Nhật Bản tài trợ cho kỹ thuật hỗ trợ sinh sản IVF nhằm trẻ hóa dân số

Nhật Bản tài trợ cho kỹ thuật hỗ trợ sinh sản IVF nhằm trẻ hóa dân số

Thứ 7, 02/04/2022 | 18:26
0
Từ 1/4, bảo hiểm y tế công cộng Nhật Bản sẽ hỗ trợ 70% chi phí cho các phương pháp tiên tiến hỗ trợ sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).

Đây được cho là một nỗ lực của chính phủ Nhật Bản nhằm ngăn chặn sự suy giảm dân số. Bởi Nhật Bản là một trong số những quốc gia có tốc độ già hóa nhanh nhất thế giới.

Giám đốc bệnh viện Saint Mother (Kita Kyushu, Nhật Bản), bác sĩ Atsushi Tanaka hy vọng phòng khám sẽ có nhiều bệnh nhân hơn. Trước đó bệnh viện này vốn đã rất đông các cặp vợ chồng đến để điều trị hiếm muộn như làm thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Được biết trước đây chi phí thụ tinh trong ống nghiệm lên tới hơn 500.000 Yên (xấp xỉ 4.090 USD)/chu kỳ. Đây là mức giá khá cao so với  thu nhập trung bình hàng tháng của đa số các hộ gia đình Nhật Bản.

Bác sĩ Tanaka cho biết thêm, trong tương lai gần nhu cầu thụ thai nhân tạo của các cặp vợ chồng có thể sẽ tăng gấp đôi.

Tuy nhiên, ông và các chuyên gia khác tin rằng những nỗ lực của y học vẫn chưa thể giải quyết được tình trạng khủng hoảng dân số ở Nhật Bản. Bởi trên thực tế bệnh nhân vẫn phải đối mặt với chi phí cao và bảo hiểm không chi trả cho các hoạt động như sàng lọc di truyền và sử dụng trứng của người hiến tặng.

Các chuyên gia cho rằng Chính phủ phải thực hiện nhiều biện pháp hơn nữa vì số lượng phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ sẽ giảm đi trong tương lai gần.

Kinh nghiệm của Nhật Bản sẽ đóng vai trò như một phép thử cho các nền kinh tế tiên tiến đang đối mặt với tỉ lệ sinh ngày càng giảm. Mặc dù ở một số quốc gia như Đan Mạch và Pháp, các phương pháp điều trị IVF đã gần như được thực hiện miễn phí, nhưng Nhật Bản vẫn được cho là đất nước có hỗ trợ nhiều nhất đối với các phương pháp này.

Thế giới - Nhật Bản tài trợ cho kỹ thuật hỗ trợ sinh sản IVF nhằm trẻ hóa dân số

Nhật Bản là một trong những nước có tỉ lệ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Ảnh: The Times

Hiện tại, Nhật Bản đang đứng đầu thế giới về số lượng phụ nữ sử dụng thụ tinh ống nghiệm. Năm 2019, cứ 14 trẻ thì có 1 trẻ được thụ thai bằng phương pháp thụ tinh ống nghiệm. Tuy nhiên, tỉ lệ sinh ở Nhật vẫn chỉ dao động quanh mức 1.3, thấp hơn nhiều so với mức 2.1 – mức để duy trì dân số ổn định, theo khuyến cáo của tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD).

Động thái của Chính phủ Nhật Bản là nỗ lực mới nhất nhằm khích lệ người trẻ sinh con. Trong thập kỷ qua, chính phủ đã mở rộng tài trợ nhà trẻ và trợ cấp hàng tháng cho các gia đình có con nhỏ. Chính sách nghỉ việc chăm sóc con cái của Nhật Bản cũng được coi là “hào phóng” nhất trên thế giới. Mặc dù vậy, do những áp lực xã hội và công việc, hiếm có ông bố nào tận dụng hết những chính sách được cung cấp.

Chính phủ Nhật Bản cũng đã hỗ trợ về mặt tài chính cho các gia đình có thu nhập thấp đang tìm cách điều trị hiếm muộn. Những chính sách này đã tăng khả năng tiếp cận cho những người muốn thực hiện IVF.

Chi phí vẫn là mối lo lớn

Các nhà lập pháp hy vọng rằng chi phí bảo hiểm sẽ khuyến khích các cặp vợ chồng có thu nhập thấp sớm được tiếp cận với phương pháp hỗ trợ sinh sản tiên tiến này.

Bà Yuko Imamura (Viện Y tế và Chính sách Toàn cầu,Tokyo) chia sẻ: “Thật tốt khi những người ở độ tuổi 30 đang cần điều trị IVF đã được tiếp cận gần hơn với các chính sách hỗ trợ”.

Mặc dù vậy, những phương pháp điều trị như thụ tinh ống nghiệm vẫn khá tốn kém. Ngay cả khi có bảo hiểm, vợ chồng chị Yuki Yano vẫn phải trả khoảng 150.000 Yên cho mỗi chu kỳ.

"Thu nhập của vợ chồng tôi chỉ vừa đủ sống và chúng tôi không có hàng trăm nghìn yên để chi trả cho IVF", chị Yano cho biết.

Chị Yano, năm nay 31 tuổi, hiện đang sử dụng Clomid, một loại thuốc giúp kích thích rụng trứng. Trước đó chị đã phải cắt bỏ ống dẫn trứng vì mang thai ngoài tử cung. Chồng chị là một tài xế xe tải đường dài, thường xuyên vắng nhà vào những ngày chị dễ thụ thai nhất. “Thực sự là điều này thật khó. Trong khi tôi thì ngày một thêm già đi”.

Thế giới - Nhật Bản tài trợ cho kỹ thuật hỗ trợ sinh sản IVF nhằm trẻ hóa dân số (Hình 2).

Quy trình thụ tinh nhân tạo tại phòng khám Sugiyama ở Tokyo, Nhật Bản, tháng 10/2020. Ảnh: Janpan Times

Chính phủ đã chi 17,4 tỷ Yên trong ngân sách cho những khoản bảo hiểm hỗ trợ sinh sản. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng rất khó để dự đoán đợt hỗ trợ này có mang lại hiệu quả hay không.

Ví dụ như ở Hàn Quốc, tỉ lệ sinh vẫn tiếp tục giảm mặc dù chính phủ nước này cũng đã nỗ lực tăng cường tài trợ cho các phương pháp điều trị sinh sản.

Cần những hỗ trợ thiết thực hơn

Một số người cho rằng có nhiều phương pháp để cải thiện tình trạng này. Bác sĩ Tanaka (bệnh viện Saint Mother) cho biết, Chính phủ nên xem xét hỗ trợ chi phí cho đông lạnh trứng - một phương pháp điều trị tốn kém không được bảo hiểm công chi trả. Trên thế giới, một số công ty như Google đã tạo cơ hội cho nhân viên nữ đông lạnh trứng, giúp họ thoải mái hơn để cân bằng giữa việc theo đuổi sự nghiệp và kế hoạch hóa gia đình.

Bác sĩ Tanaka cho rằng cách này sẽ giải quyết sự mâu thuẫn đối với việc phụ nữ vừa phải đi làm vừa phải sinh con sớm. Ngoài ra cũng nên hỗ trợ bảo hiểm cho các phương pháp công nghệ cao hơn mang lại tỉ lệ thành công cao hơn, như hệ thống nuôi cấy phôi kết hợp với camera quan sát liên tục hoặc xét nghiệm di truyền trước khi cấy.

Theo nghiên cứu gần đây của Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Sumitomo, phần lớn phụ nữ Nhật Bản nghĩ rằng vừa điều trị sinh sản vừa đi làm là điều không thể. Đó là lí do việc hỗ trợ điều trị y tế không phải là biện pháp duy nhất.

Chị Megumi Takai (33 tuổi) dự định sẽ nghỉ việc và tìm một công việc bán thời gian để tập trung điều trị hiếm muộn. Chị Takai chia sẻ, nhiều phụ nữ không thể xin nghỉ làm để đi khám, bởi họ cảm thấy đây là việc tế nhị khi đề cập ở nơi làm việc.

Chị cũng mong rằng xã hội sẽ có cái nhìn thoáng hơn về vấn đề này, và mọi người có thể xin nghỉ phép để đi điều trị hiếm muộn nếu cần.

Thế giới - Nhật Bản tài trợ cho kỹ thuật hỗ trợ sinh sản IVF nhằm trẻ hóa dân số (Hình 3).

Các em bé sơ sinh tại một bệnh viện ở thành phố Misato, tỉnh Saitama, Nhật Bản, năm 2014. Ảnh: New York Times

Hoàng Ngân (Theo Bloomberg)

Nhật Bản sẽ không rút lui khỏi dự án LNG của Nga

Thứ 5, 31/03/2022 | 21:11
Sakhalin-2 cũng chính là dự án mà Tập đoàn Shell của Anh đã công bố kế hoạch thoái vốn.

Nhật Bản sẽ tiêm mũi vắc-xin ngừa Covid-19 thứ tư cho người dân

Thứ 6, 25/03/2022 | 14:23
Nhật Bản quyết định tiêm mũi vắc-xin ngừa Covid-19 thứ tư cho người dân. Vắc-xin được sử dụng nhiều khả năng là của Pfizer hoặc Moderna.

Nhật Bản đang làm thế nào để đối mặt với khủng hoảng dân số già?

Thứ 2, 07/09/2020 | 11:10
Nhật Bản đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng dân số chưa từng thấy bởi già hóa, tỷ lệ sinh thấp đang là quốc nạn tại Nhật Bản.
Cùng tác giả

Góc nhìn Người Đưa Tin: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2023

Thứ 2, 25/12/2023 | 07:15
Xung đột Nga-Ukraine, xung đột Israel-Hamas, cạnh tranh Mỹ-Trung, bất ổn ở châu Phi... là những sự kiện “tốn nhiều giấy mực” nhất của truyền thông trong năm qua.

Lãi suất cao ở Mỹ gây bất ổn tài chính tại Đông Á mới nổi

Thứ 2, 27/11/2023 | 10:11
Lập trường thắt chặt tiền tệ của Fed đã khiến thị trường chứng khoán ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Hàn Quốc, đi xuống.

3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Thứ 3, 07/11/2023 | 21:08
Theo UNDP, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với 3 nhóm nguy cơ tồn tại đồng thời, bao gồm các mối đe dọa liên quan đến sự sinh tồn của con người.

Sức hút đầu tư của Pháp – Bài học cho Việt Nam

Chủ nhật, 15/10/2023 | 15:00
Chìa khóa để Pháp đạt được những “dấu son” trên hành trình tái công nghiệp hóa và thu hút đầu tư là cải cách. Đây cũng là bài học giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi.

Cải cách giúp ADB biến “hàng tỷ” USD thành “hàng nghìn tỷ”

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:31
Để đạt được điều này, huy động nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt.
Cùng chuyên mục

Nga liên tiếp phá hủy các mục tiêu giá trị, khí tài phương Tây có giúp được Ukraine?

Thứ 2, 06/05/2024 | 14:00
Những hình ảnh được công khai cho thấy, trong tuần qua, một loạt khí tài trị giá triệu đô mà phương Tây cung cấp cho Ukraine đã bị phá hủy.

Công du Pháp, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mang theo 3 thông điệp

Thứ 2, 06/05/2024 | 11:55
Đây là chuyến thăm cấp nhà nước thứ 3 của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Pháp.

Thỏa thuận ngừng bắn không khả quan, quan chức Hamas rời Cairo

Thứ 2, 06/05/2024 | 10:30
Israel trong nhiều tháng qua đã cảnh báo về kế hoạch gửi quân vào Rafah, thành phố phía Nam Gaza, áp sát biên giới Ai Cập, nơi có hơn 1 triệu người đang trú ẩn.

Nga đáp trả bằng 25 cuộc tấn công, Ukraine tổn thất nặng nề

Thứ 2, 06/05/2024 | 10:00
Nga đã triển khai một loạt cuộc tấn công nhằm vào các vị trí phức hợp công nghiệp và quân sự Ukraine. Lực lượng Kiev đã phải chịu những tổn thất nặng nề.

Chính quyền Israel đột kích văn phòng của Al Jazeera

Thứ 2, 06/05/2024 | 09:36
Một quan chức Israel và một nguồn tin từ Al Jazeera cho biết, chính quyền Israel đã đột kích một phòng khách sạn được Al Jazeera sử dụng làm văn phòng tạm thời.
     
Nổi bật trong ngày

Nga vẫn nhập 2.000 linh kiện chiến đấu cơ từ 22 quốc gia, bao gồm Mỹ?

Thứ 2, 06/05/2024 | 06:00
Nga đã chi ít nhất 4 tỷ USD vào thiết bị điện tử cho các mục đích quân sự khác nhau, đặc biệt là bảo trì và sản xuất máy bay chiến đấu.

Nga đáp trả bằng 25 cuộc tấn công, Ukraine tổn thất nặng nề

Thứ 2, 06/05/2024 | 10:00
Nga đã triển khai một loạt cuộc tấn công nhằm vào các vị trí phức hợp công nghiệp và quân sự Ukraine. Lực lượng Kiev đã phải chịu những tổn thất nặng nề.

Chính quyền Israel đột kích văn phòng của Al Jazeera

Thứ 2, 06/05/2024 | 09:36
Một quan chức Israel và một nguồn tin từ Al Jazeera cho biết, chính quyền Israel đã đột kích một phòng khách sạn được Al Jazeera sử dụng làm văn phòng tạm thời.

Công du Pháp, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mang theo 3 thông điệp

Thứ 2, 06/05/2024 | 11:55
Đây là chuyến thăm cấp nhà nước thứ 3 của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Pháp.

Mỹ tung “cú đấm bồi”, quyết dồn dự án LNG của Nga vào đường cùng

Chủ nhật, 05/05/2024 | 06:00
Các lệnh trừng phạt của Mỹ nhắm vào dự án Artic LNG 2 của Novatek – nhà sản xuất khí đốt tự nhiên độc lập lớn nhất của Nga – chỉ ngày càng tăng chứ không giảm.