Người đàn ông bị đau ngực, sốt, khó thở kéo dài sau khi sặc thịt gà

Người đàn ông bị đau ngực, sốt, khó thở kéo dài sau khi sặc thịt gà

Thứ 7, 17/12/2022 | 18:45
0
Sau khi sặc thức ăn, bệnh nhân bị đau ngực kèm sốt và khó thở tăng dần, đi khám phát hiện phổi tổn thương nặng, phải cấp cứu.

Bệnh viện Quân y 103 (Hà Nội) cho biết, bệnh viện vừa điều trị thành công một trường hợp dị vật phế quản phức tạp.

Bệnh nhân là người đàn ông 55 tuổi ở Hà Nội, vào Trung tâm Nội hô hấp của bệnh viện do nhiễm trùng hô hấp kéo dài.

Trước khi vào viện khoảng 1 tháng, bệnh nhân bị sặc khi đang ăn thịt gà. Sau sặc, bệnh nhân đau ngực phải âm ỉ, dai dẳng, đau ngực kèm theo sốt và khó thở tăng dần. Bệnh nhân tự dùng thuốc giảm đau, hạ sốt tại nhà nhưng triệu chứng đỡ ít.

Sau đó, bệnh nhân đi khám được chụp X-quang ngực quy ước và cắt lớp vi tính lồng ngực, phát hiện tổn thương đông đặc thùy dưới phải, tràn dịch khoang màng phổi phải mức độ ít.

ThS.BS Nguyễn Chí Tuấn, Trung tâm Nội hô hấp, cho biết bệnh nhân được chẩn đoán có dị vật phế quản thùy dưới phổi phải biến chứng viêm phổi dưới chít hẹp, kèm theo tràn dịch màng phổi phải.

Đời sống - Người đàn ông bị đau ngực, sốt, khó thở kéo dài sau khi sặc thịt gà

Bệnh nhân được điều trị kháng sinh tích cực. Khi tình trạng nhiễm trùng ổn định, bệnh nhân được nội soi phế quản ống mềm, phát hiện dị vật là mảnh mỏ gà có kích thước lớn, hình dạng 3 cạnh thành sắc trong lòng phế quản thùy dưới phổi phải, một cạnh găm vào thành phế quản.

Dị vật cũng khiến niêm mạc phế quản xung quanh phù nề, xung huyết mạnh, dễ chảy máu và tổ chức hạt bao phủ, gây chít hẹp gần hoàn toàn phế quản thùy dưới phổi phải.

Các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật nội soi cắt một phần tổ chức hạt, lấy dị vật ra khỏi phế quản. Sau thủ thuật, bệnh nhân tiếp tục dùng kháng sinh, chống viêm tại chỗ. Quá trình điều trị của người đàn ông này mất một tuần.

Theo bác sĩ, dị vật phế quản là trường hợp các vật rơi vào và mắc lại ở trong lòng phế quản của bệnh nhân. Đây là tai nạn sinh hoạt có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, thường gặp sau khi sặc thức ăn, đặc biệt ở trẻ em, người cao tuổi, người say rượu, người bệnh đột quỵ não...

Tùy thuộc vị trí, loại dị vật, thời gian được tiếp cận chẩn đoán và điều trị, dị vật đường thở có thể gây ra nhiều biến chứng, nguy hiểm nhất là tắc nghẽn đường thở lớn gây tử vong (đặc biệt ở trẻ em), co thắt phế quản, viêm phổi dưới vị trí chít hẹp, xẹp phổi, áp xe phổi…

Dị vật phế quản thường ở phế quản bên phải nhiều hơn, liên quan đến đường kính và độ chếch của phế quản bên phải so với bên trái. Khi dị vật mới vào đường thở, có thể gây suy hô hấp do tắc nghẽn phế quản lớn co thắt phế quản.

Trường hợp dị vật nằm trong phế quản trong thời gian dài, đặc biệt là dị vật kích thước lớn, hình dạng phức tạp, có thể gây biến chứng xẹp phổi hoặc giãn phế quản dưới chỗ chít hẹp. Ngoài ra, tổ chức hạt tại vị trí dị vật phát triển và che phủ dị vật, dẫn tới hẹp đường thở, dẫn tới các biến chứng nặng như nhiễm khuẩn nặng (viêm phế quản - phổi, áp xe phổi), xẹp phổi làm bệnh nhân đau ngực, khó thở, ho khạc đờm hoặc ho máu kéo dài,…

Biện pháp xử trí tức thì khi xảy ra dị vật đường thở là làm nghiệm pháp Hemlich, khai thông đường hô hấp khi bị dị vật đường thở. Với trẻ lớn hoặc người lớn thực hiện nghiệm pháp Hemlich ở 3 tư thế đứng, ngồi, hoặc nằm.

-Hemlich tư thế nằm: Đặt bệnh nhân nằm ngửa, đầu thấp, nghiêng sang 1 bên, 2 bàn tay người cứu nạn chồng lên nhau đè ngay vùng thượng vị, rồi ấn mạnh theo hướng đầu bệnh nhân, làm nhịp nhàng (ấn 4-5 cái 1 lần) để ép phổi với hy vọng không khí trong phổi được tống ra đồng thời đẩy cả dị vật ra ngoài thanh môn.

-Hemlich ngồi hoặc đứng: Người cứu nạn đứng sau lưng nạn nhân, đưa tay ra trước qua hông đặt trước vùng thượng vị, 2 tay chồng lên nhau, cho lưng nạn nhân dựa vào ngực người cứu nạn, sau đó ép mạnh vùng thượng vị nạn nhân từng đợt (ép 4-5 cái 1 lần).

Nếu nghiệm pháp Hemlich 3 lần không thành công, lập tức hô hấp nhân tạo ngay với hy vọng đẩy dị vật xuống để đường thở phần nào được lưu thông và nhanh chóng chuyển bệnh nhân bị dị vật đường thở đến bệnh viện.

Theo các bác sĩ, để phòng tránh dị vật phế quản:

-Với trẻ em: không để các vật dụng, đồ chơi, đặc biệt loại có kích thước nhỏ gần trẻ khi không có người lớn bên cạnh. Cẩn thận trong việc ăn uống của trẻ, không được bịt mũi để ép trẻ ăn hoặc cho trẻ ăn trong khi đang ngủ, không cho trẻ ăn các loại thức ăn có hạt dễ hóc như na, lạc, quất, hạt bí… Nếu thấy trẻ đang ngậm hoặc ăn những thứ dễ gây hóc, không nên hoảng hốt, la hét, mắng trẻ vì làm như vậy trẻ sợ hãi dễ bị hóc.

-Với người lớn: tránh ăn vội vàng, vừa ăn vừa nói chuyện cười đùa…

Minh Hoa (t/h)

Gắp thành công dị vật là xương ống heo ra khỏi phế quản người bệnh

Thứ 4, 03/08/2022 | 14:00
Các bác sĩ Bệnh viện Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long vừa gắp thành công dị vật là xương ống heo mắc trong phế quản người bệnh gần 1 năm.

Hy hữu nội soi phế quản lấy dị vật “lạc” trong phổi suốt 26 năm

Thứ 3, 07/12/2021 | 19:00
Ê-kíp bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ vừa nội soi phế quản của một bệnh nhân, lấy dị vật “lạc” trong phổi suốt 26 năm.

Hy hữu: Nội soi lấy dị vật hạt hồng xiêm trong phế quản 27 năm

Thứ 4, 25/11/2020 | 19:00
Suốt 150 phút nội soi, ê-kíp bác sĩ tại bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ đã lấy dị vật hạt sa-pô-chê (hồng xiêm) nằm trong phế quản của một nữ bệnh nhân.

Huế: Gắp thành công dị vật sắc nhọn cắm sâu vào phế quản

Thứ 3, 17/11/2015 | 19:31
Bệnh viện TƯ Huế vừa thực hiện thành công nội soi lấy dị vật đường thở cho một trường hợp bệnh nhân liệt nửa người. Dị vật là mảnh xương cá có kích thước khoảng 0,7 x 2,7cm ở thùy dưới phế quản phổi.
Cùng chuyên mục

Tìm lại nụ cười cho trẻ bị khe hở môi, vòm miệng

Thứ 3, 21/05/2024 | 19:00
Bệnh viện Trung ương Huế sẽ phối hợp với Tổ chức Smile Train khám, phẫu thuật tạo hình, thẩm mỹ miễn phí cho trẻ bị khe hở môi, vòm miệng.

Một trường hợp nhập viện cấp cứu sau khi chạy marothon

Thứ 3, 21/05/2024 | 18:38
Ngày 21/5, đại diện Bệnh viện Chợ Rẫy (Tp.HCM) cho biết, vừa cấp cứu thành công một trường hợp bệnh nhân nguy kịch sau khi chạy marathon.

9 giờ căng thẳng cứu bệnh nhân đứt rời phế quản nguy kịch

Thứ 3, 21/05/2024 | 16:17
Sau 9 giờ đồng hồ phẫu thuật căng thẳng, nữ bệnh nhân 34 tuổi bị đứt rời phế quản nguy kịch được ê-kíp bác sĩ kịp thời cứu sống.

Vụ nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não: Phép màu đã không xảy ra

Thứ 3, 21/05/2024 | 15:40
Theo thông tin từ bệnh viện Nhi Trung ương, bệnh nhân N.H.Đ. (nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não tại Hà Nội hồi tháng 3) đã tử vong vào hồi 12:35, ngày 21/5.

Ăn 1 mớ rau này tốt ngang nhân sâm, người không biết thường bỏ qua

Thứ 3, 21/05/2024 | 15:30
Ở nước ta có loại cây quen thuộc nhưng nhiều người thường ăn củ và bỏ lá đi mà không biết hết tác dụng của nó đối với sức khỏe.
     
Nổi bật trong ngày

Loại quả dại xưa không ai ngó nay thành đặc sản mùa hè,120.000 đồng/kg

Thứ 2, 20/05/2024 | 11:25
Loại quả này có vị chua chua, chát chát lạ miệng, dùng để ăn vặt hay nấu canh chua, kho cá đều ngon.

Anh nông dân 8X kiếm tiền tỷ mỗi năm nhờ nuôi con “hiền như cục bột”

Thứ 3, 21/05/2024 | 07:30
Tích góp được ít vốn, anh Đức liều vay thêm 5 tỷ, lên vùng đất khó ở xã Thanh Hương lập trang trại. Đến nay, anh đã có doanh thu một năm lên đến 27 tỷ đồng.

Cụ ông 70 tuổi thân hình đẹp như thanh niên nhờ cách thể dục "kỳ lạ"

Thứ 3, 21/05/2024 | 08:00
Đi dạo ngoài đường, cụ ông U70 khiến người ta trầm trồ bởi ngoại hình trẻ khỏe như thanh niên.

Ăn 1 mớ rau này tốt ngang nhân sâm, người không biết thường bỏ qua

Thứ 3, 21/05/2024 | 15:30
Ở nước ta có loại cây quen thuộc nhưng nhiều người thường ăn củ và bỏ lá đi mà không biết hết tác dụng của nó đối với sức khỏe.

Uống nước xạ đen thường xuyên có thực sự tốt cho sức khỏe?

Thứ 2, 20/05/2024 | 05:45
Nước xạ đen ngày càng được nhiều người sử dụng để tăng cường hệ miễn dịch, tuy nhiên chuyên gia cũng nêu ra nhiều điểm lưu ý khi sử dụng, bạn cần ghi nhớ.