Nếu không phải đồng tiền chung, BRICS sẽ bàn gì ở Hội nghị Thượng đỉnh?

Nếu không phải đồng tiền chung, BRICS sẽ bàn gì ở Hội nghị Thượng đỉnh?

Thứ 2, 21/08/2023 | 15:48
0
Đồng tiền chung đang được xem xét giữa các nước BRICS có khả năng là một loại tiền dự trữ, tương tự như thỏa thuận Quyền rút vốn đặc biệt (SDR) của IMF.

BRICS có thể thảo luận về việc đạt được một thỏa thuận giúp tăng tỉ lệ thanh toán thương mại bằng đồng tiền của các quốc gia thành viên tại Hội nghị Thượng đỉnh sẽ diễn ra tại Johannesburg, Nam Phi, từ ngày 22-24/8.

Ý tưởng thành lập một đồng tiền chung hay từ chối đồng USD sẽ không được thảo luận. Điều này đã được Đại sứ Nam Phi tại BRICS Anil Sooklal xác nhận hồi giữa tháng 8. 

Theo ông Sooklal, “phi đô la hóa” không nằm trong chương trình nghị sự của khối. Thay vào đó, các quốc gia BRICS sẽ thảo luận về việc tăng cường sử dụng đồng nội tệ của mình trong thương mại và thiết lập một hệ thống thanh toán chung.

Xu hướng dài hạn

Các thành viên BRICS đã cố gắng giải quyết nhiều giao dịch hơn bằng đồng tiền của họ trong những năm gần đây như một phần trong nỗ lực rộng lớn hơn nhằm giành được ảnh hưởng kinh tế và đối trọng với quyền bá chủ của đồng USD.

Ví dụ, hồi tháng 3, Brazil – quốc gia đi đầu trong việc kêu gọi phát triển một loại tiền tệ chung để giảm sự phụ thuộc vào đồng USD – đã đạt được thỏa thuận với Trung Quốc về giao dịch bằng đồng tiền của nhau, từ đó loại bỏ vai trò trung gian của đồng USD.

Thỏa thuận này cho phép Trung Quốc và Brazil thực hiện trực tiếp các giao dịch tài chính và thương mại lớn của họ, đổi đồng nhân dân tệ của Trung Quốc lấy đồng real của Brazil và ngược lại, thay vì thông qua đồng USD.

Bên cạnh sự hợp tác giữa Trung Quốc và Brazil, việc sử dụng đồng nội tệ giữa Trung Quốc và Nga cũng đang gia tăng cùng với sự gia tăng thương mại song phương và đồng nhân dân tệ đang hiện diện nhiều hơn trong hoạt động kinh tế của Nga.

Thế giới - Nếu không phải đồng tiền chung, BRICS sẽ bàn gì ở Hội nghị Thượng đỉnh?

Màn hình điện tử của Hội nghị Thượng đỉnh BRICS lần thứ 15 được nhìn thấy tại Sân bay Quốc tế O.R. Tambo ở Johannesburg, Nam Phi, ngày 16/8/2023. Ảnh: Xinhua

Hơn 80% thanh toán thương mại giữa Nga và Trung Quốc hiện được thực hiện bằng đồng rúp của Nga và nhân dân tệ của Trung Quốc, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết khi khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh SCO vào ngày 4/7.

Hồi tháng 6, Tập đoàn Dầu khí Ấn Độ, khách hàng mua dầu thô Nga lớn nhất đến từ quốc gia Nam Á, đã trở thành nhà máy lọc dầu nhà nước đầu tiên thanh toán một số giao dịch mua của Nga bằng đồng nhân dân tệ, theo Reuters.

“Việc sử dụng đồng nội tệ ngày càng tăng đã trở thành một lựa chọn thay thế rộng rãi cho đồng bạc xanh của Mỹ, đây là một xu hướng dài hạn, mặc dù ảnh hưởng của cách tiếp cận đồng nội tệ vẫn còn hạn chế ở giai đoạn hiện tại”, ông Niu Haibin, Giám đốc Viện Nghiên cứu Chính sách Đối ngoại thuộc Viện Nghiên cứu Quốc tế Thượng Hải, nói với Global Times hồi giữa tháng 8.

Ngân hàng Phát triển Mới (NDB), một tổ chức cho vay do BRICS thành lập vào năm 2015, đã đặt mục tiêu tăng tỉ lệ cho vay bằng đồng nội tệ lên 30% vào năm 2026.

Mạng lưới ngày càng lớn

Các thành viên BRICS nhìn chung đã thể hiện ý định thúc đẩy “phi đô la hóa” trong thương mại của họ, nhưng quá trình này không cân bằng, đặt ra thách thức đối với đồng tiền chung tiềm năng, theo ông Niu.

“Ví dụ, hợp tác tiền tệ giữa Trung Quốc và Nga, giữa Trung Quốc và Brazil đang tăng tốc, trong khi giữa Trung Quốc và Ấn Độ lại mờ nhạt”, ông lưu ý.

Không thể phủ nhận, các nền kinh tế BRICS khác nhau đáng kể về thành phần kinh tế, chính sách tiền tệ, thương mại, tăng trưởng và độ mở tài chính. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng những điều đó không nên cản trở mục tiêu chung là loại bỏ đồng bạc xanh khỏi vai trò trung gian trong các giao dịch.

“Xung đột Nga-Ukraine, đại dịch Covid-19 và các yếu tố địa chính trị khác đã khiến nhiều quốc gia phải suy nghĩ lại về an ninh tài chính”, ông Tan Xiaofen, một chuyên gia của Trường Tài chính thuộc Đại học Tài chính và Kinh tế Trung ương Trung Quốc, nói.

Thế giới - Nếu không phải đồng tiền chung, BRICS sẽ bàn gì ở Hội nghị Thượng đỉnh? (Hình 2).

Quốc kỳ của các nước thành viên BRICS nhìn thấy tại một cuộc họp ở Cape Town, Nam Phi, tháng 4/2023. Ảnh: DFA

Đồng tiền chung đang được xem xét giữa các nước BRICS có khả năng là một loại tiền dự trữ, tương tự như thỏa thuận Quyền rút vốn đặc biệt (SDR) của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), ông Niu cho biết.

SDR không phải là một loại tiền tệ, mà là một yêu cầu trao đổi các loại tiền tệ có thể sử dụng tự do của các thành viên IMF. Việc định giá SDR dựa trên một rổ tiền tệ quốc tế bao gồm đồng USD, đồng yên Nhật Bản, đồng euro, đồng bảng Anh và đồng nhân dân tệ Trung Quốc. 

Với việc ngày càng có nhiều quốc gia thể hiện mong muốn tham gia BRICS, khối này mong muốn cung cấp các công cụ phát triển dựa trên quan hệ đối tác chặt chẽ và tăng trưởng chung, hợp tác tiền tệ “phi đô la hóa” có thể được mở rộng hơn nữa, tạo ra một mạng lưới ngày càng lớn hơn, ông Niu cho biết.

Hiện tại, các thành viên BRICS đại diện cho gần 42% dân số toàn cầu và chiếm khoảng 26% nền kinh tế toàn cầu, theo báo cáo của các phương tiện truyền thông. Theo chính phủ Nam Phi, hơn 40 quốc gia đã bày tỏ mong muốn gia nhập khối.

Minh Đức (Theo TASS, Global Times)

Lãnh đạo các nước BRICS sắp gặp nhau, số phận đồng tiền chung ra sao?

Thứ 5, 17/08/2023 | 14:07
Ý tưởng về đồng tiền chung của BRICS đã được đề cập trong nhiều năm, nhưng không có mối đe dọa trực tiếp nào đối với “ngôi vương” của đồng USD trong 10 năm tới.

BRICS có thể phát triển thành đối trọng với G7: Không phải chuyện đùa!

Chủ nhật, 13/08/2023 | 10:52
Sức hấp dẫn tiềm năng của BRICS nằm ở chỗ nó đang trở thành “một lực lượng cân bằng trong các vấn đề thế giới”.

Đồng minh lâu năm của Nga để ngỏ khả năng gia nhập BRICS thay vì EU

Thứ 2, 19/06/2023 | 10:53
Nhóm BRICS do Trung Quốc và Nga dẫn dắt hiện chiếm hơn 32% GDP, 40% dân số, đồng thời sở hữu khoảng 15% trữ lượng vàng của thế giới.
Cùng tác giả

Góc nhìn Người Đưa Tin: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2023

Thứ 2, 25/12/2023 | 07:15
Xung đột Nga-Ukraine, xung đột Israel-Hamas, cạnh tranh Mỹ-Trung, bất ổn ở châu Phi... là những sự kiện “tốn nhiều giấy mực” nhất của truyền thông trong năm qua.

Lãi suất cao ở Mỹ gây bất ổn tài chính tại Đông Á mới nổi

Thứ 2, 27/11/2023 | 10:11
Lập trường thắt chặt tiền tệ của Fed đã khiến thị trường chứng khoán ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Hàn Quốc, đi xuống.

3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Thứ 3, 07/11/2023 | 21:08
Theo UNDP, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với 3 nhóm nguy cơ tồn tại đồng thời, bao gồm các mối đe dọa liên quan đến sự sinh tồn của con người.

Sức hút đầu tư của Pháp – Bài học cho Việt Nam

Chủ nhật, 15/10/2023 | 15:00
Chìa khóa để Pháp đạt được những “dấu son” trên hành trình tái công nghiệp hóa và thu hút đầu tư là cải cách. Đây cũng là bài học giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi.

Cải cách giúp ADB biến “hàng tỷ” USD thành “hàng nghìn tỷ”

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:31
Để đạt được điều này, huy động nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt.
Cùng chuyên mục

Bộ trưởng Quốc phòng Đức tới Mỹ mua “hỏa thần” HIMARS tặng Ukraine

Thứ 6, 10/05/2024 | 10:50
Hệ thống Tên lửa Pháo binh cơ động cao (HIMARS) mang theo bệ phóng được nạp 6 tên lửa dẫn đường 227 mm, hoặc một bệ phóng được nạp một tên lửa chiến thuật ATACMS.

Sau nhiều lần không kích, Nga đã thành công gây tổn hại cho điểm trọng yếu của Ukraine

Thứ 6, 10/05/2024 | 10:30
Việc Nhà máy nhiệt điện Ladyzhynska liên tiếp bị Nga tấn công cho thấy tầm quan trọng chiến lược của nó đối với an ninh năng lượng của khu vực.

Giao tranh dữ dội, tuyến phòng thủ của Ukraine bị Nga xuyên thủng

Thứ 6, 10/05/2024 | 08:45
Giao tranh dữ dội những tuần qua đã làm thay đổi tình hình trên chiến trường. Tuyến phòng thủ của Ukraine đã bị sụp đổ ở khu vực chiến lược quan trọng Ocheretino.

Nga có cách mới gom tiền bán dầu bị mắc kẹt ở “quốc gia thân thiện”

Thứ 6, 10/05/2024 | 06:00
Đối với Nga, ngành dầu khí vẫn là “con bò sữa” giúp “hái” ra tiền cho ngân sách quốc gia, vốn bao gồm kế hoạch tăng mạnh chi tiêu quân sự trong năm nay.

Điện Kremlin: Ông Putin sẽ đề cử ứng viên Thủ tướng Nga khi thấy cần thiết

Thứ 5, 09/05/2024 | 16:20
Ông Putin, người vừa bắt đầu nhiệm kỳ thứ 5 của mình trên cương vị Tổng thống Nga, cũng sẽ trực tiếp bổ nhiệm Bộ trưởng Ngoại giao, Bộ trưởng Quốc phòng.
     
Nổi bật trong ngày

Điện Kremlin: Ông Putin sẽ đề cử ứng viên Thủ tướng Nga khi thấy cần thiết

Thứ 5, 09/05/2024 | 16:20
Ông Putin, người vừa bắt đầu nhiệm kỳ thứ 5 của mình trên cương vị Tổng thống Nga, cũng sẽ trực tiếp bổ nhiệm Bộ trưởng Ngoại giao, Bộ trưởng Quốc phòng.

Giao tranh dữ dội, tuyến phòng thủ của Ukraine bị Nga xuyên thủng

Thứ 6, 10/05/2024 | 08:45
Giao tranh dữ dội những tuần qua đã làm thay đổi tình hình trên chiến trường. Tuyến phòng thủ của Ukraine đã bị sụp đổ ở khu vực chiến lược quan trọng Ocheretino.

Nga có cách mới gom tiền bán dầu bị mắc kẹt ở “quốc gia thân thiện”

Thứ 6, 10/05/2024 | 06:00
Đối với Nga, ngành dầu khí vẫn là “con bò sữa” giúp “hái” ra tiền cho ngân sách quốc gia, vốn bao gồm kế hoạch tăng mạnh chi tiêu quân sự trong năm nay.

180.000 quả đạn pháo có thể sẽ đến tiền tuyến Ukraine vào tháng tới

Thứ 5, 09/05/2024 | 10:40
Tổng thống Séc cho biết, sáng kiến về mua đạn dược cho Ukraine đang đạt được tiến bộ và sẽ có nhiều chuyến giao hàng hơn trong những tháng tiếp theo.

Chiến sự Nga - Ukraine: Nga chuẩn bị cho yếu tố chiến thuật bất ngờ?

Thứ 5, 09/05/2024 | 14:00
Theo Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW), một lượng lớn quân được cho là đã được tập trung. Điều này cho thấy sự nghiêm túc của Nga trong các hoạt động ở Kharkov.