"Người dân rất không yên tâm và chưa hài lòng về ngành Giáo dục"

Dương Thị Thu
Thứ 4, 01/11/2017 | 19:30
0
“Giáo dục hiện nay có một số khâu đang đi ngược quy trình. Chính điều đó làm cho xã hội và người dân rất không yên tâm và chưa hài lòng về ngành Giáo dục”, ĐBQH Cao Đình Thưởng trăn trở.

Giáo dục đang đi ngược quy trình

Phát biểu thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội, ngân sách Nhà nước chiều 1/11, ĐBQH Cao Đình Thưởng (đoàn ĐBQH tỉnh Phú Thọ) đánh giá cao nỗ lực của ngành Giáo dục những năm qua cùng quyết tâm, trăn trở trong đổi mới theo tinh thần của Nghị quyết Trung ương và Nghị quyết của Quốc hội. “Tuy nhiên, còn nhiều việc xã hội và người dân rất không yên tâm và chưa hài lòng về ngành Giáo dục hiện nay”, ông nói.

“Theo tôi, đổi mới giáo dục trước hết là xem lại tư duy về giáo dục Việt Nam, đổi mới công tác giáo dục, công tác đào tạo giáo viên, chất lượng đội ngũ, đổi mới sách giáo khoa và cuối cùng mới là đổi mới thi cử.

Song, giáo dục hiện nay có một số khâu đang đi ngược quy trình. Ngành Giáo dục nhiều năm qua cứ loay hoay với đổi mới thi cử. Điều này là cần thiết nhưng vô tình tiếp tục đẩy học sinh và phụ huynh củng cố tâm lý và mục tiêu học để thi, tư tưởng vì bằng cấp mà không hướng tới thực học, thực nghiệp.

Phải chăng, đây là một trong nhiều lý do làm cho ngành Giáo dục không có thời gian để thực hiện Nghị quyết 88 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa mới”, vị ĐBQH tỉnh Phú Thọ trăn trở.

Giáo dục - 'Người dân rất không yên tâm và chưa hài lòng về ngành Giáo dục'

ĐBQH Cao Đình Thưởng. (Ảnh: Quochoi.vn).

 Lãng phí rất lớn

Ông cũng cho rằng, lãng phí trong giáo dục hiện nay là vô cùng lớn, cả vô hình và hữu hình. Thử hình dung, học sinh tốt nghiệp THPT cứ ào ạt vào đại học như thời gian qua, đại học mọc lên như nấm sau mưa, vượt ra ngoài tầm kiểm soát của ngành Giáo dục.

Một sinh viên sau 4 năm học tiêu tốn hàng trăm triệu đồng, trong đó nhiều sinh viên phải vay ngân hàng, nhưng ra trường rất ít sinh viên kiếm được việc làm, chủ yếu sung vào đội quân thất nghiệp hoặc phải học nghề và làm việc khác. Thật lãng phí vô cùng cả thời gian và tiền bạc.

Hay như sách giáo khoa liên tục chỉnh lý, bổ sung nên học sinh học một năm là bỏ. Em không học được sách của anh, người học sau không dùng được sách của người học trước nên phải chăng, viết sách giáo khoa phải đảm bảo cơ bản, phổ thông, ổn định chu kỳ ít nhất 5 năm. Nếu làm được như vậy sẽ tiết kiệm cho người dân một khoản tiền rất lớn.

Quy định mặc đồng phục quanh năm ngày tháng cũng rất vô lý trong điều kiện kinh tế-xã hội hiện nay. “Theo tôi, học sinh chỉ mặc đồng phục vào ngày thứ Hai, giờ chào cờ, còn những buổi khác được mặc tự do. Như vậy, học sinh mới năng động, không bị gò bó”, vị ĐBQH tỉnh Phú Thọ nói.

“Còn nhiều việc như: Khoán mua giấy vở, thiết bị dạy học lãng phí, các khoản thu thiếu minh bạch, hội phụ huynh… Suy cho cùng, đây là sự lãng phí đánh vào người có thu nhập thấp. Nên ngành Giáo dục cần giải pháp để lấy lại hình ảnh và vị thế của sự nghiệp trồng người.

Đề nghị Quốc hội có lộ trình sửa đổi, bổ sung luật Giáo dục, luật Giáo dục đại học và tiến tới xây dựng ban hành luật Nhà giáo để giải quyết những vấn đề nêu trên”, ĐBQH Cao Đình Thưởng nhấn mạnh.

Cần tăng cường giáo dục giới tính

ĐBQH Quách Thế Tản (đoàn ĐBQH tỉnh Hoà Bình) cho rằng: “Chất lượng giáo dục đại học và nghề nghiệp chuyển biến chậm chưa thật sự gắn với nhu cầu xã hội”.

Giáo dục - 'Người dân rất không yên tâm và chưa hài lòng về ngành Giáo dục' (Hình 2).

ĐBQH Quách Thế Tản. (Ảnh: Quochoi.vn).

Ông quan tâm đến phương pháp giáo dục người lớn và đề nghị: “Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có chương trình đào tạo giáo viên trong các trường sư phạm về phương pháp giáo dục người lớn để sau khi ra trường sẽ thích ứng khi được giao nhiệm vụ tại các cơ sở giáo dục không chính quy, giáo dục thường xuyên hoặc dạy học, quản lý đối với người lớn.

Mặt khác, đề nghị bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như các địa phương hết sức quan tâm đến các trung tâm học tập cộng đồng ở các xã, phường, thị trấn. Đây là một thiết chế giáo dục hết sức thiết thực đối với việc học của người dân.

Hiện nay, chúng ta có trên 11.000 trung tâm trong cả nước. Đồng thời, đề nghị Bộ chủ trì phối hợp với các bộ, ngành có liên quan đẩy mạnh hơn nữa việc triển khai tổ chức thực hiện đề án xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020 theo Quyết định số 89 ngày 9/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ và các đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt”.

ĐBQH Nguyễn Thị Thủy (đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Kạn) nêu thực trạng, công tác giáo dục giới tính trong nhà trường còn nhiều hạn chế và chưa cập nhật với tình hình.

“Sách giáo khoa có rất ít các nội dung này. Đồng thời, trên thực tế có không ít các giáo viên vẫn có tâm lý e ngại nên chỉ truyền đạt vấn đề một cách chung nhất. Trong khi đó, tham khảo kinh nghiệm các nước trên thế giới xung quanh chúng ta như Nhật Bản, Hàn Quốc đã đưa môn giáo dục sức khỏe vào trong chương trình học bắt buộc với nhiều bài về tội phạm xâm hại tình dục trẻ em. Mỗi bài học đều có những tình huống và những hình ảnh minh họa, giúp các em nhận biết các nguy cơ và ứng phó trước những nguy cơ.

Đặc biệt, sau mỗi bài học đều có phần thực hành, khuyến khích các em nói ra những nhận xét của riêng mình, hoặc ghi ra giấy những tình huống nguy hiểm mà mình đã từng trải qua. Thiết nghĩ, đã đến lúc ngành Giáo dục nước ta cần quan tâm hơn nữa cho nội dung này”, ĐBQH Thủy nhấn mạnh.

Khó “thấu cảm” với những “sóng sánh” của ngành Giáo dục

Chủ nhật, 13/08/2017 | 08:15
Những ngày này, nhiều giáo viên đang cố gắng “cảm” với những “sóng sánh” mà Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ nói tới trong hội nghị Tổng kết năm học 2016-2017 mà dường như chẳng “thấu”.

3 điểm/môn đỗ Sư phạm: "Thảm họa của ngành giáo dục"

Thứ 7, 12/08/2017 | 07:00
Nhiều trường cao đẳng Sư phạm ở địa phương có chuẩn đầu vào là 9-10 điểm, tức trung bình mỗi môn chỉ hơn 3 điểm. Điều này khiến dư luận lo ngại về chất lượng giáo viên trong tương lai.

Hà Nội: Thực hư thông tin bỏ công chức, viên chức ngành giáo dục

Thứ 2, 22/05/2017 | 10:53
Nhiều giáo viên tại Hà Nội đang hoang mang trước thông tin từ đầu tháng 1/2017, cấp hiệu phó trở xuống và toàn bộ giáo viên sẽ phải ký hợp đồng lao động với Nhà nước, bỏ khái niệm biên chế.
Cùng tác giả

ĐBQH Vũ Thị Lưu Mai: Đầu tư công hiếm nơi nào như Việt Nam

Thứ 2, 29/10/2018 | 09:44
Đề cập đến vấn đề đầu tư công dàn trải thời gian qua, ĐBQH Vũ Thị Lưu Mai (TP.Hà Nội) cho rằng, từ “đầu tư dàn trải” trở nên quen thuộc.

Tín dụng đen tạo ra “chị Dậu thời đại mới”

Thứ 6, 26/10/2018 | 15:27
Thảo luận về kinh tế - xã hội, nhiều đại biểu bày tỏ lo ngại, băn khoăn về tình trạng tín dụng đen hoành hành gây bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng đến đời sống của người dân.

"Chúng ta không được phép quên những hy sinh của thế hệ cha anh"

Thứ 6, 27/07/2018 | 08:30
Trong 71 năm qua, với đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn luôn quan tâm chăm lo công tác thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng.

"35 cảnh sát cơ động được tổ chức ôn thi rất kỹ"

Thứ 6, 20/07/2018 | 06:00
PV báo Người Đưa Tin có cuộc phỏng vấn Thiếu tướng Lê Vân, Cục trưởng cục An ninh chính trị nội bộ A83, (bộ Công an) về những bất thường trong điểm thi THPT Quốc gia 2018 tại Lạng Sơn, nơi có 35 cảnh sát cơ động dự thi.

Nguyên ĐBQH Phạm Thị Mỹ Lệ đột ngột qua đời

Thứ 4, 04/07/2018 | 11:26
Bà Phạm Thị Mỹ Lệ, đoàn ĐBQH tỉnh Bình Phước khóa XIII đột ngột qua đời sau khi đến một cơ sở làm đẹp trên địa bàn.
Cùng chuyên mục

Trao giải cuộc thi vẽ tranh “sắc màu tuổi thơ” lần thứ nhất

Chủ nhật, 26/05/2024 | 19:28
Với nét vẽ hồn nhiên, sắc màu tươi tắn, gần 1.000 bức tranh tham gia cuộc thi vẽ tranh “Sắc màu tuổi thơ” lần thứ nhất đã tạo nên một vườn tranh đầy hương sắc. Chỉ một chút thoáng qua, người xem đã ấn tượng với sự ngộ nghĩnh, vui tươi trong tranh của các “họa sĩ nhí”...

Đâu là nhóm ngành được quan tâm tại các trường xây dựng, kiến trúc?

Chủ nhật, 26/05/2024 | 18:42
Là ngành kết hợp giữa khoa học kỹ thuật và nghệ thuật, nên đòi hỏi sinh viên ngoài kiến thức còn phải có năng lực về thiết kế, sáng tạo.

Tuyển sinh sư phạm: Chọn ngành dạy liên môn có dạy đơn môn được không?

Chủ nhật, 26/05/2024 | 18:42
Nhiều sự thay đổi trong chương trình đào tạo, nội dung giảng dạy của ngành sư phạm trong bối cảnh triển khai Chương trình GDPT 2018.

Thi vào 10 THPT: Liệt kê những điều sĩ tử cần làm trước khi đi thi

Chủ nhật, 26/05/2024 | 10:44
Chuyên gia chia sẻ, việc tạo tâm lý thoải mái, lập ra những phương án phù hợp là một trong những yếu tố giúp các em đạt được kết quả như mong đợi.

Đồng Nai sẽ có 34.088 thí sinh tham dự thi Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

Thứ 7, 25/05/2024 | 14:00
Tại Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 sắp tới, tỉnh Đồng Nai có 34.088 thí sinh dự thi tại 62 điểm thi với 1.440 phòng thi.
     
Nổi bật trong ngày

Tp.HCM chính thức mở cổng đăng ký tuyển sinh đầu cấp

Thứ 7, 25/05/2024 | 11:53
Từ ngày hôm nay (25/5), Sở Giáo dục và Đào tạo Tp.HCM chính thức mở cổng đăng ký thông tin tuyển sinh đầu cấp trực tuyến.

Tuyển sinh sư phạm: Chọn ngành dạy liên môn có dạy đơn môn được không?

Chủ nhật, 26/05/2024 | 18:42
Nhiều sự thay đổi trong chương trình đào tạo, nội dung giảng dạy của ngành sư phạm trong bối cảnh triển khai Chương trình GDPT 2018.

Gần 4.000 thí sinh “tranh suất” vào lớp 10 Trường phổ thông Năng khiếu

Thứ 7, 25/05/2024 | 09:00
Sáng nay (25/5), gần 4.000 thí sinh đã đổ về các điểm thi để bắt đầu kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 Trường phổ thông Năng khiếu (Đại học Quốc gia Tp.HCM).

Đà Nẵng: Hơn 100 tỷ đồng xây lại ngôi trường 132 năm tuổi xuống cấp

Thứ 7, 25/05/2024 | 13:48
Sau 132 năm xây dựng, Trường tiểu học Phù Đổng đã xuống cấp trầm trọng. Việc đầu tư nâng cấp là cần thiết, đảm bảo an toàn và môi trường giảng dạy.

Bản tin 26/5: Học sinh Hà Nội nhận phiếu báo thi lớp 10

Chủ nhật, 26/05/2024 | 06:00
Học sinh Hà Nội nhận phiếu báo thi lớp 10; Vụ cháy nhà trọ 14 người tử vong: Nhiều nạn nhân còn trẻ tuổi...