Những trường ngoài công lập khiến phụ huynh “đau đầu” tại Hà Nội

Những trường ngoài công lập khiến phụ huynh “đau đầu” tại Hà Nội

Chủ nhật, 14/03/2021 | 09:52
0
Không chỉ có trường THPT công lập mới thu hút nhiều thí sinh đăng ký, trường ngoài công lập cũng có vị thế nhất định. “Sức hút” trường dân lập đến từ đâu?

Một mùa tuyển sinh vào lớp 10 lại đang đến thật gần, không chỉ các trường THPT công lập trở thành “tâm điểm” để các thí sinh Hà Nội “chạy đua trường top”, mà nhiều trường ngoài công lập cũng khiến phụ huynh phải “đau đầu giành vé”.

Vấn đề chọn trường cho con đang là vấn đề rất nóng hiện nay, bởi môi trường cấp 3 ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành nhân cách, phát triển toàn diện về mọi mặt từ tư duy đến kỹ năng, là bước đệm cho tương lai của các con. Vậy, căn cứ vào những tiêu chí nào để phụ huynh và học sinh lựa chọn trường phù hợp với năng lực của mình?

THPT dân lập Lương Thế Vinh:

Ở Hà Nội, có một trường dân lập mà cứ đến mùa tuyển sinh, phụ huynh học sinh từ nhiều nơi lại tìm đến, đăng ký cho con, có thể chấp nhận học xa và phải chi khoản học phí gấp vài lần trường công lập. Đó là trường THPT dân lập Lương Thế Vinh, gắn với tên tuổi của cố nhà giáo ưu tú Văn Như Cương - vị Hiệu trưởng đầu tiên mà mọi người đều biết tiếng.

Giáo dục - Những trường ngoài công lập khiến phụ huynh “đau đầu” tại Hà Nội

Số lượng học sinh được tuyển vào lớp 10 của trường thường trong “top” đông nhất trong khối các trường dân lập.

Trong 3 năm trở lại đây, trường vẫn luôn được giao hơn 500 chỉ tiêu, hầu hết các năm, điểm chuẩn đều lấy rất cao và có bài khảo sát riêng tại trường như một kênh tuyển sinh đặc thù. Cụ thể: Năm 2018, chỉ tiêu 580 học sinh, với điểm chuẩn từ 51,5 điểm (bài thi của sở GD&ĐT Hà Nội), 15,5 điểm (bài khảo sát tại trường). Năm 2019: chỉ tiêu 560 học sinh,với điểm chuẩn từ 81 điểm (bài thi của Sở) và 78 điểm (bài khảo sát tại trường). Đến năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, trường không tổ chức bài khảo sát riêng, nhưng điểm chuẩn theo kết quả bài thi của Sở cũng được lấy rất cao, từ 82 điểm.

Năm nay, trường THPT dân lập Lương Thế Vinh dự kiến tuyển 540 chỉ tiêu chia ở 2 cơ sở. Chất lượng tuyển sinh của trường THPT dân lập Lương Thế Vinh vẫn được củng cố qua từng năm.

THPT dân lập Đoàn Thị Điểm:

Trường THPT Đoàn Thị Điểm là một trong những môi trường giáo dục uy tín trên địa bàn Hà Nội. Tháng 8/2013, sau 5 năm thành lập, trường đã vinh dự được công nhận là trường đạt chuẩn Quốc gia.

Giáo dục - Những trường ngoài công lập khiến phụ huynh “đau đầu” tại Hà Nội (Hình 2).

Bên cạnh việc giảng dạy và học tập, trường THPT Đoàn Thị Điểm còn chú trọng giáo dục nhân cách, kỹ năng sống cho học sinh thông qua các chương trình, hoạt động ngoài giờ chính khóa, sinh hoạt tập thể, hướng nghiệp...

Năm 2018, trường tuyển sinh 360 chỉ tiêu, điểm chuẩn từ kết quả thi của sở GD&ĐT là 45 điểm. Năm 2019, chỉ tiêu của trường tăng lên 450 học sinh, điểm chuẩn là 40 điểm. Đến năm 2020, trường lấy 360 chỉ tiêu học sinh vào lớp 10, điểm chuẩn là 40 điểm. Năm nay, trường dự kiến vẫn tiếp tục tuyển 360 chỉ tiêu, giữ ổn định như mấy năm trước.

THPT bán công Marie Curie:

Trường Marie Curie đào tạo theo chương trình phổ thông hiện hành của bộ GD&ĐT. Với truyền thống gần 30 năm xây dựng và phát triển, ngoài những lớp truyền thống học phân ban, trường Marie Curie phát triển thêm các lớp tiếng Anh sử dụng chương trình chuẩn quốc tế. Tốt nghiệp chương trình này, học sinh có đủ điều kiện về trình độ tiếng Anh để du học hoặc học đại học trong nước để trở thành trí thức có năng lực, phẩm chất tốt và có khả năng hội nhập quốc tế.

Giáo dục - Những trường ngoài công lập khiến phụ huynh “đau đầu” tại Hà Nội (Hình 3).

Trong 3 năm trở lại đây, từ năm 2018, trường duy trì ổn định 360 chỉ tiêu với điểm chuẩn công bố qua từng năm là 48 điểm, 42 điểm.

THPT Nguyễn Siêu:

THPT Nguyễn Siêu hiện là một những ngôi trường tư thục có tiếng và được các bậc phụ huynh “săn đón” khá nhiều.

Giáo dục - Những trường ngoài công lập khiến phụ huynh “đau đầu” tại Hà Nội (Hình 4).

Trường THPT Nguyễn Siêu duy trì lấy hơn 200 chỉ tiêu từ năm 2018 đến nay, lần lượt là 270, 225. Mặc dù tuyển sinh ít nhưng chất lượng thí sinh vẫn luôn nằm trong “top” tại Hà Nội. Năm nay, trường dự kiến tuyển 240 chỉ tiêu.

THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm:

Trường THPT dân lập Nguyễn Bỉnh Khiêm thuộc loại hình trường ngoài công lập. Tháng 5/2006, trường THPT dân lập Nguyễn Bỉnh Khiêm đã được công nhận là trường chuẩn Quốc gia.

Giáo dục - Những trường ngoài công lập khiến phụ huynh “đau đầu” tại Hà Nội (Hình 5).

Năm 2018 và năm 2019, trường tuyển sinh 540 chỉ tiêu, đến năm 2020, trường tăng lên 630 chỉ tiêu. Năm nay, trường dự kiến duy trì tuyển 630 chỉ tiêu như năm trước.

Trường THPT FPT:

Trường THPT FPT được thành lập năm 2006, với mô hình nằm trong trường đại học FPT. Trong 3 năm trở lại đây, chỉ tiêu tuyển sinh của trường luôn tăng mạnh từ 30-40%. Cụ thể, năm 2018, trường tuyển sinh 420 chỉ tiêu; năm 2019, chỉ tiêu tăng lên 540 (tăng gần 30%); đến năm 2020, chỉ tiêu này đã tăng lên 750 (tăng gần 40%). Năm nay, trường THPT FPT dự kiến tiếp tục tuyển 750 chỉ tiêu vào lớp 10.

Giáo dục - Những trường ngoài công lập khiến phụ huynh “đau đầu” tại Hà Nội (Hình 6).

Các thí sinh đăng ký dự tuyển cần tham gia kỳ thi sơ tuyển riêng của trường với 60 câu trắc nghiệm Toán và Tư duy logic trong vòng 90 phút. Điểm chuẩn trúng tuyển năm 2018 và 2019 giữ ổn định từ 27/60 điểm. Ngoài việc vượt qua kỳ thi sơ tuyển của nhà trường, thí sinh còn cần có tổng điểm thi 2 môn Toán, Văn trong kỳ thi vào 10 do Sở tổ chức đạt từ 10 điểm trở lên

Riêng năm 2020, dó ảnh hưởng của dịch Covid-19, trường THPT FPT không tổ chức kỳ thi riêng, lấy điểm xét tuyển dựa trên kết quả 2 môn Toán và Ngữ văn theo bài thi của sở GD&ĐT Hà Nội, từ 13 điểm.

“Sức hút” trường dân lập đến từ đâu?

Theo chuyên gia Bùi Ngọc Phúc, người tìm hiểu về hoạt động và ưu thế, hạn chế của các trường THPT trên địa bàn Hà Nội, cũng là tác giả cuốn sách “Cùng con bước qua các kỳ thi”, cứ mỗi năm, khi sở GD&ĐT công bố mẫu đề tham khảo thi vào 10 là phụ huynh và học sinh lại bước vào một mùa thi mới với nỗi lo không hề cũ.

Vị chuyên gia phân tích: “Trong kỳ thi vào 10, để có suất phù hợp vào một trường THPT công lập danh tiếng luôn gây áp lực rất lớn cho học sinh và toàn xã hội. Hầu như năm nào sau khi Sở công bố điểm chuẩn vào lớp 10, tôi cũng nhận được khá nhiều tin nhắn của các phụ huynh, rất buồn là hầu hết tin nhắn đó của các phụ huynh có con trượt THPT hệ công lập. Với chỉ tiêu tuyển sinh vào 10 hệ công lập hằng năm gần như không thay đổi, việc hơn 30.000 thí sinh sẽ phải rẽ sang hệ ngoài công lập là điều thấy rõ.

Giáo dục - Những trường ngoài công lập khiến phụ huynh “đau đầu” tại Hà Nội (Hình 7).

Chuyên gia Bùi Ngọc Phúc phân tích một số tiêu chí để phụ huynh tham khảo và đánh giá chất lượng các trường THPT ngoài công lập.

Như một câu châm ngôn: Cánh cửa này khép lại, cánh cửa khác sẽ mở ra. Hiện tại, không khó để lựa chọn một trường THPT ngoài công lập có tiếng và đào tạo chất lượng. Một số tiêu chí mà phụ huynh cần quan tâm đến ở mỗi môi trường giáo dục chính là chất lượng giáo dục, cơ sở vật chất, tuyển sinh đầu vào và các giải thưởng…”.

Từ đó, chuyên gia Bùi Ngọc Phúc cũng “điểm mặt” một số trường tiếp tục “hot” trong mùa tuyển sinh lớp 10 năm nay, là những trường trên.

Cẩm Mịch

Chuyện ngược đời hay cổ tích giữa đời thường?

Thứ 5, 11/03/2021 | 19:00
Mới đây, có chuyện ngược đời: Người gây ra va chạm lại được chính “nạn nhân” của mình đưa tiền sửa xe, thậm chí, tặng một chiếc xe máy mới!

Top 3 cơ sở giáo dục đại học Việt Nam lọt bảng xếp hạng của THE

Thứ 5, 11/03/2021 | 09:46
Việt Nam tiếp tục có 3 cơ sở giáo dục đại học có tên trong bảng xếp hạng đại học dành cho các nền kinh tế mới nổi của Times Higher Education.

Hà Nội: Học sinh vẫn có thể được đổi khu vực tuyển sinh vào lớp 10

Chủ nhật, 21/02/2021 | 19:30
Kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông năm học 2021-2022 do UBND TP. Hà Nội phê duyệt có nhiều điểm mới khiến phụ huynh và học sinh lo lắng.
Cùng tác giả

Trường học “tung” ưu đãi học phí mùa Covid

Thứ 6, 28/05/2021 | 09:32
Với bước đầu tư phát triển mới, St. Nicholas có chương trình học bổng và ưu đãi học phí cho học sinh Đà Nẵng và miền Trung nhằm giảm bớt khó khăn do dịch Covid-19.

Hà Nội: Kết thúc năm học sớm và điều chỉnh lịch tuyển sinh lớp 10

Thứ 5, 13/05/2021 | 18:20
Ngày 13/5, UBND TP.Hà Nội đã đồng ý với đề nghị của sở GD&ĐT về đề xuất cho học sinh nghỉ hè sớm 2 tuần và điều chỉnh lịch tuyển sinh vào lớp 10.

Hà Nội: Học sinh nghỉ học từ 4/5 để phòng dịch Covid-19

Thứ 2, 03/05/2021 | 18:44
Theo thông tin mới nhất từ sở GD&ĐT Hà Nội, toàn bộ học sinh và học viên các cấp trên địa bàn thành phố sẽ tạm dường đến trường để phòng dịch Covid-19.

Bồi hồi những ngày đầu chập chững vào nghề báo

Thứ 7, 27/02/2021 | 11:00
Hôm nay là ngày thứ 138 tôi làm việc tại Đời sống & Pháp luật Online. Lần đầu tiên bước vào môi trường công sở, bỡ ngỡ có, sợ có nhưng thực sự niềm vui cũng nhiều.

Học sinh tát cô giáo tại Hà Nội: "Có biểu hiện trầm cảm"

Thứ 6, 19/02/2021 | 18:11
Nam sinh tát cô giáo trong giờ học tại Hà Nội đã được trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên quận Ba Đình (Hà Nội) chấp thuận cho đi học trở lại.
Cùng chuyên mục

Học sinh Việt Nam giành giải Nhì Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế

Thứ 7, 18/05/2024 | 09:47
Đoàn học sinh Việt Nam tham dự Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế 2024 (Regeneron ISEF 2024) đã giành được 1 giải Nhì.

Đảm bảo chính sách tiền lương khi Luật Nhà giáo được ban hành

Thứ 6, 17/05/2024 | 18:05
Song hành việc tạo điều kiện tốt nhất cho thầy cô làm việc, người giáo viên cũng cần đảm bảo nghĩa vụ và tiêu chuẩn của nghề nghiệp.

Các trường đại học vẫn “sống” chủ yếu từ nguồn học phí

Thứ 6, 17/05/2024 | 14:34
Việc dựa vào học phí để duy trì hoạt động sẽ khiến tạo thêm gánh nặng cho người học và không phải là giải pháp lâu dài.

Quảng Ninh: Biểu dương, khen thưởng 212 học sinh tiêu biểu, xuất sắc

Thứ 6, 17/05/2024 | 14:28
Trong số này, 97 học sinh được Bộ Giáo dục - Đào tạo và UBND tỉnh Quảng Ninh tặng bằng khen, 115 em được Sở Giáo dục - Đào tạo Tỉnh tặng giấy khen.

Vụ trẻ 5 tuổi bị bầm tím vùng lưng: Chủ tịch Hải Phòng chỉ đạo làm rõ

Thứ 6, 17/05/2024 | 11:00
Chủ tịch UBND Tp.Hải Phòng yêu cầu địa phương, ngành giáo dục làm rõ việc cháy bé lớp mẫu giáo 5 tuổi trường mần non tại quận Lê Chân bị bầm tím ở vùng lưng.
     
Nổi bật trong ngày

Chi tiết lịch thi tốt nghiệp THPT 2024 và những lưu ý "vàng"

Thứ 6, 17/05/2024 | 10:16
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ GD&ĐT phối hợp với Bộ Công an, các địa phương tăng cường chỉ đạo, phối hợp tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học.

Quảng Ninh: Biểu dương, khen thưởng 212 học sinh tiêu biểu, xuất sắc

Thứ 6, 17/05/2024 | 14:28
Trong số này, 97 học sinh được Bộ Giáo dục - Đào tạo và UBND tỉnh Quảng Ninh tặng bằng khen, 115 em được Sở Giáo dục - Đào tạo Tỉnh tặng giấy khen.

Vụ trẻ 5 tuổi bị bầm tím vùng lưng: Chủ tịch Hải Phòng chỉ đạo làm rõ

Thứ 6, 17/05/2024 | 11:00
Chủ tịch UBND Tp.Hải Phòng yêu cầu địa phương, ngành giáo dục làm rõ việc cháy bé lớp mẫu giáo 5 tuổi trường mần non tại quận Lê Chân bị bầm tím ở vùng lưng.

Hải Phòng: Công an vào cuộc vụ cháu bé nghi bị bạo hành tại trường mầm non

Thứ 6, 17/05/2024 | 18:04
Vừa qua, Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng đã yêu cầu quận Lê Chân chỉ đạo công an sở tại vào cuộc điều tra, làm rõ nguyên nhân cháu bé N.H.N (5 tuổi) bầm tím khắp lưng sau khi tan lớp về nhà.

Bản tin 17/5: Thông tin mới nhất vụ hơn 500 người ngộ độc do ăn bánh mì

Thứ 6, 17/05/2024 | 06:00
Hơn 500 người ngộ độc do ăn bánh mì: Chủ tiệm thanh toán gần 600 triệu viện phí; Chi 7 triệu đồng để căng da mặt trẻ hóa cô gái 31 tuổi "tiến mất tật mang"...