Người giáo viên cần gì ở ngành giáo dục?

Nguyễn Hoa Trà
Chủ nhật, 19/11/2023 | 17:47
0
Bên cạnh sự quan tâm, các thầy cô giáo vẫn mong muốn sự đồng hành, hướng dẫn của lãnh đạo ngành giáo dục trong quá trình đổi mới.

Trong buổi Lễ tuyên dương 200 nhà giáo, cán bộ quản lý tiêu biển năm 2023, nhiều thầy cô không khỏi xúc động trước sự ghi nhận của ngành giáo dục trong suốt thời gian dài công tác.

Trao đổi với Người Đưa Tin, cô giáo Phạm Thị Trang Nhung – Trường THPT chuyên Biên Hoà, Hà Nam bày tỏ sự vinh dự, tự hào khi mặc dù tuổi còn nghề khá trẻ nhưng cũng đã đóng góp được chút công sức cho sự nghiệp giáo dục.

Chia sẻ về nghề giáo, cô Nhung cho rằng sẽ rất áp lực nếu lúc nào thầy cô cũng đặt mình cao hơn học trò và đòi hỏi thầy phải giỏi hơn trò. “Đối với học sinh, nhất là các em học hệ chuyên giáo viên nên là người dẫn dắt định hướng cho các em. Nhiệm vụ cao nhất là phát hiện và bồi dưỡng nhân tài vì vậy với những học sinh có tố chất sẽ đưa cho các em phương pháp, tài liệu hướng dẫn cách học, truyền niềm đam mê sự tự học nhiều hơn là truyền thụ kiến thức”, cô Nhung bày tỏ.

Ngoài những kiến thức, cô giáo Phạm Thị Trang Nhung cho rằng sự gần gũi, chia sẻ giữa thầy cô và học trò cũng vô cùng quan trọng, phải rút ngắn khoảng cách giữa cô và trò, tạo cho các em sự tin tưởng vào môi trường giáo dục.

Giáo dục - Người giáo viên cần gì ở ngành giáo dục?

200 cán bộ, nhà giáo được vinh danh trong chiều nay 19/11.

“Đối với học sinh chuyên áp lực học tập rất lớn vì vậy việc định hướng, động viên học tập để học sinh không cảm thấy bị bỏ rơi ở trong lớp là những điều mà chúng tôi vẫn phải làm”, cô Nhung chia sẻ.

Trước những vất vả của nhà giáo, nữ giáo viên cũng kỳ vọng đổi với những đổi mới đang và sắp diễn ra chúng ta cần làm sáng tỏ, mạch lạc, gỡ rối những vướng mắc để ngành giáo dục có những bước tiến triển thành công trong thời gian tới.

Với 18 năm trong nghề, đối với cô Trịnh Thị Bích Lựu – Giáo viên Trường Mầm non Thuận, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng trị sự vinh danh hôm nay như là món quà đền đáp đối với những khó khăn của đội ngũ giáo viên mầm non.

Xúc động chia sẻ với Người Đưa Tin, cô Lưu cho biết: “Dù còn nhiều hạn chế nhưng chúng tôi vẫn luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của ngành từ đó tạo động lực để các thầy cô phấn đấu”.

Cô Lưu cũng mong muốn chính sách tiền lương giáo viên sẽ sớm được điều chỉnh, giúp cán bộ, giáo viên đảm bảo cuộc sống. Cùng với đó là sự đồng hành trong đổi mới giáo dục.

Giáo dục - Người giáo viên cần gì ở ngành giáo dục? (Hình 2).

Cô Trịnh Thị Bích Lựu – Giáo viên Trường Mầm non Thuận, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng trị.

Là giáo viên phụ trách đội cô Hồng Vân – Cô giáo Trường Tiểu học Tiên Phong, Ba Vì, Hà Nội chia sẻ: “Sự ghi nhận của Bộ GD&ĐT sẽ là động lực phấn đấu cho mỗi giáo viên, thể hiện sự quan tâm của ngành đối với lực lượng nhà giáo. Đây cũng là cơ hội để các giáo viên nhìn lại, đánh giá quá trình công tác của bản thân, có những điều chỉnh trong thời gian tới”.

Tuy nhiên, với công việc đặc thù, cô Vân mong muốn các cán bộ chuyên trách trong trường học sẽ sớm có chế độ phù hợp, thể hiện sự công bằng, tương xứng với các thầy cô dạy văn hoá.

Công tác tại khu vực có nhiều học sinh dân tộc thiểu số, thầy Phạm Bá Sơn – Trường THCS Nậm Tăm, Lai Châu vẫn còn nhiều trăn trở đối với việc dạy tích hợp.

“Là giáo viên vùng núi, giảng dạy những học sinh đặc biệt việc dạy đúng chuyên môn đã khó để dạy được tích hợp càng gặp nhiều thách thức. Phần lớn giáo viên vẫn phải tự học, tự tìm kiếm kiến thức và phương pháp giảng dạy”.

Thầy Sơn mong rằng thời gian tới cần có những chính sách quan tâm, đảm bảo sự công bằng gữa vùng núi và đồng bằng giúp cho các thầy cô có động lực gắn bó với nghề.

Cũng tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn bày tỏ ngành giáo dục và Bộ GD&ĐT luôn trân trọng ghi nhận, biểu dương và cảm ơn những gì mà các thầy, cô giáo đã, đang và sẽ đóng góp cho sự nghiệp đổi mới giáo dục của nước nhà.

Bộ trưởng cho biết ngành giáo dục đang triển khai công cuộc đổi mới giáo dục và đào tạo một cách căn bản, toàn diện xưa nay chưa từng có đối với tất cả các cấp học từ mầm non tới đại học.

 “Trong đó, hiện đang tập trung triển khai đổi mới sâu rộng đối với giáo dục phổ thông, mà cụ thể là triển khai Chương trình GDPT 2018. Để thực hiện thành công nhiệm vụ này, cần phải đảm bảo thực hiện nhiều yếu tố khác nhau, trong đó, lực lượng nhà giáo có vai trò quyết định đến sự thành công của toàn bộ quá trình này”, ông Nguyễn Kim Sơn phát biểu.

[E] Chuyện người mở đường “phi quốc lập”

Chủ nhật, 19/11/2023 | 12:05
Ông giáo xứ Nghệ - Nguyễn Xuân Khang quyết định mở trường tư, chiêu mộ những học sinh rồi trở thành người đặtviên gạch đầu tiên cho cách làm giáo dục kiểu mới.

Xã hội hoá giáo dục - nhiều vấn đề dang dở chưa thực hiện

Chủ nhật, 19/11/2023 | 08:45
Các đại biểu Quốc hội đều cho rằng, để xã hội chung tay phát triển giáo dục là điều cần thiết, tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện.

[E] Kỳ vọng đưa Việt Nam trở thành điểm đến giáo dục

Thứ 7, 18/11/2023 | 14:17
Hiệu trưởng Trường Đại học Hoa Sen cho rằng, thực học thực làm sẽ là những yếu tố then chốt để thu hút học sinh quốc tế đến với Việt Nam.
Cùng tác giả

Nhà khoa học là trụ cột xây dựng đại học nghiên cứu, đổi mới sáng tạo

Thứ 4, 15/05/2024 | 17:06
Đại học Quốc gia Hà Nội chú trọng ưu tiên nguồn lực để triển khai các chương trình, đề tài KH&CN trọng điểm quốc gia trong thời gian tới.

Cần "năng động" trong hoạt động đào tạo đội ngũ nhà giáo

Thứ 4, 15/05/2024 | 17:05
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nhấn mạnh Đại học Sư phạm Hà Nội cần điều chỉnh góc nhìn, nhận diện vị trí, vai trò, qua đó xác định sứ mệnh, trách nhiệm với ngành.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội có tân Hiệu trưởng

Thứ 4, 15/05/2024 | 14:18
Bộ GD&ĐT kỳ vọng nhà trường sẽ đóng góp tích cực và thể hiện vai trò nòng cốt trong công tác bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông.

Chứng chỉ ngoại ngữ: Căng thẳng ôn tập để thêm "vé" vào đại học

Thứ 4, 15/05/2024 | 07:04
Không ít các học sinh luyện thi CCNN chỉ để đủ điều kiện ưu tiên vào đại học, điều này làm mất đi ý nghĩa thực của các bài thi và cách tiếp cận học tập.

Hành động thiết thực, ưu tiên nguồn lực cho trẻ em

Thứ 3, 14/05/2024 | 15:40
Bộ GD&ĐT cho biết tuỳ từng điều kiện của mỗi địa phương để tổ chức các hoạt động hưởng ứng tháng hành động vì trẻ em năm 2024.
Cùng chuyên mục

Huyện nghèo xây trường học tiền tỷ rồi bỏ hoang vì không có học sinh

Thứ 4, 15/05/2024 | 17:59
Việc một số điểm trường có vốn đầu tư hàng tỷ đồng, xây dựng xong rồi bỏ hoang hoặc chậm đưa vào sử dụng đã gây lãng phí ngân sách Nhà nước, khiến dư luận bức xúc.

Nhà khoa học là trụ cột xây dựng đại học nghiên cứu, đổi mới sáng tạo

Thứ 4, 15/05/2024 | 17:06
Đại học Quốc gia Hà Nội chú trọng ưu tiên nguồn lực để triển khai các chương trình, đề tài KH&CN trọng điểm quốc gia trong thời gian tới.

Cần "năng động" trong hoạt động đào tạo đội ngũ nhà giáo

Thứ 4, 15/05/2024 | 17:05
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nhấn mạnh Đại học Sư phạm Hà Nội cần điều chỉnh góc nhìn, nhận diện vị trí, vai trò, qua đó xác định sứ mệnh, trách nhiệm với ngành.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội có tân Hiệu trưởng

Thứ 4, 15/05/2024 | 14:18
Bộ GD&ĐT kỳ vọng nhà trường sẽ đóng góp tích cực và thể hiện vai trò nòng cốt trong công tác bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông.

Bình Thuận chi hơn 215 tỷ đồng để hỗ trợ học phí cho học sinh

Thứ 4, 15/05/2024 | 13:54
Việc hỗ trợ học phí cho học sinh năm học 2023 - 2024, giải quyết nguyện vọng chính đáng cho phụ huynh học sinh các hộ gia đình khó khăn.
     
Nổi bật trong ngày

Bình Thuận chi hơn 215 tỷ đồng để hỗ trợ học phí cho học sinh

Thứ 4, 15/05/2024 | 13:54
Việc hỗ trợ học phí cho học sinh năm học 2023 - 2024, giải quyết nguyện vọng chính đáng cho phụ huynh học sinh các hộ gia đình khó khăn.

Cần "năng động" trong hoạt động đào tạo đội ngũ nhà giáo

Thứ 4, 15/05/2024 | 17:05
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nhấn mạnh Đại học Sư phạm Hà Nội cần điều chỉnh góc nhìn, nhận diện vị trí, vai trò, qua đó xác định sứ mệnh, trách nhiệm với ngành.

Dự báo thời tiết ngày 16/5/2024: Cảnh báo mưa dông giờ tan tầm

Thứ 5, 16/05/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (16/5). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Huyện nghèo xây trường học tiền tỷ rồi bỏ hoang vì không có học sinh

Thứ 4, 15/05/2024 | 17:59
Việc một số điểm trường có vốn đầu tư hàng tỷ đồng, xây dựng xong rồi bỏ hoang hoặc chậm đưa vào sử dụng đã gây lãng phí ngân sách Nhà nước, khiến dư luận bức xúc.

Nhà khoa học là trụ cột xây dựng đại học nghiên cứu, đổi mới sáng tạo

Thứ 4, 15/05/2024 | 17:06
Đại học Quốc gia Hà Nội chú trọng ưu tiên nguồn lực để triển khai các chương trình, đề tài KH&CN trọng điểm quốc gia trong thời gian tới.