Nhật Bản cấm xuất khẩu chip sang Trung Quốc: Lợi bất cập hại

Nhật Bản cấm xuất khẩu chip sang Trung Quốc: Lợi bất cập hại

Thứ 3, 13/12/2022 | 18:11
0
Nhật Bản được cho là đang thảo luận các biện pháp kiểm soát xuất khẩu chip sang Trung Quốc, nhưng việc này có thể tác động tiêu cực đến ngành chip nước này.

Mỹ gần đây đã thực hiện các biện pháp chưa từng có để kiểm soát xuất khẩu chất bán dẫn sang Trung Quốc nhằm ngăn chặn nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vượt lên trong cuộc đua công nghệ. Washington cũng kêu gọi sự tham gia của các đồng minh, bao gồm cả Nhật Bản.

Nhật Bản đang thảo luận với Mỹ và các nước khác về vấn đề này, Bộ trưởng Thương mại Nhật Bản Yasutoshi Nishimura cho biết tại một cuộc họp báo hôm 13/12, từ chối bình luận về tiến triển của các cuộc đàm phán đang diễn ra. “Chúng tôi đang tiến hành điều trần các công ty trong nước và nghiên cứu tác động của các hạn chế của Mỹ.”

Đồng minh của Mỹ

Hồi đầu tháng 10, Washington đã mở rộng các hạn chế xuất khẩu chip trong nỗ lực ngăn chặn tham vọng Trung Quốc trong việc phát triển chip tiên tiến để sử dụng cho các ứng dụng quân sự và công nghệ then chốt, chẳng hạn như siêu máy tính và trí tuệ nhân tạo.

Theo quy định mới, các công ty Mỹ phải xin giấy phép khi vận chuyển các mặt hàng như chip công nghệ tương đối cao, bao gồm chip logic dưới 16 nanomet, chip bộ nhớ DRAM dưới 18 nm và chip NAND có 128 lớp trở lên, đến cơ sở sản xuất ở Trung Quốc.

Thế giới - Nhật Bản cấm xuất khẩu chip sang Trung Quốc: Lợi bất cập hại

Mỹ cấm xuất khẩu chip sang Trung Quốc nhằm hạn chế nước này vượt lên trong cuộc đua AI. Ảnh: Industry Wired

Chip logic là chip xử lý bao gồm bộ xử lý máy tính - tiên tiến hơn và khó chế tạo hơn về mặt công nghệ do kích thước ngày càng nhỏ hơn. Chip DRAM thường được sử dụng cho bộ nhớ máy tính, trong khi chip NAND còn được gọi là bộ nhớ flash.

Các hạn chế mới của Mỹ cũng bao gồm các hàng hóa liên quan đến sản xuất chip trong khi nhắm mục tiêu các mặt hàng được sản xuất ở các quốc gia khác sẽ được sử dụng cho siêu máy tính ở Trung Quốc.

Bất chấp sự phản đối của một số công ty chip trong nước, Nhật Bản đã đồng ý về nguyên tắc với Hà Lan để cùng với Mỹ thắt chặt kiểm soát việc xuất khẩu máy móc sản xuất chip tiên tiến sang Trung Quốc, hãng thông tấn Bloomberg đưa tin, trích dẫn những người quen thuộc với vấn đề này.

2 quốc gia này sẽ áp dụng những biện pháp mà Mỹ đã đưa ra, bao gồm lệnh cấm bán máy móc có khả năng chế tạo chip 14 nanomet hoặc cao cấp hơn cho Trung Quốc để ngăn chặn quân đội Bắc Kinh thu được chất bán dẫn tiên tiến, theo Bloomberg.

Tổn thất trong nước

Các nhà quan sát trong ngành cho biết, nếu chính phủ Nhật Bản ủng hộ Washington trong cuộc đua công nghệ này, ngành công nghiệp chip trong nước có khả năng sẽ bị tổn hại.

Thế mạnh của Nhật Bản là sản xuất máy móc và vật liệu, họ không có công nghệ để sản xuất chip tiên tiến như chip dùng cho smartphone, nên các quy định mới sẽ tác động nhiều hơn đến các nhà sản xuất thiết bị sản xuất và vật liệu chip thay vì các nhà sản xuất chip, ông Masayuki Kimura, Giám đốc điều hành công ty Deloitte Tohmatsu Venture Support cho biết.

Xuất khẩu thiết bị sản xuất chất bán dẫn của Nhật Bản đã tăng lên trong những năm gần đây, và Trung Quốc là một trong những thị trường trọng yếu.

Năm ngoái, giá trị xuất khẩu chip của Nhật Bản đạt mức kỷ lục 3,3 nghìn tỷ Yên (23,67 tỷ USD theo tỷ giá hối đoái hiện hành), trong đó Trung Quốc chiếm thị phần lớn nhất, khoảng 39%. Năm nay, chỉ riêng con số từ tháng 1 đến tháng 9 đã lên tới 3 nghìn tỷ Yên.

Một số công ty hoạt động trong lĩnh vực chip đã tính đến tác động tiềm ẩn và thận trọng theo dõi tình hình.

Tokyo Electron, nhà sản xuất chất bán dẫn thiết yếu hàng đầu Nhật Bản, đã điều chỉnh giảm dự báo doanh số bán hàng năm nay từ 250 tỷ Yên xuống còn 2,1 nghìn tỷ Yên, đồng thời cho biết một nửa mức cắt giảm là do các biện pháp hạn chế xuất khẩu mới.

Thế giới - Nhật Bản cấm xuất khẩu chip sang Trung Quốc: Lợi bất cập hại (Hình 2).

Nhà máy của công ty sản xuất thiết bị chip hàng đầu Nhật Bản Tokyo Electron tại tỉnh Miyagi, Nhật Bản. Ảnh: Nikkei Asia

Trung Quốc là thị trường lớn nhất của Tokyo Electron trong năm kinh doanh vừa qua, chiếm 28,3% doanh số bán hàng của công ty. Giám đốc điều hành công ty, ông Toshiki Kawai cho biết, khả năng các khách hàng mà Mỹ nhắm đến sẽ cần phải thay đổi kế hoạch đầu tư của họ.

“Sẽ rất khó để sản xuất chip khi các nhà sản xuất thiết bị Mỹ ngừng cung cấp máy móc”, ông Kawai cho biết trong một cuộc họp báo vào tuần trước, ngụ ý rằng các biện pháp cũng sẽ ảnh hưởng đến Tokyo Electron.

Mặc dù Trung Quốc vẫn chưa có được những công nghệ cần thiết để phát triển những con chip cực kỳ tiên tiến cho siêu máy tính và trí tuệ nhân tạo, quốc gia này đã tăng cường nỗ lực để bắt kịp bằng cách đầu tư lớn vào ngành công nghiệp chip trong nước và đặt mục tiêu đạt được tỉ lệ tự cung cấp chip 70% vào năm 2025.

“Trung Quốc được kỳ vọng sẽ sản xuất ngày càng nhiều chip tiên tiến, nhưng Nhật Bản sẽ không thể đáp ứng những nhu cầu đó do các hạn chế của Mỹ. Vì vậy, tác động của các quy định mới là khá lớn đối với các nhà sản xuất vật liệu và thiết bị chip Nhật Bản”, ông Kimura khẳng định.

Nguyễn Tuyết (Theo Japan Times, Bloomberg, Reuters)

Apple sẽ sử dụng chip của công ty Trung Quốc

Thứ 4, 07/12/2022 | 09:12
CEO Apple cho biết, nhà sản xuất iPhone sẽ sản xuất chip ở Mỹ lần đầu tiên sau gần một thập kỷ, đánh dấu một bước quan trọng để giảm sự phụ thuộc vào châu Á.

Giải pháp cho ngành chip Trung Quốc trước những “đòn giáng” của Mỹ

Thứ 6, 02/12/2022 | 16:25
Thời gian qua, chính phủ Mỹ đã liên tục đưa ra nhiều biện pháp nhằm kiềm chế ngành công nghiệp bán dẫn Trung Quốc, gây ra áp lực đáng kể đối với quốc gia này.

Mỹ hạn chế xuất khẩu chip, Trung Quốc bắt đầu bị ảnh hưởng

Thứ 4, 16/11/2022 | 15:57
Sản lượng vi mạch Trung Quốc giảm mạnh do nhu cầu trong nước suy yếu và những nỗ lực của Mỹ trong việc ngăn chặn Bắc Kinh phát triển ngành chip của riêng mình.
Cùng tác giả

“Đầu tư công là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế năm 2023”

Thứ 2, 16/10/2023 | 09:00
Giám đốc Quốc gia ADB tại Việt Nam nhận định, việc tăng tốc chi tiêu của Chính phủ có thể coi là sự kích cầu được mong đợi trong các tháng còn lại của năm 2023.

ADB bổ nhiệm Phó Chủ tịch phụ trách Đông Á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương

Thứ 6, 22/09/2023 | 15:03
Phó Chủ tịch mới của ADB từng đảm nhiệm nhiều vai trò quan trọng và làm việc với nhiều quan chức chính phủ cấp cao trên khắp châu Á và Thái Bình Dương.

Thách thức đối với người đi vay ở khu vực Đông Á mới nổi

Thứ 2, 11/09/2023 | 16:13
Chính phủ và ngân hàng trung ương ở khu vực Đông Á mới nổi cần cảnh giác để phòng ngừa những rủi ro tài chính tiềm tàng gắn với các mức lãi suất cao hơn, theo ADB.

ADB chi 14 triệu USD phát triển hệ thống điện mặt trời áp mái Việt Nam

Thứ 2, 11/09/2023 | 11:24
Đây là khoản tài trợ đầu tiên của ADB trong danh mục đầu tư điện mặt trời áp mái dành cho phân khúc kinh doanh và sản xuất tại Việt Nam.

Cổ phiếu VinFast lấy lại sắc xanh sau 3 phiên sụt giảm

Thứ 3, 22/08/2023 | 07:38
Cổ phiếu VinFast đóng cửa giảm 23% xuống mức 15,40 USD/cổ phiếu hôm 18/8, đánh dấu phiên sụt giảm thứ ba liên tiếp sau khi ra mắt hoành tráng ở Phố Wall.
Cùng chuyên mục

Ông Putin và ông Tập Cận Bình cam kết một kỷ nguyên hợp tác mới

Thứ 6, 17/05/2024 | 10:53
Trong ngày thứ Năm, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cam kết đề ra “một kỷ nguyên mới” với sự hợp tác giữa hai quốc gia.

Chia rẽ của chính phủ Israel về vấn đề Gaza tràn vào công luận

Thứ 6, 17/05/2024 | 10:29
Tuần này, chia rẽ trong Chính phủ Israel về cuộc chiến tại Gaza đã tràn vào công luận, sau khi ông Gallant công khai yêu cầu ông Netanyahu đề ra chiến lược rõ ràng.

Hamas: Sửa đổi đề xuất ngừng bắn từ phía Israel dẫn tới bế tắc

Thứ 6, 17/05/2024 | 10:18
Thứ Tư, lãnh đạo Hamas Ismail Haniyeh đổ lỗi những bế tắc về thương lượng ngừng bắn ở Gaza cho Israel và khẳng định lại những nhu cầu chủ chốt về thương lượng.

Bộ trưởng Quốc phòng Israel và Thủ tướng Benjamin Netanyahu bất đồng về kế hoạch hậu chiến tại Gaza

Thứ 6, 17/05/2024 | 10:10
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu trong ngày thứ Tư đã nhận chỉ trích công khai về kế hoạch hậu chiến tại Gaza từ chính Bộ trưởng Quốc phòng.

Hệ thống Tor-M2 Nga đánh chặn tên lửa 3 triệu đô Storm Shadow của Ukraine

Thứ 6, 17/05/2024 | 09:30
Tên lửa Storm Shadow dài 5,1 mét, trọng lượng khoảng 1.300 kg, đầu đạn nặng 450 kg và có khả năng đánh trúng mục tiêu ở khoảng cách 250-560 km tùy biến thể.
     
Nổi bật trong ngày

Tổng thống Putin nói quan hệ Nga-Trung Quốc không mang tính cơ hội

Thứ 5, 16/05/2024 | 16:05
“Tôi muốn nhấn mạnh: Tôi rất vui được đến Trung Quốc và gặp các vị”, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết trong cuộc hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Chuyên gia chỉ ra điều tân Bộ trưởng Quốc phòng Nga nên chú ý tới

Thứ 5, 16/05/2024 | 06:00
“Điều quan trọng đối với Nga là đảm bảo tính bất khả xâm phạm của các lực lượng hạt nhân chiến lược của mình, ít nhất là của nhóm tấn công trả đũa”.

Ukraine để lộ điểm yếu, Nga tận dụng cơ hội, tấn công dữ dội vào Chasov Yar

Thứ 5, 16/05/2024 | 10:00
Nhận ra điểm yếu của lực lượng Ukraine, các đơn vị Nga nhanh chóng tập hợp và đẩy mạnh tấn công vào Chasov Yar theo nhiều hướng.

Phục hồi sau suy thoái, kinh tế châu Âu sẽ tăng trưởng rất khiêm tốn

Thứ 6, 17/05/2024 | 06:00
Các hạn chế thương mại ngày càng tăng với Nga và Trung Quốc góp phần làm suy giảm vai trò của Khu vực Eurozone trong nền kinh tế toàn cầu, chuyên gia chỉ ra.

Bộ trưởng Quốc phòng Israel và Thủ tướng Benjamin Netanyahu bất đồng về kế hoạch hậu chiến tại Gaza

Thứ 6, 17/05/2024 | 10:10
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu trong ngày thứ Tư đã nhận chỉ trích công khai về kế hoạch hậu chiến tại Gaza từ chính Bộ trưởng Quốc phòng.