Nhu cầu về năng lượng tỉ lệ nghịch với tăng trưởng thu nhập bình quân

Nhu cầu về năng lượng tỉ lệ nghịch với tăng trưởng thu nhập bình quân

Nguyễn Thu Huyền
Thứ 5, 17/09/2020 | 16:34
0
Theo Thứ trưởng bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng, tại Việt Nam, nhu cầu năng lượng trong nước tăng nhanh gấp khoảng 2 lần so với tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người. Trong nhiều năm trở lại đây, nhu cầu năng lượng luôn tăng cao và chưa có dấu hiệu giảm về tốc độ.

Cần sự đồng bộ của hệ thống chính sách

Thông tin tại diễn đàn Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2020 ngày 17/9, ông Trần Văn Tùng - Thứ trưởng bộ Khoa học và Công nghệ cho hay, trong giai đoạn vừa qua, ngành năng lượng Việt Nam đã có bước phát triển nhanh và đạt được nhiều mục tiêu đáng ghi nhận.

Việc cung cấp năng lượng, đặc biệt là cung cấp điện cơ bản đáp ứng đủ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội với chất lượng ngày càng được cải thiện, chỉ số tiếp cận điện năng đứng thứ 27/190 quốc gia/vùng lãnh thổ; công nghiệp khai thác dầu khí và lọc hoá dầu phát triển mạnh, sản lượng khai thác than thương phẩm tăng; thuỷ điện phát triển nhanh, gần đây điện gió và điện mặt trời bắt đầu phát triển với tốc độ cao.

Mặc dù ngành năng lượng Việt Nam đã có nhiều kết quả đáng ghi nhận, tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, ngành năng lượng vẫn còn nhiều hạn chế như các nguồn cung trong nước không đủ đáp ứng yêu cầu, phải nhập khẩu năng lượng ngày càng lớn; một số chỉ tiêu bảo đảm an ninh năng lượng đang biến động theo chiều hướng bất lợi; cơ sở hạ tầng ngành năng lượng còn thiếu và chưa đồng bộ.

Đầu tư - Nhu cầu về năng lượng tỉ lệ nghịch với tăng trưởng thu nhập bình quân

Ông Trần Văn Tùng - Thứ trưởng bộ Khoa học và Công nghệ.

Theo ông Tùng, tại Việt Nam, nhu cầu năng lượng trong nước tăng nhanh gấp khoảng 2 lần so với tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người. Trong nhiều năm trở lại đây nhu cầu năng lượng tăng cao và chưa có dấu hiệu giảm về tốc độ. Trong khi nhiên liệu hóa thạch phải mất hàng trăm triệu năm để hình thành ở các dạng khác nhau như than đá, dầu mỏ, khí đốt tùy vào điều kiện môi trường thì tốc độ tiêu thụ của con người quá nhanh nên được xem là nguồn năng lượng không tái tạo.

Điều này đã đặt ra sức ép lớn trong việc bảo đảm nhu cầu năng lượng cũng như an ninh năng lượng quốc gia. Do vậy, vấn đề bảo đảm nhu cầu năng lượng cho phát triển bền vững cần phải dành được sự ưu tiên cao.

Tại diễn đàn, ông Đinh Thế Phúc - Vụ trưởng vụ Năng lượng (Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp) cho rằng: Về cơ chế chính sách, cần tiếp tục hoàn thiện để khuyến khích phát triển các nguồn năng lượng tái tạo đảm bảo minh bạch, hài hòa lợi ích kinh tế - xã hội và môi trường, hỗ trợ ưu đãi về thuế để thúc đẩy phát triển năng lượng xanh, sạch.

Cùng đó, về khoa học công nghệ, sẽ phải tiến hành triển khai những chương trình nghiên cứu và phát triển tầm cỡ quốc gia về chuyển đổi năng lượng, năng lượng tái tạo. Đồng thời, xây dựng các phòng thí nghiệm trọng điểm hoạt động theo cơ chế mở nhằm tạo điều kiện làm việc tốt cho nhiều nhóm nghiên cứu tại các trường đại học và viện nghiên cứu chuyên ngành.

Gỡ quy định độc quyền trong truyền tải điện

Hiện nay, tỉ lệ nguồn điện được đầu tư theo hình thức BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) và IPP (dự án điện độc lập) trong cơ cấu nguồn điện toàn quốc đã tăng lên đáng kể. Cụ thể: từ 14,41% (tương đương 4.344 MW) vào năm 2010 đã tăng lên 27,29% (tương đương 15.591 MW) vào năm 2019 (chưa kể đến các dự án điện gió, điện mặt trời đã đưa vào vận hành và đang xây dựng năm 2020).

Đầu tư - Nhu cầu về năng lượng tỉ lệ nghịch với tăng trưởng thu nhập bình quân (Hình 2).

Nhân viên EVN lắp đặt điện mặt trời áp mái.

Đối với nguồn điện năng lượng tái tạo, tính tới thời điểm tháng 7/2020, trên hệ thống điện quốc gia có tổng cộng 99 nhà máy điện mặt trời vận hành với tổng công suất là 5.053 MW. Hiện cũng có 11 nhà máy điện gió đang hoạt động với tổng công suất là 429 MW và 325 MW điện sinh khối, điện chất thải rắn gần 10 MW.

Tổng công suất điện gió và mặt trời đã là 5.482 MW, chiếm khoảng 9,5% tổng công suất nguồn đặt của hệ thống. Riêng đối với điện mặt trời mái nhà, tính đến ngày 31/8/2020 đã có trên 47.000 hệ thống được lắp đặt với tổng công suất 1.128 MWp.

Như vậy, nguồn điện năng lượng tái tạo đã đóng góp đáng kể để đảm bảo cung ứng điện cho phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu sinh hoạt của người dân. Thông thường, đối với các dự án điện than, điện khí đầu tư theo hình thức BOT, hay các dự án điện khí đang đề nghị đầu tư thường yêu cầu có bảo lãnh Chính phủ trong triển khai dự án.

Tuy nhiên, hiện nay các dự án điện mặt trời, điện gió triển khai đầu tư hoàn toàn không có bảo lãnh Chính phủ. Chính vì vậy, việc các nhà đầu tư tư nhân trong và ngoài nước tham gia đầu tư phát triển nguồn điện mà không cần bảo lãnh Chính phủ là điểm tích cực trong thu hút đầu tư vào ngành điện.

Đầu tư - Nhu cầu về năng lượng tỉ lệ nghịch với tăng trưởng thu nhập bình quân (Hình 3).

Ông Nguyễn Tuấn Anh - Phó Cục trưởng cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (bộ Công Thương).

Ông Nguyễn Tuấn Anh - Phó Cục trưởng cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (bộ Công Thương) đánh giá, hoạt động đầu tư tư nhân vào ngành năng lượng nói chung và ngành điện nói riêng là mũi nhọn hết sức quan trọng. Các chính sách thu hút đầu tư tư nhân trong lĩnh vực năng lượng đến nay có thể nói là phù hợp và đã đạt được những thành công bước đầu.

“Tuy nhiên, mặc dù luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) quy định đầu tư lưới truyền tải, nhưng vẫn loại trừ các trường hợp độc quyền theo quy định luật Điện lực. Do đó, để mở đường cho tư nhân tham gia mạnh mẽ hơn nữa vào lĩnh vực năng lượng tái tạo, một điểm nghẽn cần được tháo gỡ là việc sửa nội dung của luật Điện lực về quy định độc quyền trong hoạt động truyền tải điện, trong đó, có thể chỉ xem xét một số hoạt động độc quyền nhà nước như quản lý, vận hành lưới điện truyền tải”, ông Tuấn Anh cho hay.

Ông Trần Anh Tuấn - Thư ký hiệp hội Năng lượng thế giới World Energy Council nhận định, phát triển các dạng năng lượng tái tạo như gió, mặt trời, hydrogen… sẽ là xu thế tất yếu của thời đại, nhằm tạo ra các nguồn năng lượng sạch, giá rẻ, ổn định và bảo vệ môi trường. Theo khảo sát, hơn 100 nước trên thế giới đã chọn biện pháp sử dụng năng lượng hiệu quả là biện pháp có tác động lớn nhất đến việc sử dụng năng lượng vào năm 2040. Biện pháp này sẽ tiết kiệm điện trong sản xuất và trong sinh hoạt; đổi mới công nghệ trong sản xuất để tiết kiệm điện.

Vì sao bộ Công Thương muốn rút phương án điện một giá?

Thứ 3, 18/08/2020 | 16:56
Liên quan đến việc cải tiến biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt, cục Điều tiết điện lực đề nghị rút lại phương án để người dân lựa chọn giữa điện một giá và điện bậc thang.

EVN: Động đất không ảnh hưởng tới các công trình thủy điện

Chủ nhật, 09/08/2020 | 10:37
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, thời gian qua liên tiếp xảy ra nhiều trận động đất nhưng các công trình thuỷ điện do tập đoàn này quản lý tại khu vực Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình...vẫn đảm bảo an toàn và vận hành bình thường, ổn định.
Cùng tác giả

Bộ Công Thương: Bán điện mặt trời mái nhà dư thừa sẽ “vỡ quy hoạch”

Thứ 3, 30/04/2024 | 21:40
Bộ Công Thương đánh giá, nếu người dân được bán điện mặt trời mái nhà dư thừa thì sẽ xảy ra tình huống vỡ quy hoạch điện quốc gia, khó kiểm soát hệ thống lưới điện.

Nắng nóng gay gắt khiến tiêu thụ điện toàn quốc lên cao kỷ lục

Thứ 2, 29/04/2024 | 10:39
Theo EVN, hiện mới vào mùa nắng nóng ở miền Bắc nên dự báo nhiều khả năng tiếp tục tăng lên trong những tháng tiếp theo.

Hoà Phát sắp phát hành 581 triệu cổ phiếu, nâng vốn điều lệ lên 64.000 tỷ

Thứ 2, 29/04/2024 | 10:16
Hòa Phát vừa công bố phương án chi tiết phát hành 581,5 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu năm 2023.

Bình quân mỗi tháng có 20.300 DN thành lập mới và quay lại hoạt động

Thứ 2, 29/04/2024 | 10:05
Trong 4 tháng đầu năm 2024, tổng số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động là 81.300 doanh nghiệp, tăng 3% so với cùng kỳ năm trước.

4 tháng đầu năm nay, Việt Nam xuất siêu 8,4 tỷ USD

Thứ 2, 29/04/2024 | 09:45
4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 238,88 tỷ USD - tăng 15,2% so với cùng kỳ năm trước.
Cùng chuyên mục

Cơ hội vàng từ “xanh hóa” ngành giao thông

Thứ 4, 01/05/2024 | 17:00
Phát triển giao thông xanh sẽ là một trụ cột quan trọng để Việt Nam theo đuổi con đường phát thải ròng bằng 0, đồng thời cũng mở ra nhiều cơ hội phát triển mới.

Giá xăng dầu hôm nay 1/5: Nhiều yếu tố tác động khiến giá dầu đi xuống

Thứ 4, 01/05/2024 | 08:48
Giá xăng dầu hôm nay (1/5) trên thế giới có ngày giảm thứ 3 liên tiếp trong tuần này đến gần 2% và thấp hơn tháng trước.

Kiên Giang: Phú Quốc vắng khách du lịch dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Thứ 3, 30/04/2024 | 18:45
Ngày 30/4, thông tin từ Sở Du lịch tỉnh Kiên Giang, những ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5, khách du lịch đến với Tp.Phú Quốc chỉ tăng nhẹ.

Thương mại điện tử: Tận dụng cơ hội đưa nông sản Việt vươn xa

Thứ 2, 29/04/2024 | 21:00
Để tạo đầu ra cho nông sản qua sàn thương mại điện tử nhằm tăng cơ hội xuất khẩu, Bắc Giang và Sơn La đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp nhằm tận dụng ưu thế này.

Xuất khẩu gạo sang khu vực Âu Mỹ tăng đột biến: Cơ hội và thách thức

Thứ 2, 29/04/2024 | 13:47
Xuất khẩu gạo Việt sang châu Âu-châu Mỹ 3 tháng đầu năm 2024 tăng đột biến, trong đó tăng mạnh nhất là Cuba, đạt 82,9 triệu USD; tăng 492,1%.
     
Nổi bật trong ngày

Giá xăng dầu hôm nay 1/5: Nhiều yếu tố tác động khiến giá dầu đi xuống

Thứ 4, 01/05/2024 | 08:48
Giá xăng dầu hôm nay (1/5) trên thế giới có ngày giảm thứ 3 liên tiếp trong tuần này đến gần 2% và thấp hơn tháng trước.

Gần 6,2 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam 4 tháng qua

Thứ 4, 01/05/2024 | 06:00
Tính chung 4 tháng qua, khách quốc tế đến Việt Nam đạt 6,2 triệu lượt người, tăng 68,3% so với cùng kỳ năm trước; tăng 3,9% so với cùng kỳ năm 2019.

Cơ hội vàng từ “xanh hóa” ngành giao thông

Thứ 4, 01/05/2024 | 17:00
Phát triển giao thông xanh sẽ là một trụ cột quan trọng để Việt Nam theo đuổi con đường phát thải ròng bằng 0, đồng thời cũng mở ra nhiều cơ hội phát triển mới.

Giá vàng 1/5: Vàng thế giới tiếp tục lao dốc

Thứ 4, 01/05/2024 | 10:17
Giá vàng hôm nay tiếp tục giảm mạnh khi đồng USD tăng giá dữ dội, lãi suất trái phiếu Mỹ nóng lên.