Nghệ An: Bài toán cho nâng cao chất lượng, thương hiệu sản phẩm OCOP

Nghệ An: Bài toán cho nâng cao chất lượng, thương hiệu sản phẩm OCOP

Hà Thị Hằng
Chủ nhật, 23/07/2023 | 19:00
0
Sản phẩm OCOP muốn phát triển bền vững thì phải tập trung hỗ trợ sản phẩm đi vào chiều sâu, chất lượng, định vị được thương hiệu địa phương để hướng tới xuất khẩu.

Khó khăn trong định vị nâng tầm sản phẩm

Nghệ An là một trong số các các địa phương phát triển mạnh các sản phẩm OCOP. Địa phương này hiện có 403 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên, đứng thứ 2 cả nước về số lượng. Trong đó có 43 sản phẩm đạt 4 sao và 1 sản phẩm vừa được Trung ương đánh giá đạt tiêu chuẩn 5 sao. Hiện nay 21/21 huyện, thành phố, thị xã của Nghệ An đều tham gia xây dựng phát triển sản phẩm OCOP.

Các sản phẩm được gắn sao OCOP như là định danh cho thương hiệu, rất thuận lợi cho doanh nghiệp khi tiêu thụ sản phẩm, và nhất là khi tham gia xuất khẩu. Hiện này, có khá nhiều sản phẩm OCOP của tỉnh nghệ An xuất khẩu qua các thị trường lâu nay vẫn được xem là khó tính như Pháp, Đức, Hà Lan, Thụy Điển, Đan Mạch, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore… Nhiều doanh nghiệp đã khẳng định được chất lượng sản phẩm của mình, tiến đến mở rộng thị trường xuất khẩu.

Mặc dù, chương trình đã góp phần nâng cao giá trị cho nhiều sản phẩm, tác động nhất định đến tư duy về kinh tế của các hợp tác xã và hộ kinh doanh nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng.

Theo ông Phùng Thành Vinh - Giám đốc Sở NN-PTNT Nghệ An, nông nghiệp và sản phẩm nông nghiệp luôn được Nghệ An đưa vào chương trình trọng tâm. Sản phẩm thì nhiều nhưng sản phẩm tiêu biểu của Nghệ An thì tìm chưa ra. Sản phẩm OCOP các địa phương thì tương tự nhau, Nghệ An làm được thì các tỉnh khác cũng làm được.

Trong số 403 sản phẩm được xếp hạng đạt OCOP 3 sao trở lên ở Nghệ An có 48 sản phẩm OCOP đã hết hạn vào đầu tháng 4/2023 vừa qua. Qua tìm hiểu, có khá nhiều sản phẩm đã quá thời hạn được công nhận sản phẩm OCOP nhưng vẫn chưa “chịu” đánh giá lại. Theo một số chủ thể, việc tổ chức đánh giá, phân hạng lại các sản phẩm OCOP đã hết thời hạn gặp phải những khó khăn, vướng mắc nhất định.

Kinh tế vĩ mô - Nghệ An: Bài toán cho nâng cao chất lượng, thương hiệu sản phẩm OCOP

Tương Sa Nam ở  huyện Nam Đàn đạt 4 sao OCOP vào năm 2019.

Theo đó, huyện Nam Đàn là địa phương có số lượng sản phẩm OCOP đứng vào Top đầu của tỉnh Nghệ An với 69 sản phẩm đạt từ 3 sao trở lên. Trong đó, có 6 sản phẩm đạt sao OCOP năm 2019, nay đã đến hạn phải đánh giá, công nhận lại, song mới chỉ có 1 sản phẩm đã làm hồ sơ công nhận lại vào năm 2021. 5 sản phẩm còn lại hiện đang làm hồ sơ để đánh giá lại theo quy định.

“Khi được công nhận 4 sao OCOP năm 2019, thì quy mô là sản xuất hộ. Đến năm 2020, chúng tôi thành lập HTX Tương Sa Nam. Do đó, nay để tham gia đánh giá lại OCOP chúng tôi phải có xác minh tài chính 3 năm liên tiếp, đăng ký mã số thuế, phải làm hồ sơ đăng ký bảo vệ môi trường… khá mất thời gian, công sức. Năm 2022, trước khi đến hạn cơ sở đã làm hồ sơ, tuy nhiên chưa được chấp thuận. Hiện chúng tôi đang hoàn tất các thủ tục, giấy tờ để tham gia đánh giá lại…”, bà Hồ Thị Xuân Hương - chủ thể sản phẩm 4 sao OCOP Tương Sa Nam ở xã Nam Anh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An cho biết.

Ông Trần Mạnh Hồng - Phó phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Nam Đàn cho hay: “Một số chủ thể trên địa bàn chưa làm hồ sơ đánh giá, công nhận lại, do không còn được tiền thưởng như đã được công nhận lần 1 (cụ thể, 3 sao OCOP được thưởng 30 triệu đồng, 4 sao được thưởng 40 triệu đồng) nên một số chủ thể không mặn mà. Và theo quy định mới theo Quyết định 148 của Thủ tướng Chính phủ thì nay, sản phẩm OCOP từ 3 sao trở xuống do huyện thẩm định và công nhận, công bố, chỉ có những sản phẩm đủ điểm chấm 4 sao mới trình tỉnh thẩm định, công nhận. Trong khi đó, thành phần hội đồng cấp huyện có ít nhất 3 thành viên của Sở nên nhân lực hội đồng đang phụ thuộc vào sự sắp xếp, bố trí của các sở…”.

Trong nhận thức của một số chủ thể, các sản phẩm đạt 3 sao OCOP năm 2019 đang là UBND tỉnh công nhận, xếp hạng; nay theo phân cấp thì hội đồng cấp huyện đánh giá, công nhận, công bố nên họ xem đó như “tụt hạng” nên không muốn tham gia đánh giá, công nhận lại.

Ông Nguyễn Hồ Lâm - Phó Chi cục trưởng Chi cục Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nghệ An khẳng định: Việc đánh giá, xếp hạng lại là điều kiện bắt buộc đối với các sản phẩm OCOP cấp tỉnh khi đến hạn 36 tháng kể từ ngày được công nhận, nếu không tuân thủ sẽ bị thu hồi chứng nhận, chủ thể không được sử dụng nhãn hiệu chứng nhận sản phẩm OCOP (logo OCOP có gắn sao) để in, dán trên bao bì, nhãn mác đối với các sản phẩm của mình khi lưu thông, tiêu thụ trên thị trường kể từ ngày hết hiệu lực. Do đó, các chủ thể sản xuất cần chủ động, tích cực lập hồ sơ đăng ký đánh giá, xếp hạng lại sản phẩm theo thời gian quy định.

Hướng tới sản phẩm chất lượng

Theo đánh giá Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An, sản phẩm OCOP của địa phương chủ yếu tập trung vào nhóm thực phẩm. Nghệ An vẫn thiếu sản phẩm thuộc nhóm du lịch và thủ công mỹ nghệ, trang trí nội thất, sản phẩm làng nghề. Trong khi du lịch là mũi nhọn kinh tế, thị trường tiêu thụ bền vững cần sớm tận dụng.

Việc phát triển các sản phẩm được công nhận OCOP là không tự phát vì phải tuân theo một quy trình được chọn lọc từ cấp cơ sở, đủ tiêu chuẩn, điều kiện mới được công nhận, ví như theo quy định sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên phải tham gia thị trường. Tuy nhiên, vấn đề đầu ra chưa ổn định xuất phát từ hạn chế là ở địa phương vẫn lúng túng để lựa chọn sản phẩm OCOP chủ lực của huyện, xã để phát triển, nâng cao thương hiệu, chất lượng, kết nối với thị trường.

“Các sản phẩm OCOP dứt khoát phải đi theo hướng thương hiệu, chất lượng và phải liên kết cùng nhau để phát triển sản phẩm. Ngay chủ thể của các sản phẩm OCOP cũng phải chăm sóc sản phẩm của mình, cần quản lý được chất lượng. “Không có nhanh, nhiều, tốt rẻ”. Phải xác định sản phẩm OCOP bỏ qua giai đoạn là "sản phẩm giảm nghèo" mà định hướng tiến tới giúp các chủ thể làm ăn khá giả…”, ông Phùng Thành Vinh cho biết thêm.

Kinh tế vĩ mô - Nghệ An: Bài toán cho nâng cao chất lượng, thương hiệu sản phẩm OCOP (Hình 2).

Để sản phẩm OCOP phát triển bền vững, Nghệ An hướng tới chất lượng, tập trung vào việc định vị thương hiệu và hướng tới xuất khẩu.

Ông Phạm Văn Hoá, Giám đốc Sở Công Thương Nghệ An nhấn mạnh hai yêu cầu để sản phẩm “ra biển lớn” là phải chuẩn hóa về tiêu chuẩn sản phẩm và tiêu chuẩn thương mại. Sản phẩm OCOP chưa phải là thương hiệu – đây chỉ là cơ sở, tiền đề để xây dựng thương hiệu sản phẩm. Vấn đề quan trọng nhất là đánh giá của thị trường, có những sản phẩm không "Sao” nhưng vẫn được thị trường ưa chuộng, tiêu thụ rất tốt. Điều đó cho thấy, vấn đề quan trọng là xây dựng thương hiệu, phát triển thương hiệu của sản phẩm nông sản.

Thời gian tới tỉnh Nghệ An sẽ tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện và thực hiện hiệu quả các chính sách, chương trình, đề án khuyến nông, khuyến công… để hỗ trợ người dân ứng dụng quy trình, máy móc trang thiết bị, quy trình, nâng cao kiến thức, kỹ năng sản xuất đa dạng, nâng cao sản lượng, chất lượng, mẫu mã sản phẩm… để nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường, đáp ứng thị hiếu, yêu cầu của người tiêu dùng.

Ngoài ra, tỉnh này cũng đã có những kế hoạch đẩy mạnh chuyển đổi số và tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ sản phẩm, đưa các sản phẩm OCOP vào các trung tâm, siêu thị và sàn thương mại điện tử. Chủ trương của địa phương là hướng sản phẩm OCOP theo hướng nâng cao chất lượng, sản xuất hàng hóa, đưa vào hệ thống siêu thị và hướng đến xuất khẩu.

Minh Tâm – Hà Hằng

Tăng cường liên kết vùng để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm OCOP

Thứ 5, 30/03/2023 | 07:00
Theo các chuyên gia, việc liên kết vùng đã và đang góp phần đưa sản phẩm OCOP đến tay người tiêu dùng từ đó thúc đẩy phát triển thương hiệu của các sản phẩm nông sản

Thay đổi bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP

Thứ 4, 01/03/2023 | 11:34
Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm là căn cứ để đánh giá, phân hạng sản phẩm tham gia Chương trình OCOP.
Cùng tác giả

Điều chưa tiết lộ về đối tượng quản lý trang web đen "Thiên địa"

Thứ 5, 09/05/2024 | 07:38
Thông qua website "Thiên địa" Vinh và cấp dưới đã chia sẻ, phát tán trên 19 triệu nội dung đồi trụy, môi giới mại dâm, lôi kéo hơn 1,1 triệu thành viên tham gia.

Lý do khiến người đàn ông U70 đâm bạn nhậu tử vong

Thứ 3, 07/05/2024 | 16:30
Tại phiên toà, ông Khoong đã khai nhận lý do dẫn đến hành vi đâm bạn nhậu tử vong.

Xúc động nhật ký của liệt sĩ viết cho con gái chưa từng gặp mặt

Thứ 3, 30/04/2024 | 15:00
Trong cuốn nhật ký ở chiến trường, liệt sĩ Nguyễn Quang Số đã dành 4 trang giấy viết cho con gái mình. Người lính đó tâm sự với con gái về chiến tranh,....

Nghệ An: Chốt phương án tháo gỡ “áp lực” tuyển sinh vào bậc THPT

Thứ 6, 26/04/2024 | 21:04
Năm 2024, Nghệ An tăng hơn 7.000 học sinh lớp 9, gây áp lực tuyển sinh vào lớp 10, đặc biệt là tại TP Vinh khi chỉ có 3 trường THPT công lập.

Nghệ An: Hai thanh niên bị phạt 125 triệu đồng vì trốn nhập ngũ

Thứ 7, 30/03/2024 | 22:55
Không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ năm 2024, hai nam thanh niên bị UBND tỉnh Nghệ An xử phạt hành chính với số tiền mỗi người là 62,5 triệu đồng.
Cùng chuyên mục

Nhiều điểm mới trong quy hoạch tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2021-2030

Thứ 5, 09/05/2024 | 19:00
Tỉnh Lâm Đồng có 7 mục tiêu phát triển để trở thành điểm đáng đến, đáng sống, khẳng định vị thế và vai trò đối với vùng Tây Nguyên từ nay đến năm 2030.

Vĩnh Phúc là địa phương doanh nghiệp FDI lạc quan nhất trong năm 2023

Thứ 5, 09/05/2024 | 16:08
Năm 2023, mức độ lạc quan của doanh nghiệp FDI ở Việt Nam bị giảm sút do những biến động trong bối cảnh thế giới cộng hưởng với các lực thị trường giảm sút.

Trình Chính phủ ban hành cơ chế mua bán điện trực tiếp trước 15/5

Thứ 5, 09/05/2024 | 15:11
Bộ Công Thương được giao trình Chính phủ Nghị định cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn trước 15/5.

Đà Nẵng gỡ vướng khu công nghiệp, theo đuổi mục tiêu xanh

Thứ 5, 09/05/2024 | 15:00
Dù còn nhiều khó khăn trong triển khai việc xanh hoá, phát triển bền vững khu công nghiệp, song doanh nghiệp tại Tp.Đà Nẵng đã từng bước tiếp cận.

Thu ngân sách vùng Đồng bằng sông Hồng cao nhất cả nước

Thứ 5, 09/05/2024 | 14:25
Theo Bộ trưởng Bộ KH&ĐT, thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn Đồng bằng sông Hồng ước đạt hơn 720.000 tỷ đồng, đứng đầu cả nước trong năm 2023.
     
Nổi bật trong ngày

Giá vàng 8/5: Vàng SJC bất ngờ đi xuống

Thứ 4, 08/05/2024 | 09:44
Giá vàng trong nước đồng loạt đi xuống phiên mở cửa sáng 8/5, trong đó thương hiệu SJC giảm về gần mốc 87 triệu đồng/lượng.

Lý do gì khiến vàng SJC tăng phi mã gần 90 triệu đồng/lượng?

Thứ 5, 09/05/2024 | 19:30
Mức giá tưởng như chỉ có trong dự báo nhưng đã thành hiện thực, khi giá vàng miếng SJC chiều nay, 9/5, lên 89,5 triệu đồng/lượng, xô đổ mọi kỷ lục.

Nhiều điểm mới trong quy hoạch tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2021-2030

Thứ 5, 09/05/2024 | 19:00
Tỉnh Lâm Đồng có 7 mục tiêu phát triển để trở thành điểm đáng đến, đáng sống, khẳng định vị thế và vai trò đối với vùng Tây Nguyên từ nay đến năm 2030.

Thu ngân sách vùng Đồng bằng sông Hồng cao nhất cả nước

Thứ 5, 09/05/2024 | 14:25
Theo Bộ trưởng Bộ KH&ĐT, thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn Đồng bằng sông Hồng ước đạt hơn 720.000 tỷ đồng, đứng đầu cả nước trong năm 2023.

Vĩnh Phúc là địa phương doanh nghiệp FDI lạc quan nhất trong năm 2023

Thứ 5, 09/05/2024 | 16:08
Năm 2023, mức độ lạc quan của doanh nghiệp FDI ở Việt Nam bị giảm sút do những biến động trong bối cảnh thế giới cộng hưởng với các lực thị trường giảm sút.