dân mong sớm có tiền hỗ trợ

Khu Đầm Nấm, phường Ngọc Thụy, quận Long Biên, nơi phát hiện ổ dịch tả châu Phi đầu tiên của Hà Nội, cổng ra vào được cảnh giới nghiêm ngặt bởi trạm kiểm dịch liên ngành. Ông Phiếm- người chăn nuôi tại đây không khỏi lo lắng bởi không may đàn lợn mắc bệnh, gia đình sẽ mất đi một khoản thu nhập lớn. “Chính sách hỗ trợ của nhà nước ra sao? Có nhanh và sát với giá thị trường hay không?”.

Không chỉ ông Phiếm, hơn 50 hộ dân chăn nuôi ở khu vực phường Ngọc Thụy đều lo lắng về kinh phí hỗ trợ bởi đã 10 ngày trôi qua nhưng đàn lợn rừng đầu tiên mắc bệnh đã được tiêu hủy nhưng vẫn chưa nhận được hỗ trợ. Một số người dân cho rằng: Mức đền bù hiện nay là quá thấp so với giá thị trường, nếu quá chênh lệch rất dễ có chuyện tìm cách “bán chạy” lợn bệnh mà không khai báo.

Chủ tịch UBND phường Ngọc Thụy Nguyễn Quốc Văn cho biết: Để hạn chế nguy cơ lây lan dịch, ngay sau khi phát hiện dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn phường, Trạm Chăn nuôi và Thú y quận Long Biên đã cử cán bộ hỗ trợ địa phương trong công tác phòng ngừa, kiểm soát dịch bệnh… Từ đầu đợt dịch đến nay, địa phương đã rải 6 tấn vôi bột và phun 100kg hóa chất để tổng tẩy uế môi trường. Cho đến nay, các mẫu lợn xét nghiệm khu vực xung quanh đều an toàn, không phát sinh lợn bệnh trên địa bàn.

Về vấn đề hỗ trợ cho người dân, ông Văn cho biết, ngay sau khi xảy ra dịch, phường đã trình dự toán hỗ trợ, đến hôm qua (8/3), quận đã ký quyết định phê duyệt, muộn nhất trong tuần này hộ dân có lợn bị tiêu hủy sẽ được hỗ trợ. Việc duyệt hỗ trợ chậm hơn so với chủ trương của thành phố (7 ngày- PV) bởi còn duyệt dự toán mức hỗ trợ 1,5 hay 1,8 tùy địa phương, lợn nái hay lợn giống… Sau khi có dự toán thì các hộ sau này sẽ được hỗ trợ rất nhanh. “Để thúc nhanh việc hỗ trợ, chúng tôi đã bàn bạc, thống nhất với người dân hỗ trợ đồng loạt 38.000 đồng/kg. Sau khi thành phố thống nhất hệ số hỗ trợ sẽ trả bổ sung cho người dân”, lãnh đạo phường nói.

Kiểm soát, không để dịch lây lan

Trưa 8/3 tại cơ sở giết mổ tập trung rộng 7.000 m2 tại xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội, các ô giết mổ vẫn đang đông đúc, người bán lẻ chở lợn bằng xe máy ra bên ngoài tấp nập.

Tin nhanh - Nông dân 'cấm cửa' người lạ để phòng dịch tả lợn châu Phi (Hình 2).

Trạm kiểm dịch tại phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai.

Ngay khi Hà Nội phát hiện dịch bệnh, chốt kiểm dịch động vật liên ngành ở đầu cơ sở giết mổ đã bổ sung thêm cán bộ y tế để giám sát chặt chẽ các xe chở lợn. Mỗi chốt có thêm 2 cán bộ thú y, cán bộ quản lý thị trường và công an khu vực. Cán bộ thú y tại đây thông tin: “Mỗi lượt xe tải chở lợn đến cơ sở đều trải qua các khâu kiểm tra nghiêm ngặt. Đầu tiên là kiểm tra giấy tờ, sau đó kiểm tra xe, tháo kẹp chì kiểm tra số lượng lợn có trùng khớp với giấy tờ khai báo hay không”.

Khu vực giết mổ có 2 cán bộ thú y làm nhiệm vụ kiểm tra từng con lợn sau giết mổ và đóng dấu kiểm dịch. Anh Nguyễn Văn Tùng (cán bộ thú y) cho biết, ngoài các biểu hiện lâm sàng bên ngoài, sau khi mổ lợn, nội tạng phải đẹp, lông da, các thớ thịt tươi… thì mới được đóng dấu kiểm dịch, nếu không sẽ phải lập biên bản.

Theo ông Nguyễn Ngọc Sơn, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội, đến thời điểm này, Hà Nội đã xuất hiện thêm một ổ dịch tại 4 quận/huyện với tổng số lợn bệnh là hơn 100 con. Các ổ dịch đều được phát hiện và báo cáo xử lý kịp thời.

Theo Tiền phong

Đề nghị xử lý fanpage chia sẻ thông tin, hình ảnh sai sự thật dịch tả lợn Châu Phi

Thứ 6, 08/03/2019 | 15:23
Ngày 8/3, bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có công văn đề nghị bộ Thông tin và Truyền thông kiểm soát sát sao việc đăng tải thông tin trên mạng xã hội và xử lý fanpage đưa sai sự thật về dịch tả lợn Châu Phi.

Thêm 2 tỉnh thành - Điện Biên và Hòa Bình xuất hiện dịch tả lợn châu Phi

Thứ 5, 07/03/2019 | 18:30
Dịch tả lợn châu Phi đang lan rộng ra các địa phương tại Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Nội, Hà Nam, Hải Dương… Mới đây, dịch này tiếp tục xâm nhập vào hai tỉnh là Điện Biên và Hòa Bình.
Cùng tác giả

Có mặt bằng cho thuê trong phố, làm sao để không ế ẩm?

Thứ 6, 11/02/2022 | 16:32
Theo chuyên gia của Savills, ngoài việc chủ cho thuê cân nhắc giảm giá thuê 20-30% thì còn nên tạo ra những chương trình ưu đãi để hút khách thuê.

Công ty bầu Đức bán tiếp 25,4 triệu cổ phiếu HNG để trả nợ ngân hàng

Thứ 6, 11/02/2022 | 12:03
Bán thành công 48,1 triệu cổ phiếu HNG thu về gần 500 tỷ đồng, Hoàng Anh Gia Lai bán tiếp 25,4 triệu cổ phiếu HNG để trả nợ ngân hàng.

Nhà Thủ Đức bầu Chủ tịch tạm thời thay ông Lê Chí Hiếu

Thứ 6, 11/02/2022 | 11:22
Ông Lữ Minh Sơn, Phó Tổng Giám đốc Nhà Thủ Đức được bầu làm Chủ tịch HĐQT tạm thời cho đến khi công ty tổ chức họp cổ đông thường niên 2022.

Ai đang là chủ nợ lớn nhất của Xây dựng Hòa Bình?

Thứ 5, 10/02/2022 | 16:26
Ngân hàng BIDV đang là chủ nợ lớn nhất của Xây dựng Hòa Bình khi cho vay hơn 2.000 tỷ đồng, chiếm gần 40% nợ vay tài chính của Tập đoàn này.

Dấu hỏi về dòng tiền của Khải Hoàn Land

Thứ 5, 10/02/2022 | 14:20
Doanh thu tăng mạnh, Khải Hoàn Land lãi kỷ lục hơn 400 tỷ đồng trong năm 2021, gấp 4 lần năm 2020 nhưng dòng tiền kinh doanh lại âm gần 2.500 tỷ đồng.
Cùng chuyên mục

Phê duyệt chủ trương dùng hơn 3.000 tỷ mở rộng cao tốc La Sơn-Hòa Liên

Chủ nhật, 28/04/2024 | 09:28
Dự án mở rộng cao tốc Bắc-Nam phía Đông đoạn La Sơn - Hòa Liên có chiều dài tuyến khoảng 65km, tổng mức đầu tư khoảng 3.011 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước.

Gần 50.000 du khách đến Hạ Long trong ngày đầu nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Chủ nhật, 28/04/2024 | 07:41
Với nhiều sự kiện hấp dẫn trong chuỗi hoạt động kích cầu du lịch, ngày đầu nghỉ lễ, Tp.Hạ Long (Quảng Ninh) đón lượng du khách cao gấp 3 lần ngày bình thường.

Đà Nẵng rộn ràng với mùa du lịch biển

Thứ 7, 27/04/2024 | 21:08
Để mùa du lịch Biển thành công, các hộ kinh doanh ký cam kết niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết.

Cát Bà và Đồ Sơn thưa khách trong ngày đầu nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Thứ 7, 27/04/2024 | 20:56
Dự kiến kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, 2 khu du lịch Đồ Sơn và Cát Bà ở Hải Phòng đón khoảng 390.000 lượt du khách trong nước và quốc tế.

Khánh thành Đền thờ Anh hùng liệt sĩ hy sinh trên tuyến đường 1C

Thứ 7, 27/04/2024 | 20:33
Ngày 27/4, tỉnh Kiên Giang tổ chức lễ khánh thành Đền thờ Anh hùng liệt sĩ, lực lượng vũ trang nhân dân và thanh niên xung phong hy sinh trên tuyến đường 1C.
     
Nổi bật trong ngày

Lời chia buồn

Thứ 7, 27/04/2024 | 20:14
Ban Biên tập Tạp chí Đời sống và Pháp luật - Tạp chí Điện tử Người Đưa Tin cùng tập thể cán bộ, Phóng viên, Biên tập viên xin gửi lời chia buồn tới bà Nguyễn Diệu Hương Ly – Nhân viên  Ban Trị sự.

Cơ hội vàng cho bóng đá Việt Nam đang mở

Thứ 7, 27/04/2024 | 13:54
Kỷ niệm 35 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Brazil năm nay sẽ ghi dấu ấn bằng những sự kiện văn hoá chưa từng có và đặc biệt là nhịp cầu tuyệt vời cho Bóng đá (BĐ) mà Cộng hoà Liên bang Brazil muốn dành cho Việt Nam.

Quảng Ninh: Tìm thấy nạn nhân cuối trong vụ lật thuyền ở Quảng Yên

Thứ 7, 27/04/2024 | 13:41
Lực lượng tìm kiếm đã tìm thấy thi thể toàn bộ 4 nạn nhân của vụ lật thuyền nan xảy ra trên luồng sông Chanh ở thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.

Tp.HCM: Đánh giá kỹ khi đốn hạ hơn 400 cây xanh để làm Metro 2

Thứ 7, 27/04/2024 | 11:00
Để thực hiện dự án tuyến Metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương), có hơn 400 cây xanh phải di dời, đốn hạ là điều khiến người dân quan tâm.

Người dân Hải Phòng có thể thưởng thức pháo hoa mỗi dịp cuối tuần

Thứ 7, 27/04/2024 | 13:41
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa đồng ý với đề nghị của UBND Tp.Hải Phòng về việc tổ chức 1 điểm bắn pháo hoa nổ tầm thấp mỗi tối cuối tuần tại đảo Vũ Yên.