'Phạt doanh nghiệp, nếu máy móc sẽ đẩy họ vào chân tường'g

'Phạt doanh nghiệp, nếu máy móc sẽ đẩy họ vào chân tường'g

Thứ 3, 26/02/2013 | 15:11
0
Các chuyên gia pháp lý đặt giả thuyết, trong bối cảnh khó khăn chồng khó khăn, nhiều doanh nghiệp đang đứng trước bờ vực phá sản. Chính vì vậy, việc xử phạt từ 20 - 50 triệu đồng như dự thảo Nghị định chẳng khác gì dồn họ vào chân tường.

Theo số liệu thống kê của bộ LĐ-TB&XH, trong số 27 tỉnh, thành phố hiện đang có 103 doanh nghiệp nợ lương người lao động. Trong số đó có 8 doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, 16 doanh nghiệp cổ phần có vốn Nhà nước, 77 doanh nghiệp ngoài quốc doanh và 2 doanh nghiệp FDI. Tính đến cuối tháng 12/2012, hơn 10.000 lao động bị nợ lương với hơn 71 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo báo cáo của các địa phương, tổng số doanh nghiệp nợ lương lên tới hơn 600 doanh nghiệp, với khoảng 60.000 lao động bị ảnh hưởng.

Không thể phủ nhận, việc các doanh nghiệp rơi vào giai đoạn khó khăn đã rõ như ban ngày. Việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động mang nhiều ý nghĩa tích cực, tuy nhiên vẫn bộc lộ không ít hạn chế. Trao đổi với PV, luật sư Nguyễn Huy An, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội phân tích, về mặt pháp lý, hành vi chủ doanh nghiệp nợ lương đã được quy định rõ tại Điều 96 của Bộ luật Lao động. Theo đó, người lao động phải được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn.

Trường hợp đặc biệt, doanh nghiệp không thể trả lương đúng thời hạn thì không được chậm quá một tháng. Người sử dụng lao động cũng phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất huy động tiền gửi công bố tại thời điểm trả lương. "Việc đề xuất xử phạt từ 20 - 50 triệu đồng sẽ là "đòn" cảnh báo những doanh nghiệp chây ỳ, vi phạm chế độ lương, tuy nhiên vẫn bộc lộ nhiều cứng nhắc. Thử hỏi, những doanh nghiệp khó khăn thực sự, tiền lương còn không có trả, lấy đâu ra tiền nộp phạt? Trong giai đoạn khó khăn hiện nay, người lao động cũng cần chia sẻ để cùng doanh nghiệp vượt qua bão tố. Thiết nghĩ, nếu làm ăn tốt, họ chẳng đời nào nợ lương công nhân", luật sư An nhận định.

Bất động sản - 'Phạt doanh nghiệp, nếu máy móc sẽ đẩy họ vào chân tường'g

Bà Tống Thị Minh, vụ trưởng Vụ Lao động Tiền lương.

Tuy nhiên, chuyên gia pháp lý này cũng cho rằng, cần xử phạt thật nghiêm những doanh nghiệp cố tình lách luật, chây ỳ, báo lỗ giả để trốn trả lương công nhân. Nên áp dụng luật phá sản sớm đối với doanh nghiệp có nhiều biểu hiện xấu, không lành mạnh về tài chính để bảo vệ quyền lợi người lao động. Trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản thì tiền lương, bảo hiểm xã hội hoặc các khoản trợ cấp khác phải được ưu tiên thanh toán.

Một chuyên gia trong lĩnh vực luật dân sự cũng thừa nhận, hiện tượng lách luật liên quan đến lương đang diễn biến khá phức tạp. Chúng ta chưa có cơ chế xử lý nhanh, thường việc xảy ra rồi, khi cơ quan chức năng đến thì đã chậm, nên rất khó giải quyết. Không ít trường hợp, người lao động tụ tập, "vây" tài sản doanh nghiệp nhằm cứu vớt. Tuy nhiên điều này là vi phạm luật hoặc rơi vào vòng luẩn quẩn, gây bất ổn xã hội. "Tốt nhất, khi doanh nghiệp chậm trả lương tháng, người lao động phải kịp thời báo cho đơn vị quản lý hoặc tìm người đại diện hợp pháp của mình (công đoàn các cấp) để được hỗ trợ. Họ cũng có thể yêu cầu khởi kiện trước khi doanh nghiệp đóng cửa", vị này khuyến cáo.

Bà Tống Thị Minh, vụ trưởng Vụ Lao động Tiền lương (Bộ LĐ-TB&XH) cho rằng, hơn lúc nào hết, người lao động cần được chi trả các chế độ về tiền lương để đảm bảo lo sinh hoạt gia đình và chi tiêu, đặc biệt là dịp cuối năm. Bộ đã có công điện gửi chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố đề nghị các địa phương tạm ứng ngân sách địa phương để trả cho người lao động tại các doanh nghiệp có chủ bỏ trốn và bị nợ lương. Tập trung giải quyết các trường hợp doanh nghiệp bị giải thể, phá sản. Ưu tiên việc chi trả lương, giải quyết chế độ cho người lao động tại những doanh nghiệp có chủ bỏ trốn và bị nợ lương.

Anh Văn - Như Hải

Công nhân "lùng" đại gia đòi nợ lương

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:50
Trước tình cảnh làm ăn trì trệ, nhiều đại gia đã tính bài "chuồn" khiến đội ngũ công nhân một phen lao đao vì những khoản nợ lương của các đại gia.

Giám đốc bị đánh trọng thương vì nợ lương

Chủ nhật, 06/01/2013 | 09:46
Chỉ vì thiếu tiền lương của nhân viên mà vị giám đốc đã bị chính cấp dưới cùng một người khác đánh bầm dập và cướp tài sản.

Sếp bị nhân viên cho 'ăn đòn' vì chậm trả lương

Thứ 6, 25/01/2013 | 15:09
Giám đốc của Công ty cổ phần H.N và T.L (đường Trường Chinh, quận Thanh Xuân, Hà Nội) đã bị 2 nhân viên dùng ghế "phang" vào người vì bị cho là chậm trả lương.
Cùng chuyên mục

Siết phân lô, bán nền, “sốt” đất ảo liệu có còn?

Thứ 5, 16/05/2024 | 07:00
Theo chuyên gia, cấm phân lô bán nền ở các đô thị sẽ giúp giảm hiện tượng đầu cơ đất nền, đồng thời tránh được trường hợp đất bỏ hoang.

Vì sao bất động sản thổ cư tăng trưởng ấn tượng?

Thứ 4, 15/05/2024 | 20:00
Không khó hiểu khi đất thổcư nhận được sự quan tâm nhiều của người tiêu dùng năm 2024. Tư duy“tấc đất tấc vàng” cùng lượng các nhà đầutư có sẵn tiền đi gom hàng sẽ đẩy phân khúc này tăng trưởng.

Thị trường bất động sản đang có dấu hiệu phục hồi?

Thứ 4, 15/05/2024 | 15:00
Theo HoREA, giai đoạn khó khăn nhất đã đi qua và nếu có thêm nhiều “đòn bẩy”, thị trường bất động sản sẽ bình thường trở lại trong năm 2025.

Giá bật tăng, thị trường cho thuê căn hộ chung cư Hà Nội “nóng” trở lại

Thứ 4, 15/05/2024 | 11:15
Chung cư cho thuê tại Hà Nội thời gian qua tăng giá mạnh. Xu hướng nhà đầu tư mua chung cư sau đó cho thuê lại để bảo toàn dòng tiền đang trở lại.

Trái chiều với Hà Nội, thị trường căn hộ ở Tp.HCM sôi động hơn

Thứ 4, 15/05/2024 | 07:00
Trong khi thanh khoản của thị trường căn hộ chung cư ở Hà Nội đang có dấu hiệu chậm lại, phân khúc này ở Tp.HCM lại nhộn nhịp hơn khi nhu cầu mua bán gia tăng.
     
Nổi bật trong ngày

SJC đảo chiều tăng, vượt 90 triệu đồng/lượng trước phiên đấu thầu

Thứ 4, 15/05/2024 | 18:22
Giá vàng thế giới tiếp tục tăng cao do đồng USD suy yếu. Trong nước, SJC bật tăng trở lại trước phiên đấu thầu, vượt mốc 90 triệu đồng/lượng.

Thị trường bất động sản đang có dấu hiệu phục hồi?

Thứ 4, 15/05/2024 | 15:00
Theo HoREA, giai đoạn khó khăn nhất đã đi qua và nếu có thêm nhiều “đòn bẩy”, thị trường bất động sản sẽ bình thường trở lại trong năm 2025.

Bức tranh xuất khẩu phân bón 4 tháng đầu năm

Thứ 4, 15/05/2024 | 12:00
4 tháng đầu năm, Campuchia là khách hàng lớn nhất nhập khẩu phân bón của Việt Nam với sản lượng đạt 145.793 tấn, trị giá hơn 59 triệu USD.

Vì sao bất động sản thổ cư tăng trưởng ấn tượng?

Thứ 4, 15/05/2024 | 20:00
Không khó hiểu khi đất thổcư nhận được sự quan tâm nhiều của người tiêu dùng năm 2024. Tư duy“tấc đất tấc vàng” cùng lượng các nhà đầutư có sẵn tiền đi gom hàng sẽ đẩy phân khúc này tăng trưởng.

Bắc Giang: Đẩy mạnh xúc tiến thương mại tiêu thụ vải thiều năm 2024

Thứ 4, 15/05/2024 | 07:00
Để thúc đẩy tiêu thụ vải thiều và các sản phẩm chủ lực, tỉnh Bắc Giang đang đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ.