Mỹ, Pháp thừa nhận hủy hộ chiếu của người xin visa Sudan

Mỹ, Pháp thừa nhận hủy hộ chiếu của người xin visa Sudan

Thứ 3, 23/05/2023 | 11:50
0
Mỹ từng phải đối mặt với những lời chỉ trích sau khi thừa nhận đã phá hủy hộ chiếu của người Afghanistan còn lại tại Đại sứ quán Mỹ ở Kabul khi Taliban tiếp quản.

Washington và Paris thừa nhận rằng các nhà ngoại giao của họ đã phá hủy hộ chiếu của những công dân Sudan đã nộp đơn xin thị thực, khiến họ bị mắc kẹt ở đất nước đang chìm trong xung đột, tờ The Telegraph (Anh) đưa tin hôm 21/5.

Pháp và Mỹ nói rằng các nhà ngoại giao của họ chỉ đơn giản là tuân theo “quy trình tiêu chuẩn” để tránh các tài liệu nhạy cảm rơi vào tay kẻ xấu. Nhưng lời giải thích này đã không thể xoa dịu sự phẫn nộ của các công dân Sudan hiện đang bị mắc kẹt trong vùng chiến sự.

“Tôi có thể nghe thấy tiếng máy bay chiến đấu và tiếng bom từ cửa sổ của mình, tôi bị mắc kẹt ở đây không lối thoát”, cô Selma Ali, một kỹ sư đã nộp hộ chiếu cho Đại sứ quán Mỹ 3 ngày trước khi giao tranh nổ ra ở Sudan, nói với New York Times (Mỹ) – tờ báo đầu tiên đưa tin về việc các loại giấy tờ như vậy đã bị cắt nhỏ để tiêu hủy.

Khi giao tranh bùng phát vào ngày 15/4 giữa quân đội Sudan (SAF) trung thành với Tướng Abdel Fattah al-Burhan và nhóm bán quân sự hùng hậu được gọi là Lực lượng Hỗ trợ Nhanh (RSF) của Tướng Mohamed Hamdan Dagalo, các nhà ngoại giao nước ngoài bị kẹt trong làn đạn đã vội vã chạy trốn khỏi Khartoum.

Việc vội vã sơ tán khỏi các Đại sứ quán khiến nhân viên ngoại giao của nhiều nước – bao gồm Anh – bỏ lại những hộ chiếu đã được nộp để xin thị thực.

Nhưng ngoài Mỹ và Pháp, hầu hết các quốc gia khác đã không tiêu hủy hộ chiếu. Thay vào đó họ cất chúng trong những chỗ có khóa bên trong các Đại sứ quán bị đóng cửa – khiến người ngoài không thể tiếp cận chúng, nhưng không làm các loại giấy tờ này biến mất mãi mãi.

Thế giới - Mỹ, Pháp thừa nhận hủy hộ chiếu của người xin visa Sudan

Đại sứ quán Mỹ tại Khartoum, Sudan. Ảnh: BL Harbert International

Không chính phủ nào cho biết công khai có bao nhiêu tài liệu đã bị bỏ lại hoặc bị phá hủy. Chính phủ Anh cam kết bất kỳ tài liệu nào còn sót lại tại các cơ sở của họ ở Sudan sẽ được “lưu trữ an toàn”.

“Chúng tôi nhận ra rằng đây là một tình huống vô cùng khó khăn. Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình và Chính phủ Vương quốc Anh đang làm việc để xác định các giải pháp cho những người bị ảnh hưởng”, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Anh (FCDO) cho biết vào tháng trước.

Nhưng một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ lập luận rằng đó là “quy trình hoạt động tiêu chuẩn” để tiêu hủy những tài liệu “có thể rơi vào tay kẻ xấu và bị sử dụng sai mục đích”.

“Bởi vì môi trường an ninh không cho phép chúng tôi trả lại những hộ chiếu đó một cách an toàn, chúng tôi đã làm theo thủ tục của mình để tiêu hủy chúng thay vì bỏ lại chúng mà không được bảo đảm”, vị phát ngôn viên người Mỹ cho biết.

Mỹ trước đây đã phải đối mặt với những lời chỉ trích sau khi thừa nhận đã phá hủy hộ chiếu của người Afghanistan còn lại tại Đại sứ quán Mỹ ở Kabul khi Taliban tiếp quản quốc gia Nam Á vào năm 2021.

Khi đó, những người Afghanistan bị mất hộ chiếu ít nhất có thể nộp đơn xin cấp hộ chiếu mới từ chính phủ mới do Taliban lãnh đạo. Nhưng lựa chọn đó là không thể ở Sudan, vì văn phòng cấp hộ chiếu mới ở quốc gia Đông Phi bị đóng cửa do giao tranh vẫn không ngừng nghỉ ở thủ đô Khartoum bất chấp các lệnh ngừng bắn.

Minh Đức (Theo The Telegraph, NY Times)

[E] Khủng hoảng Sudan: Nỗi niềm người dân và lịch sử xung đột đẫm máu

Thứ 3, 23/05/2023 | 08:00
“Tôi chưa bao giờ tưởng tượng mình sẽ sống để chứng kiến hoàn cảnh của mình trở nên như thế này. Sudan xứng đáng được hưởng hòa bình”, một người dân Sudan chia sẻ.

Xung đột ở Sudan: Người được sơ tán kể lại cuộc trốn chạy mạo hiểm

Thứ 3, 25/04/2023 | 16:28
“Có rất nhiều khoảnh khắc khó khăn, tất cả đều là sợ hãi, căng thẳng và lo lắng”, một công dân nước ngoài chia sẻ về hành trình thoát khỏi “điểm nóng” xung đột Sudan

Xung đột ở Sudan: Mỹ và 2 nước châu Á đưa quân nhân, máy bay quân sự đến gần

Thứ 6, 21/04/2023 | 23:55
Mỹ và 2 đồng minh châu Á đã triển khai các nguồn lực quân sự, sẵn sàng sơ tán quan chức ngoại giao, công dân khỏi Sudan.
Cùng tác giả

Góc nhìn Người Đưa Tin: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2023

Thứ 2, 25/12/2023 | 07:15
Xung đột Nga-Ukraine, xung đột Israel-Hamas, cạnh tranh Mỹ-Trung, bất ổn ở châu Phi... là những sự kiện “tốn nhiều giấy mực” nhất của truyền thông trong năm qua.

Lãi suất cao ở Mỹ gây bất ổn tài chính tại Đông Á mới nổi

Thứ 2, 27/11/2023 | 10:11
Lập trường thắt chặt tiền tệ của Fed đã khiến thị trường chứng khoán ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Hàn Quốc, đi xuống.

3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Thứ 3, 07/11/2023 | 21:08
Theo UNDP, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với 3 nhóm nguy cơ tồn tại đồng thời, bao gồm các mối đe dọa liên quan đến sự sinh tồn của con người.

Sức hút đầu tư của Pháp – Bài học cho Việt Nam

Chủ nhật, 15/10/2023 | 15:00
Chìa khóa để Pháp đạt được những “dấu son” trên hành trình tái công nghiệp hóa và thu hút đầu tư là cải cách. Đây cũng là bài học giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi.

Cải cách giúp ADB biến “hàng tỷ” USD thành “hàng nghìn tỷ”

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:31
Để đạt được điều này, huy động nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt.
Cùng chuyên mục

Từ chối khí đốt Nga, các nước châu Âu yêu cầu Algeria “tăng viện”

Thứ 3, 30/04/2024 | 16:02
Cuộc xung đột Nga-Ukraine tiếp tục tác động và làm xáo trộn chuỗi phân phối năng lượng trong khu vực.

Có gì trong kịch bản thăm dò sức chịu đựng của nền kinh tế Nga?

Thứ 3, 30/04/2024 | 14:30
Theo tất cả các kịch bản, các dự báo cho thấy sự suy thoái trong sản xuất và xuất khẩu dầu khí của Nga.

Quân đội Nga sắp được trang bị “siêu rồng lửa” S-500

Thứ 3, 30/04/2024 | 07:15
Hệ thống phòng không S-500 Prometheus sẽ cung cấp lá chắn vững chắc cho các trung tâm hành chính và công nghiệp quan trọng ở Nga.

Ba Lan, Litva có nguy cơ vi phạm luật EU nếu giúp Ukraine triệu hồi nam giới

Thứ 3, 30/04/2024 | 06:00
Người tị nạn Ukraine chạy trốn xung đột có quyền tiếp cận chỗ ở, phúc lợi, chăm sóc y tế, giáo dục và việc làm ở Ba Lan, Litva và các nước EU khác.

Top 5 tàu ngầm hạt nhân tiên tiến nhất thế giới, Mỹ góp 2 chiếc

Thứ 2, 29/04/2024 | 06:00
Hiện chỉ có 6 quốc gia sở hữu tàu ngầm hạt nhân là Mỹ, Trung Quốc, Nga, Pháp, Anh và Ấn Độ.
     
Nổi bật trong ngày

Quân đội Nga sắp được trang bị “siêu rồng lửa” S-500

Thứ 3, 30/04/2024 | 07:15
Hệ thống phòng không S-500 Prometheus sẽ cung cấp lá chắn vững chắc cho các trung tâm hành chính và công nghiệp quan trọng ở Nga.

Top 5 tàu ngầm hạt nhân tiên tiến nhất thế giới, Mỹ góp 2 chiếc

Thứ 2, 29/04/2024 | 06:00
Hiện chỉ có 6 quốc gia sở hữu tàu ngầm hạt nhân là Mỹ, Trung Quốc, Nga, Pháp, Anh và Ấn Độ.

Có gì trong kịch bản thăm dò sức chịu đựng của nền kinh tế Nga?

Thứ 3, 30/04/2024 | 14:30
Theo tất cả các kịch bản, các dự báo cho thấy sự suy thoái trong sản xuất và xuất khẩu dầu khí của Nga.

Thời khắc lịch sử của những chiến sĩ dẫn giải Dương Văn Minh đi tuyên bố đầu hàng

Thứ 3, 30/04/2024 | 15:25
Cùng đồng đội đối mặt với Tổng thống cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn Dương Văn Minh, Đại úy Phạm Xuân Thệ khi ấy chỉ nghĩ làm sao nhanh có lời tuyên bố đầu hàng được phát thanh rộng rãi ra để sớm kết thúc chiến tranh, đỡ đổ máu cho đồng đội.

Ba Lan, Litva có nguy cơ vi phạm luật EU nếu giúp Ukraine triệu hồi nam giới

Thứ 3, 30/04/2024 | 06:00
Người tị nạn Ukraine chạy trốn xung đột có quyền tiếp cận chỗ ở, phúc lợi, chăm sóc y tế, giáo dục và việc làm ở Ba Lan, Litva và các nước EU khác.