Chuyện nghề 14: Nghẹn lòng với câu chuyện 'làm đẹp cho giày'

Chuyện nghề 14: Nghẹn lòng với câu chuyện 'làm đẹp cho giày'

Thứ 7, 25/03/2017 | 20:20
0
Với chiếc hộp gỗ đựng đồ, những người làm nghề đánh giày ngày ngày rong ruổi khắp các con phố của Hà Nội để mưu sinh.

Ở chuyện nghề 14, chúng tôi trân trọng giới thiệu tới quý độc giả những câu chuyện cảm động về nghề “làm đẹp cho giày”.  

Để có được miếng cơm, manh áo, hàng ngày những người thợ đánh giày phải đi bộ hàng chục cây số qua các tuyến phố. Họ bất chấp thời tiết lạnh thấu xương, quên đi cái nắng như đốt da thịt của mùa hè…

Hơn tất cả, những người đánh giày vẫn luôn giữ niềm lạc quan khi đề ra nguyên tắc: "Đánh giày chuyên nghiệp là phải làm sao cho những đôi giày từ cũ kỹ, rách nát trở nên sáng bóng".

 

Đi dọc các quán cà phê, nhà hàng, bến xe... chúng tôi gặp không ít người làm nghề đánh giày. Họ ở nhiều độ tuổi khác nhau, thanh niên có, trung niên có, người già cũng có. Dù thế, khi được hỏi chuyện, họ đều tìm cách lảng tránh và lấy cớ "bận" để từ chối tiếp chuyện PV.

Phải rất khó khăn, chúng tôi mới trò chuyện được với ông Nguyễn Trọng Ti (65 tuổi), đánh giày trên phố Hoàng Diệu (Ba Đình, Hà Nội). Dù đầu đã 2 thứ tóc, nhưng ông Ti trông vẫn rất nhanh nhẹn, tháo vát. 

Gia đình - Chuyện nghề 14: Nghẹn lòng với câu chuyện 'làm đẹp cho giày'

 Người đàn ông này đã có 10 năm làm nghề đánh giày. Ảnh: Thành Long

Vừa trò chuyện với PV, ông Ti vừa trải lòng về "cái nghiệp" đánh giày mà ông đã làm hơn chục năm qua. Ông cho hay, những ngày đầu ra Hà Nội làm thợ đánh giày ông không nhớ được đường sá đi lại. Có lần, do mải tìm khách, ông lạc đường, phải mất hơn 3 tiếng, ông mới tìm được đường về phòng trọ.

Hơn 10 năm lăn lộn khắp các tuyến phố, ông Ti giờ đây đã có một lượng khách quen nhất định. Nhiều người, khi cần, họ gọi điện để ông trực tiếp đến nhà lấy giày, với những khách mới quen, họ khá hài lòng khi thấy ông làm rất cẩn thận. 

Ông Ti chia sẻ: "Để có một đôi giày sạch, ưng ý khách, tôi cũng mất nhiều thời gian tìm hiểu. Đầu tiên là mua xi ở đâu cho tốt, mua bàn chải đánh giày ở đâu mềm, chất lượng...Và cách làm thế nào để vừa ý với khách cũng không phải dễ".

Gia đình - Chuyện nghề 14: Nghẹn lòng với câu chuyện 'làm đẹp cho giày' (Hình 2).

 Ông Ti vừa đánh giày vừa trò chuyện với PV. Ảnh: Thành Long

Mỗi ngày, ông Ti phải đi bộ hàng chục cây số để tìm khách, có những hôm ông làm việc không ngừng nghỉ, có những hôm lại chẳng có khách nào. Chưa kể, trời nắng nóng lượng khách sẽ đông hơn, nhưng phải thường xuyên “phơi” mình giữa trời khiến nhiều lần ông bị hoa mắt chóng mặt.

Cũng như ông Ti, ông Phạm Quang Hưng (Nam Định) lên Hà Nội đánh giày được 5 năm, địa bàn mà ông thường hay lui tới là các quán trà đá vỉa hè trên đoạn đường Trung Kính. Ông Hưng vận trên người manh áo cộc, cũ sờn, đôi dép tổ ong rách... ngày ngày đi qua các tuyến phố đánh giày mưu sinh.

Gia đình - Chuyện nghề 14: Nghẹn lòng với câu chuyện 'làm đẹp cho giày' (Hình 3).

 Ông tỉ mỉ lau chùi cẩn thận từng đôi giày của khách. Ảnh: Thành Long

Vừa nói ông Hưng vừa lau những giọt mồ hôi: "Vì chẳng biết làm nghề gì kiếm ra tiền, nên tôi mới đi đánh giày. Làm nghề này cũng cực nhọc, giờ người ta nghỉ ngơi là giờ chúng tôi làm. Có hôm đánh giày cho khách nhiều quá, về đến nhà đôi tay tôi như muốn rụng rời ra vì mỏi, ngồi cả ngày cắm mặt xuống đất cũng khiến cổ bị đau, phải dùng dầu cao để xoa bóp cho bớt mỏi.

Nhiều vị khách khó tính, tôi đánh rất tỉ mỉ, lau đi lau lại nhưng họ vẫn không ưng ý bắt tôi làm lại. "Khách hàng là thượng đế" nên chúng tôi đâu dám cãi lời, lại ngồi xuống tìm xem còn vết bẩn nào đánh cho nó sáng bóng mới được 10 nghìn đồng của họ", ông Hưng cho biết.

Tiếp đến, đi qua con phố Hàng Buồm, chúng tôi bắt gặp một đôi vợ chồng đi cùng nhau đánh giày. Chị Trần Thị Hà (Hà Nam) cho biết: "Ban đầu nói tôi là con gái đi làm đánh giày bố mẹ chồng cấm cản, can ngăn nói rằng không hợp, tìm việc nào khác mà làm hoặc ở nhà làm ruộng. Nhưng thấy làm nông vất vả quá, tôi quyết tâm theo chồng”, chị Hà tâm sự.

Gia đình - Chuyện nghề 14: Nghẹn lòng với câu chuyện 'làm đẹp cho giày' (Hình 4).

 Mọi đồ nghề được những người thợ đánh giày cho vào một chiếc làn nho nhỏ, thuận tiện để xách đi. Ảnh: Thành Long

Chị Hà cho hay, làm nghề đánh giày cũng cực trăm đường, có những hôm mưa nắng thất thường vẫn phải đi, nếu chị nghỉ, sẽ mất khách. Cũng coi như hôm đó, vợ chồng chị không có cơm ăn, cũng không có tiền tích góp gửi về quê đóng tiền học cho con.

Những người làm nghề đánh giày vẫn thường đùa nhau: "Đánh giày chuyên nghiệp là phải làm sao cho những đôi giày từ cũ kỹ, rách nát trở nên sáng bóng". Có những ngày đi làm về chân tay đau nhức nhưng hôm sau họ lại xách đồ nghề lên đường, với họ "làm đẹp cho giày" và nhận được cái gật đầu ưng ý của khách là cảm thấy vui, hạnh phúc lắm rồi.

Cùng chủ đề:

Chuyện nghề 12: Buôn đồng nát 'nuôi' giấc mơ đại học cho con

Chuyện nghề 13: Ấm áp tình người sau những chuyến xe đồng nát

Thanh Lam - Mai Thu

Cùng tác giả

Bộ Y tế yêu cầu chủ động phòng, chống dịch dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5

Thứ 7, 27/04/2024 | 08:43
Tại Việt Nam đã ghi nhận rải rác các trường hợp mắc bệnh, các ổ dịch sởi, ho gà, thủy đậu... và đã bắt đầu có xu hướng tăng ở một số địa phương.

Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam: Đưa pháp luật gần gũi với người dân

Thứ 7, 27/04/2024 | 08:20
Chủ tịch Nguyễn Văn Quyền nhấn mạnh, phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý có ý nghĩa lớn trong việc tăng cường sự hiểu biết của người dân về pháp luật.

Tập huấn tuyên truyền về hội nhập, UNESCO và ASEAN

Thứ 5, 25/04/2024 | 18:22
Hội nghị nhằm cung cấp thông tin định hướng và làm phong phú nội dung tuyên truyền trên các báo. Trong đó, nổi bật là sự tham gia, đóng góp và hội nhập của Việt Nam.

Việt Nam quyết tâm loại trừ bệnh sốt rét vào năm 2030

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:09
Trong số 17 tỉnh chưa loại trừ sốt rét, vẫn còn lây truyền tại chỗ, tuy nhiên, số thôn bản có lây truyền tại chỗ ngày càng được thu hẹp.

Bác sĩ lưu ý tổn thương thường gặp gây vô sinh ở nữ

Thứ 4, 24/04/2024 | 11:34
Việc phát hiện kịp thời các bất thường như: dính buồng tử cung, u xơ tử cung, polyp tử cung...ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình điều trị vô sinh hiếm muộn.
Cùng chuyên mục

Bé sơ sinh sống sót kỳ diệu sau khi bị mẹ 23 tuổi chôn sống

Thứ 6, 05/04/2024 | 19:21
Người mẹ, 23 tuổi ở Uganda, đã chôn con trong vườn vào lúc nửa đêm và mãi đến 11 giờ sáng hôm sau, người ta mới tìm thấy đứa trẻ.

Thế nào là một ngôi trường tốt?

Thứ 4, 20/03/2024 | 13:00
Sự trưởng thành của lũ trẻ là thước đo và cũng là sự trưởng thành, trở nên tốt hơn của mỗi ngôi trường.

Chuyện chưa kể về đám cưới đồng tính nam đầu tiên tại miền núi Nghệ An

Chủ nhật, 17/03/2024 | 15:00
Tình cờ quen nhau trên mạng xã hội Tiktok, cả 2 chàng trai cũng không ngờ chuyện tình đôi lứa đã đâm chồi, nảy lộc và có kết quả là một đám cưới vô cùng ấm áp.

Những đứa trẻ “không gia đình” đem tiếng trống đổi lấy tiếng cười

Thứ 3, 12/03/2024 | 16:00
Đem tiếng trống đổi lấy tiếng cười cho người khác từ lâu đã trở thành thói quen, niềm vui duy nhất của những đứa trẻ tại đoàn lân Long Nhi Đường.

7 việc tuyệt đối không làm sau 9h tối nếu không muốn bệnh tật “ghé thăm”

Thứ 4, 14/02/2024 | 07:10
Theo các chuyên gia, nếu không muốn bệnh tật ghé thăm thường xuyên thì nên tránh xa 7 việc làm dưới đây.
     
Nổi bật trong ngày

Loại đặc sản dân thành phố thích mê, cứ thuyền về là tranh nhau mua

Thứ 7, 27/04/2024 | 19:30
Đây là một món đặc sản của Nghệ An. Khi mới bắt lên bờ, loài hải sản này còn sống, mình trong suốt, làn da lúc nào cũng nhấp nháy những đốm lân tinh.

Anh nông dân "trúng lớn" tiền tỷ nhờ trồng cây theo kiểu "ăn kham khổ"

Chủ nhật, 28/04/2024 | 07:30
Một mình chọn trồng cây theo cách "ăn kham khổ", anh Bùi Văn Đông ở Kon Tum nhẹ nhàng mang về nguồn thu nhập cho gia đình lên tới hàng tỷ đồng.

Loại quả dại "nhỏ xíu" trước rụng đầy gốc không ai nhặt nay "đắt như tôm tươi"

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:30
Từ loại quả dại ít người để ý nhưng với hương vị độc đáo nó bỗng trở thành thứ quà đặc biệt khiến nhiều người săn lùng dù đắt đỏ, có khi lên đến 120.000 đồng.

Người đàn ông bán con chim nặng 1,1kg với giá 4,3 tỷ đồng

Thứ 7, 27/04/2024 | 14:00
Một người đàn ông đã bán một con chim ưng với giá gần 4,3 tỷ đồng trong một cuộc đấu giá.

Loại quả “chua chát” xưa không ai ngó nay thành đặc sản 100.000 đồng/kg

Thứ 7, 27/04/2024 | 11:25
Có vị chát, lại có cả vị chua vậy mà cả ngàn người vẫn đổ xô tìm mua thứ quả rừng Tây Bắc này về thưởng thức cho thỏa cơn thèm.