Nghịch lý: Nhiều người thất nghiệp nhưng vẫn thiếu cung lao động

Nghịch lý: Nhiều người thất nghiệp nhưng vẫn thiếu cung lao động

Thứ 4, 29/09/2021 | 08:00
0
Để đảm bảo ổn định sản xuất ở trạng thái bình thường mới, hàng hóa được cung ứng liên tục cần tính đến vấn đề người lao động.

Thiếu hụt lao động một số ngành nghề hậu Covid-19

Hiện nay, các địa phương đang có kế hoạch mở cửa trở lại, đây là tín hiệu đáng mừng sau một thời gian dài dừng sản xuất. Nhưng việc ổn định sản xuất không đồng đều giữa các vùng sẽ khiến chúng ta đối mặt với vấn đề cung-cầu lao động.

Trao đổi với Người Đưa Tin, ông Phạm Ngọc Toàn, Giám đốc trung tâm Thông tin phân tích và Dự báo chiến lược, viện Khoa học lao động và Xã hội cho biết: “Qua quá trình nghiên cứu chúng tôi thấy được hiện nay sẽ có khoảng 17 triệu lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Con số này bao gồm cả những người thất nghiệp, thay đổi nghề nghiệp, không được đi làm,…

Tuy số người thất nghiệp không nhỏ nhưng dự báo nguy cơ trong quý IV/2021 sẽ có tình trạng thiếu hụt nhân lực tại các khu công nghiệp, đặc biệt sẽ đối mặt với thách thức phân bổ không đều nguồn nhân lực”.

Nguyên nhân chủ yếu theo ông Toàn là do chúng ta bắt đầu kiểm soát được dịch, đẩy mạnh khôi phục kinh tế, các khu công nghiệp quay trở lại hoạt động, cần một lượng sản xuất lớn. Tuy cầu lao động lớn nhưng thời gian trước đó để đảm bảo phòng an toàn lao động đã trở về địa phương và hiện nay vẫn có tâm lý lo lắng khi quay trở lại nơi làm việc.

Khối ngành công nghiệp chế biến, dệt may, da giày, thực phẩm sẽ là nhóm ngành nghề đối mặt với vấn đề thiếu hụt lao động. Vì đây là nhóm ngành liên quan đến xuất khẩu, cần lượng lao động lớn ngay sau khi mở cửa trở lại, nhất là ở các tỉnh phía Nam.

Ông Toàn cũng đưa ra một số giải pháp: “Ngoài những biện pháp phòng chống dịch. Các địa phương hiện nay cần phải lập danh sách cụ thể những người lao động ở tỉnh khác trở về, lấy thông tin về nhu cầu việc làm của họ. Thông qua đó, sẽ biết được số lượng lao động đã có công việc thay thế, số lao động muốn quay trở lại các tỉnh thành để làm việc. Mặt khác, tổng hợp nhu cầu lao động của các doanh nghiệp, từ đây ta sẽ tính toán được lượng thiếu hụt nhân lực.

Sau khi có được con số cụ thể về thiếu hụt lao động chúng ta sẽ đưa ra những biện pháp thu hút lao động phù hợp. Trước mắt, cần tập trung giải quyết bài toán di chuyển của người dân từ những vùng ven đô sang trung tâm để làm việc, bởi nếu vẫn còn các “vùng xanh”, “vùng đỏ” sẽ là rào cản lớn trong việc điều chỉnh nguồn lao động”.

Tình trạng này không chỉ diễn ra ở Việt Nam mà theo khảo sát của Liên đoàn Kinh doanh Độc lập Quốc gia (National Federation of Independent Business) tại Mỹ hiên nay có 46% doanh nghiệp nhỏ hiện nay không thể tuyển được người - tương quan với mức trung bình 22% của 48 năm trở lại đây. Trong tháng 4 gần nhất, Mỹ ghi nhận số lượng việc làm trống (việc tìm người) là 9,3 triệu, lớn gấp nhiều lần số lao động tìm được việc làm.

Tăng giờ làm để đảm bảo chuỗi cung ứng sản xuất

Sáng ngày 26/9, tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp năm 2021, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương Binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết Bộ đang tiến hành tổng hợp ý kiến của đối tượng tác động, nhất là các hiệp hội, doanh nghiệp để từ đó nghiên cứu, đề xuất điều chỉnh tăng thời gian làm thêm giờ/tháng với một số ngành nghề lĩnh vực nhằm nhanh chóng ổn định sản xuất kinh doanh, chống đứt gãy chuỗi cung ứng.

Trao đổi với Người Đưa Tin về giải pháp trên, ông Trần Đình Quảng, Phó trưởng Ban Quan hệ lao động, Công đoàn Việt Nam cho biết: “Việc tăng giờ làm là giải pháp phù hợp trước mắt hiện nay, hoạt động này sẽ đảm bảo sản xuất cho doanh nghiệp sau thời gian đóng cửa kéo dài.

Việc tăng giờ làm trước đó đã được quy định trong luật lao động. Tuy nhiên, doanh nghiệp khi bố trí tăng ca sẽ phải quan tâm đến chi phí nhân lực, có những chính sách về lương, thưởng, chế độ cho phù hợp, có sự thỏa thuận giữa chủ doanh nghiệp và người lao động. Những vấn đề này chúng ta đã bàn tới nhưng hiện nay phải áp dụng một cách linh hoạt trong bối cảnh đại dịch, tránh dập khuôn máy móc”.

Chính sách - Nghịch lý: Nhiều người thất nghiệp nhưng vẫn thiếu cung lao động

Cần đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất.

Có thể thấy giải pháp tăng thời gian lao động chỉ là một trong những giải pháp ngắn hạn, bởi thời gian làm việc tăng cũng cần phải kèm theo hiệu quả làm việc. Ngoài ra, cần tính toán cụ thể những vị trí công việc, ngành nghề nào nên kéo dài thời gian lao động. Việc tăng giờ làm sẽ diễn ra trong thời gian bao lâu, sức khỏe người lao động, các phương án đảm bảo phòng chống dịch cũng là những yếu tố cần phải được tính đến.

Từ đợt dịch lần này đã đặt ra một vấn đề cần đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, nâng cao năng suất lao động. Đây có lẽ sẽ là giải pháp dài hơi hơn thay vì việc sau những ảnh hưởng của xã hội, người lao động lại phải làm thêm giờ.

Theo báo cáo thị trường lao động Hà Nội tháng 8 của Trung tâm dữ liệu việc làm Hà Nội:

Nhu cầu tuyển dụng có xu hướng giảm ở ngành công nghiệp gia công, lắp ráp hàng hóa, ngành dịch vụ lưu trú, ăn uống và nhóm lao động giản đơn. Các doanh nghiệp chú trọng tuyển dụng ở nhóm vị trí nhân viên văn phòng, nhóm các lao động đã qua đào tạo và có trình độ chuyên môn kỹ thuật. Bên cạnh việc giảm hoặc không có nhu cầu tuyến dung ở một số ngành nghê thuộc lĩnh vực không thiết yếu, thì một số ngành nghề ở lĩnh vực: Công nghệ thông tin, ngân hàng, dịch vụ hàng hóa, điện tử, điện lạnh, viễn thông... nhu cầu tuyển dụng vẫn có xu hướng nhu cầu tuyển dụng lớn.

Hồng Bích

Ngấm đòn Covid-19, lợi nhuận ngân hàng có thể giảm 19% trong quý III?

Thứ 3, 28/09/2021 | 14:42
Theo Yuanta Việt Nam, tăng trưởng cho vay thấp và chi phí dự phòng tăng cao là nguyên nhân khiến lợi nhuận ngành ngân hàng có khả năng giảm trong quý III.

Doanh nghiệp đã thể hiện tinh thần vượt khó

Thứ 3, 28/09/2021 | 13:04
Nhiều doanh nghiệp vẫn lạc quan, tin tưởng về khả năng phục hồi phát triển kinh tế-xã hội mạnh mẽ của Việt Nam thời gian tới.

Chuyên gia đề xuất 7 giải pháp khi chuyển trạng thái chống dịch

Thứ 3, 28/09/2021 | 10:00
Theo chuyên gia y tế, việc Việt Nam chuyển hướng trong phòng, chống dịch Covid-19 là phù hợp. Tuy nhiên, phải có đánh giá nhiều chiều...

“5 xanh” giúp doanh nghiệp trở lại hoạt động

Thứ 3, 28/09/2021 | 07:12
Thứ trưởng Bộ Y tế đã nêu những giải pháp để doanh nghiệp khôi phục sản xuất trong buổi tọa đàm “Covid-19 và FDI: Tác động và triển vọng”.
Cùng tác giả

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT: Nhà giáo sẽ được gì khi có luật này?

Thứ 3, 07/05/2024 | 16:14
Luật Nhà giáo phải đảm bảo sự quản lý thống nhất trong toàn ngành, tháo gỡ được vướng mắc, khó khăn của thầy cô hiện nay.

Xây dựng mối liên hệ chặt chẽ trong đào tạo nhân lực bán dẫn

Thứ 7, 04/05/2024 | 17:17
Theo đó, cần thúc đẩy việc đào tạo nguồn nhân lực vi mạch bán dẫn đảm bảo khả năng đáp ứng nhu cầu xã hội cả về lượng và chất. 

Sáng tạo trong dạy học theo hướng giáo dục thông minh

Thứ 7, 04/05/2024 | 17:16
Ngành giáo dục Thủ đô đã sớm bắt tay đi đầu trong chuyển đổi số nhằm xây dựng nền giáo dục thông minh, trường học thông minh.

Điều chỉnh quy định công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp

Thứ 6, 03/05/2024 | 20:18
Theo đó, trình tự thực hiện công nhận văn bằng theo hình thức dịch vụ công trực tuyến hoàn toàn và tích hợp lên Cổng dịch vụ công quốc gia.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ 7

Thứ 6, 03/05/2024 | 14:19
Dự kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét thông qua 10 dự án luật, 3 dự thảo nghị quyết, cho ý kiến 11 dự án luật.
Cùng chuyên mục

Đề xuất nhiều quy định mới về sổ đỏ và sổ hồng, biết kẻo thiệt

Thứ 3, 07/05/2024 | 14:45
Bộ Tài nguyên và Môi trường đang dự thảo Thông tư quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và hồ sơ địa chính.

Đỗ xe ô tô trước cửa nhà người khác, có bị xử phạt?

Thứ 3, 07/05/2024 | 11:20
Thực tế tình trạng ô tô đậu xe trước cửa nhà người khác diễn ra rất phổ biến. Nhiều người thắc mắc hành vi này có bị xử phạt hay không?

Đề xuất các trường hợp được miễn, giảm tiền sử dụng đất

Thứ 3, 07/05/2024 | 09:30
Dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Đất đai 2024, Bộ Tài chính đề xuất nhiều trường hợp miễn, giảm tiền thuê đất.

Đề xuất quy định mới về đăng ký thường trú, tạm trú

Thứ 2, 06/05/2024 | 22:31
Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Cư trú (thay thế Nghị định 62/2021/NĐ-CP) gồm 4 chương, 19 điều.

Từ 1/1/2025, thành phố, thị xã nào không được phân lô bán nền?

Thứ 2, 06/05/2024 | 20:00
Tới đây, khi Luật Kinh doanh bất động sản 2023 có hiệu lực, sẽ có thêm 81 thành phố, thị xã không được thực hiện phân lô bán nền.
     
Nổi bật trong ngày

Bấm còi liên tục khi tham gia giao thông bị phạt bao nhiêu tiền?

Thứ 2, 06/05/2024 | 10:45
Nhiều người điều khiển ô tô, xe máy có thói quen bấm còi "vô tội vạ" mà không biết rằng đây là hành vi bị cấm và có thể bị xử phạt khá nặng.

Đề xuất quy định mới về đăng ký thường trú, tạm trú

Thứ 2, 06/05/2024 | 22:31
Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Cư trú (thay thế Nghị định 62/2021/NĐ-CP) gồm 4 chương, 19 điều.

Đề xuất các trường hợp được miễn, giảm tiền sử dụng đất

Thứ 3, 07/05/2024 | 09:30
Dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Đất đai 2024, Bộ Tài chính đề xuất nhiều trường hợp miễn, giảm tiền thuê đất.

Xe bị phạt nguội nhưng đã sang tên, chủ cũ hay chủ mới phải chịu phạt?

Thứ 2, 06/05/2024 | 15:52
Khi đi đăng kiểm, chủ mới phát hiện xe bị phạt nguội do lỗi của chủ cũ. Trong trường hợp này ai sẽ là người chịu trách nhiệm đóng phạt?

Từ 1/1/2025, thành phố, thị xã nào không được phân lô bán nền?

Thứ 2, 06/05/2024 | 20:00
Tới đây, khi Luật Kinh doanh bất động sản 2023 có hiệu lực, sẽ có thêm 81 thành phố, thị xã không được thực hiện phân lô bán nền.