Nơi “miễn nhiễm” với khủng hoảng năng lượng

Nơi “miễn nhiễm” với khủng hoảng năng lượng

Chủ nhật, 02/10/2022 | 17:25
0
Trong khi toàn châu Âu đang chuẩn bị đón một mùa đông ảm đạm thời khủng hoảng năng lượng, ở Đức có một ngôi làng nhỏ nơi chứng kiến một bức tranh trái ngược.

Giá năng lượng đang là một mối quan ngại lớn đối với người châu Âu trên toàn lục địa. Hóa đơn năng lượng của họ dự kiến sẽ tăng vọt từ tháng 10 này, khi các công ty tiện ích bắt đầu chuyển chi phí nhiên liệu đầu vào tăng cao sang cho khách hàng. Nhiều người đang cố gắng tiết kiệm tiền bằng cách giảm nhiệt độ sưởi ấm và tắt bớt đèn trong mùa đông này.

Trong khi toàn châu Âu đang chuẩn bị đón một mùa đông ảm đạm thời khủng hoảng năng lượng, ở Đức có một ngôi làng nhỏ nơi chứng kiến một bức tranh trái ngược hoàn toàn.

Các hộ gia đình và doanh nghiệp địa phương được cung cấp điện và nhiệt từ năng lượng gió và các nhà máy quang điện của chính họ. Trong khi đó, các công trình khí sinh học (biogas) được kết nối với hệ thống nước nóng và lưới điện cục bộ.

Ngôi làng sử dụng 100% năng lượng tái tạo

Nằm cách Berlin chỉ khoảng 60 km về phía tây nam, làng Feldheim nổi tiếng với khả năng tự cung tự cấp năng lượng trong hơn một thập kỷ qua.

Câu chuyện bắt đầu với một thử nghiệm táo bạo được đưa ra vào giữa những năm 1990. Những tuabin gió đầu tiên đã được lắp đặt để cung cấp điện cho ngôi làng.

Thế giới - Nơi “miễn nhiễm” với khủng hoảng năng lượng

Các tuabin gió lặng lẽ hoạt động gần làng Feldheim, bang Brandenburg, Đức, ngày 28/9/2022. Ảnh: The Hindu

Thế giới - Nơi “miễn nhiễm” với khủng hoảng năng lượng (Hình 2).

Feldheim có số lượng tuabin gió nhiều hơn số hộ dân trong làng. Ảnh: Daily Mail

Sau đó, dân làng cho xây dựng một lưới điện địa phương, các tấm pin mặt trời, bộ lưu trữ pin và nhiều tuabin gió hơn. Tiếp theo, một công trình khí sinh học được xây dựng - vốn ban đầu để giữ ấm cho heo con - đã được mở rộng, mang lại lợi ích cho nền nông nghiệp địa phương và cung cấp nước nóng qua hệ thống trung tâm tỏa đi toàn làng. Một cơ sở sản xuất hydro cũng đang được xây dựng.

Ngôi làng nhỏ khiêm tốn thuộc vùng nông thôn bang Brandenburg, với chỉ 130 nhân khẩu, giờ đây có 55 tuabin gió hoạt động ngày đêm trong lặng lẽ. Dân làng đang sử dụng điện năng với mức giá thuộc dạng rẻ nhất nước Đức.

“Tất cả mọi người ở đó đều có thể ngủ ngon vào ban đêm”, ông Kathleen Thompson, người làm việc cho một tổ chức giáo dục địa phương, có tên gọi Diễn đàn Năng lượng Mới, cho biết. “Họ không có gì phải lo ngại vì giá năng lượng ở đây sẽ không thay đổi, ít nhất là trong tương lai gần”.

Cách tiếp cận thực hành của làng Feldheim với hệ thống sản xuất năng lượng thân thiện với môi trường của riêng mình đã thu hút hàng nghìn du khách từ khắp nơi trên thế giới mỗi năm, và trái ngược với tình trạng trên toàn nước Đức nói chung về phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch nhập khẩu cho nhiều nhu cầu của mình.

Sự phụ thuộc đó càng trở nên rõ nét trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine. Mặc dù Đức đã bơm hàng tỷ USD vào phát triển năng lượng tái tạo để giảm lượng phát thải gây biến đổi khí hậu, nhiên liệu hóa thạch và năng lượng hạt nhân vẫn đóng vai trò quan trọng trong hơn một nửa tổng sản lượng điện của nước này trong 6 tháng đầu năm 2022.

Việc thiếu công suất truyền tải đồng nghĩa với việc các công viên gió ở miền Bắc nước Đức thường xuyên phải đóng cửa, trong khi các nhà máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch được tái khởi động để cung cấp điện cho hoạt động công nghiệp ở miền Nam.

Mô hình truyền cảm hứng

Trở lại với câu chuyện của làng Feldheim. Theo ông Michael Knape, thị trưởng thành phố Treuenbrietzen, nơi có ngôi làng tự túc về năng lượng, việc để người dân địa phương tham gia và hưởng lợi từ dự án là chìa khóa thành công.

Ông Knape cho biết, trong khi các công viên gió ở những nơi khác ở Đức thường xuyên vấp phải sự phản đối của các cộng đồng địa phương, cộng đồng khăng khít của Feldheim đã chấp nhận sự hiện diện của nhiều tuabin gió đến mức ngôi làng này có khả năng sản xuất ra lượng điện gấp khoảng 250 lần lượng cần tiêu thụ.

Thế giới - Nơi “miễn nhiễm” với khủng hoảng năng lượng (Hình 3).

Khách thăm quan hệ thống pin mặt trời ở làng Feldheim. Ảnh: Inhabitat

Cách tiếp cận của làng Feldheim về tạo ra năng lượng sạch hoàn toàn trái ngược với thực tiễn phổ biến ở Đức, nơi các công ty năng lượng lớn có xu hướng xây dựng và kiểm soát các dự án điện lớn. Trong khi đó, các nỗ lực quy mô nhỏ thường phải đối mặt với các rào cản pháp lý cao.

Tuy nhiên, trong bối cảnh khủng hoảng nguồn cung hiện nay ở châu Âu, ông Knape hy vọng rằng quá trình chuyển đổi năng lượng của Đức có thể bắt kịp quá trình ở làng Feldheim.

“Tôi tin chắc rằng với áp lực hiện tại ở châu Âu... mọi người đều thấy rõ rằng chúng ta cần phải tiếp cận vấn đề này khác với trước đây”, ông nói.

Mặc dù cách tiếp cận của Feldheim không thể được sao chép ở khắp mọi nơi, nhưng những dự án như vậy có thể là một phần quan trọng của giải pháp, ông Knape nói. “Nhiều mô hình như của làng Feldheim nhỏ bé ít nhất có thể cung cấp điện cho một phần của thủ đô Berlin”.

Minh Đức (Theo Daily Mail, Euronews)

[E] Khủng hoảng năng lượng - "Đòn giáng" cho doanh nghiệp châu Âu

Thứ 7, 01/10/2022 | 10:00
Lò nung không còn đỏ lửa, thua lỗ “trên từng mét vải” hay bỏ lỡ dịp lễ Giáng sinh cuối năm, là những biểu hiện rõ nét nhất của khủng hoảng năng lượng ở châu Âu.

Ông Putin bày cách “dễ nhất” để châu Âu thoát khủng hoảng năng lượng

Thứ 7, 17/09/2022 | 09:44
Nga tuyên bố sẽ không từ bỏ đường ống Nord Stream 2 mà nước này đã xây dựng bất chấp các lệnh trừng phạt của Mỹ, gọi nó là “người đẹp ngủ trong rừng”.

“Cơn ớn lạnh” của châu Âu trong khủng hoảng giá năng lượng

Thứ 3, 13/09/2022 | 14:29
Giá năng lượng ở châu Âu đã tăng gần 170%, trong khi khí đốt EU nhập từ Nga đã giảm từ 40% xuống còn 9% kể từ khi xung đột bùng phát ở Ukraine.

Mùa đông sắp gõ cửa, tương lai điện hạt nhân nước Đức chưa ngã ngũ

Thứ 2, 22/08/2022 | 10:47
Đức - nền kinh tế lớn nhất châu Âu hiện đang cân nhắc mọi lựa chọn có thể nhằm lấp đầy một phần lỗ hổng do khí đốt Nga để lại khi chẳng mấy chốc mùa đông sẽ gõ cửa.

“Trái tim châu Âu” tối tăm vì khủng hoảng khí đốt

Thứ 6, 29/07/2022 | 15:33
Nước Đức – được mệnh danh “Trái tim châu Âu”, với nền kinh tế lớn nhất châu lục, đang tìm cách vượt qua mùa đông tới mà không có khí đốt Nga.
Cùng tác giả

Góc nhìn Người Đưa Tin: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2023

Thứ 2, 25/12/2023 | 07:15
Xung đột Nga-Ukraine, xung đột Israel-Hamas, cạnh tranh Mỹ-Trung, bất ổn ở châu Phi... là những sự kiện “tốn nhiều giấy mực” nhất của truyền thông trong năm qua.

Lãi suất cao ở Mỹ gây bất ổn tài chính tại Đông Á mới nổi

Thứ 2, 27/11/2023 | 10:11
Lập trường thắt chặt tiền tệ của Fed đã khiến thị trường chứng khoán ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Hàn Quốc, đi xuống.

3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Thứ 3, 07/11/2023 | 21:08
Theo UNDP, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với 3 nhóm nguy cơ tồn tại đồng thời, bao gồm các mối đe dọa liên quan đến sự sinh tồn của con người.

Sức hút đầu tư của Pháp – Bài học cho Việt Nam

Chủ nhật, 15/10/2023 | 15:00
Chìa khóa để Pháp đạt được những “dấu son” trên hành trình tái công nghiệp hóa và thu hút đầu tư là cải cách. Đây cũng là bài học giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi.

Cải cách giúp ADB biến “hàng tỷ” USD thành “hàng nghìn tỷ”

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:31
Để đạt được điều này, huy động nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt.
Cùng chuyên mục

Không thể ngăn bước tiến của Nga, Ukraine mất tuyến phòng thủ phía tây Avdeevka

Thứ 7, 04/05/2024 | 14:00
Xung đột Nga - Ukraine chưa có hồi kết. Thời tiết ấm áp và khô ráo sắp tới dự kiến sẽ khiến căng thẳng leo thang.

Mỹ lên kế hoạch nhằm rót thêm 50 tỷ USD cho Ukraine trước thềm bầu cử

Thứ 7, 04/05/2024 | 11:05
Đây là nỗ lực mới nhất của Mỹ nhằm bảo vệ sự hỗ trợ của đồng minh dành cho Ukraine khỏi những thay đổi chính trị ở cả đôi bờ Đại Tây Dương.

Thời điểm bước ngoặt của Nga hé lộ, khí tài Mỹ liệu có thể giúp Ukraine?

Thứ 7, 04/05/2024 | 10:00
Ukraine vẫn đối mặt với “thiếu hụt trầm trọng” hầu hết mọi thứ. Điều này khiến lực lượng Kiev gặp khó trong việc phản ứng trước các hoạt động của Nga.

Hải quân Mỹ được trang bị tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia mới nhất

Thứ 7, 04/05/2024 | 06:00
Các tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia nói chung có thể được trang bị tên lửa hành trình Tomahawk, tên lửa chống hạm Harpoon và ngư lôi tùy theo cấu hình và yêu cầu.

Hungary sẽ tăng chi tiêu quốc phòng nếu xung đột Ukraine kéo sang năm sau

Thứ 6, 03/05/2024 | 16:02
Hungary, mặc dù phản đối mạnh mẽ sự hỗ trợ tài chính-quân sự của phương Tây cho Ukraine vì lo ngại xung đột lan khắp Châu âu, cũng đã tăng mạnh chi tiêu quốc phòng.
     
Nổi bật trong ngày

Tình hình Ukraine: Nga vừa tiến vừa giành thêm lợi ích chiến thuật

Thứ 6, 03/05/2024 | 14:45
Các thông số hiện có cho thấy Nga đang tăng cường tập trung quân một cách bất thường ở vùng Donetsk.

Mỹ lên kế hoạch nhằm rót thêm 50 tỷ USD cho Ukraine trước thềm bầu cử

Thứ 7, 04/05/2024 | 11:05
Đây là nỗ lực mới nhất của Mỹ nhằm bảo vệ sự hỗ trợ của đồng minh dành cho Ukraine khỏi những thay đổi chính trị ở cả đôi bờ Đại Tây Dương.

Tên lửa LMUR Nga mạnh mẽ cỡ nào khi phá hủy các mục tiêu của Ukraine?

Thứ 6, 03/05/2024 | 09:55
LMUR được trang bị cho trực thăng Mi-28NM, Mi-8MNP-2 và Ka-52M. Tại khu vực diễn ra chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, LMUR hoạt động vô cùng hiệu quả.

Hải quân Mỹ được trang bị tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia mới nhất

Thứ 7, 04/05/2024 | 06:00
Các tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia nói chung có thể được trang bị tên lửa hành trình Tomahawk, tên lửa chống hạm Harpoon và ngư lôi tùy theo cấu hình và yêu cầu.

Mất thị trường khí đốt châu Âu, Gazprom Nga lần đầu báo lỗ đậm

Thứ 6, 03/05/2024 | 11:01
Cổ đông chính của Gazprom – Chính phủ Nga – phải đối mặt với căng thẳng tài chính trong bối cảnh chi tiêu quân sự tăng cao và các lệnh trừng phạt của Mỹ, EU.