Năm học tới, giá sách giáo khoa sẽ được điều chỉnh tăng

Năm học tới, giá sách giáo khoa sẽ được điều chỉnh tăng

Thứ 6, 29/03/2019 | 22:24
0
Từ năm học 2019-2020, giá bán sách giáo khoa từ lớp 1 tới lớp 12 sẽ được điều chỉnh tăng bình quân từ 1.000 đồng đến 1.800 đồng/cuốn.
Giáo dục - Năm học tới, giá sách giáo khoa sẽ được điều chỉnh tăng

Từ năm học tới, sách giáo khoa sẽ tăng trung bình từ 1000 đồng đến 1.800 đồng/cuốn.

Theo VietnamNet, tối 29/3, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã có thông báo về việc tăng giá sách giáo khoa bắt đầu từ năm học 2019-2020.

Phía NXB Giáo dục Việt Nam cho hay, do SGK là mặt hàng nhạy cảm, có tác động tới toàn bộ xã hội nên Ban cán sự Đảng, lãnh đạo Bộ GD-ĐT đã yêu cầu NXB ra soát cơ cấu, chi phí giá thành, phương án điều chỉnh giá và báo cáo Bộ xin ý kiến chính thức.

Thực hiện thông báo 108 của Văn phòng Chính phủ, Ban cán sự Đảng Bộ GD&ĐT đã họp đồng ý chủ trương thực hiện điều chỉnh giá sách giáo khoa hiện hành của NXB Giáo dục Việt Nam theo hướng tính đúng, tính đủ tiền lương, chi phí trực tiếp, chi phí quản lý, khấu hao tài sản...

Với phương án đã được phê duyệt, giá bán các bộ sách giáo khoa từ lớp 1 tới lớp 12 sẽ được điều chỉnh tăng bình quân từ 1000 đồng đến 1.800 đồng/cuốn.

Giáo dục - Năm học tới, giá sách giáo khoa sẽ được điều chỉnh tăng (Hình 2).

Bảng giá được công khai niêm yết tại các cửa hàng sách, công ty thiết bị trường học, website của Nhà xuất bản giáo dục.

Sách giáo khoa năm học 2019-2020 sẽ được phát hành từ tháng 4/2019. Danh mục sách giáo khoa từng lớp được in trên bìa 4 mỗi cuốn sách, để phụ huynh học sinh căn cứ lựa chọn đúng tên số lượng sách theo quy định.

Trước đó, báo Người Đưa Tin đã phản ánh, trao đổi với báo chí chiều 6/3, đại diện NXB Giáo dục Việt Nam cho biết giá sách giáo khoa (SGK) phục vụ năm học 2019-2020 giữ nguyên như những năm học trước. Trước đó, đơn vị này đề xuất tăng giá bán lên đến 30%.

NXB Giáo dục Việt Nam cho biết, từ năm 2011 đến nay, giá SGK vẫn được giữ ổn định và ở mức thấp so với chi phí, giá thành xuất bản và so với giá bán các sách khác. Trong khi đó, những khoản chi phí khác của SGK đều biến động và tăng cao.

Vậy nhưng, thực hiện chỉ đạo của bộ GD&ĐT, NXB Giáo dục Việt Nam tiếp tục giữ nguyên giá SGK cho năm học 2019-2020.

Trong một diễn biến liên quan, báo Giáo dục và Thời đại đưa tin, tại phiên làm việc sáng 12/3/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nêu vấn đề khi bàn đến một số nội dung liên quan đến SGK. 

Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, giá SGK phải kê khai giá với Bộ Tài chính. “Tôi có trao đổi với Bộ Tài chính, 8 năm qua, SGK “đứng im”, giá vẫn duy trì mặc dù các khoản chi phí tăng liên tục. Tiền lương tối thiểu vùng tăng 3 lần, lương cơ sở tăng 1, 8 lần. Giấy in tăng 20%, điện tăng 41% nhưng giá SGK vẫn như 8 năm về trước” - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.

Cũng theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, phải xem nếu không tăng giá thì doanh nghiệp được in sách giáo khoa 100% vốn Nhà nước thu lỗ bao nhiêu. Nếu tăng giá thì so với giá hiện nay chỉ có 17% bình quân, mỗi cuốn hơn 1.000 đồng từ lớp 1 đến lớp 12 và ảnh hưởng vào chỉ số giá tiêu dùng CPI của năm nay là bao nhiêu. 

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, theo báo cáo thống kê, chỉ có tác động 0,07%. Đề nghị Chính phủ xem xét về việc quản lý điều hành giá cả thị trường theo quy luật chung, không thể phi thị trường vi điều đó không hợp lý.

Giải trình về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho hay, vừa qua, Bộ cũng thấy bất cập khi giá SGK 8 năm rồi vẫn chưa tăng giá. Nên khi Nhà xuất bản Giáo dục đề nghị tăng giá, Bộ đã thống nhất chủ trương và xin ý kiến các cơ quan liên quan.

H.Y (tổng hợp)

Câu hỏi đằng sau cuốn sách giáo khoa

Thứ 6, 28/09/2018 | 09:40
Có lẽ, chưa năm học nào vấn đề về giáo dục lại nóng như năm nay. Hết cách đánh vần “lạ” gây xôn xao dư luận cả tháng trời thì nay lại đến vấn đề sách giáo khoa (SGK).

Tính cả sách giáo khoa, người Việt đọc 4 cuốn sách mỗi năm

Thứ 5, 13/12/2018 | 14:01
Hội Xuất bản Việt Nam vừa đưa ra nhận định lo ngại về văn hóa đọc của người dân. Tuy nhiên, việc quyên góp ủng hộ sách từ thiện cho trẻ em còn nhiều bất cập.

NXB Giáo dục độc quyền in ấn sách giáo khoa: 5 NXB vào “cuộc đua nghìn tỷ” liệu có công bằng?

Thứ 4, 03/10/2018 | 06:10
Sau khi dư luận xã hội cùng báo Người Đưa Tin đăng loạt bài nói về việc độc quyền trong in ấn sách giáo khoa (SGK), có những tác động tiêu cực, mới đây, bộ GD&ĐT cho biết hiện 5 nhà xuất bản (NXB) sẽ được tham gia cùng NXB Giáo dục Việt Nam trong việc in SGK. Đây là tín hiệu đáng mừng, mặc dù vậy, chính những NXB này cho biết sẽ là vô cùng khó khăn khi tham gia “sân chơi” này cùng NXB Giáo dục Việt Nam vì nhiều lý do.
Cùng tác giả

GS. Nguyễn Anh Trí: Paracetamol hay chanh, sả không chữa được Covid

Thứ 4, 28/07/2021 | 19:45
GS.BS - Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Anh Trí đưa ra một số khuyến cáo trước trào lưu tự phòng chữa bệnh Covid-19 tại nhà của một bộ phận người dân hiện nay.

ĐBQH Phan Đức Hiếu: Giảm lãi suất cần đi kèm khả năng hấp thụ vốn của DN

Thứ 2, 26/07/2021 | 07:19
Vị ĐBQH đoàn Thái Bình chia sẻ thẳng thắn về một số giải pháp thiết thực nhưng cũng rất thị trường để tiếp sức cho doanh nghiệp đang gặp khó khăn vì Covid-19.

"Chống dịch phải chấp nhận hi sinh một vài chỉ tiêu kinh tế"

Chủ nhật, 25/07/2021 | 14:42
Chúng ta kỳ vọng "mục tiêu kép", nhưng chống dịch như chống giặc, đòi hỏi phải hi sinh, sẽ có lúc một số chỉ tiêu không đạt được , Chủ tịch hiệp hội DNNVV nói.

ĐBQH: “Mọi người nói vui, nhờ có đường sắt trên cao mà nắng có chỗ che, mưa có chỗ trú”

Thứ 7, 24/07/2021 | 19:13
Đại biểu Đặng Ngọc Huy (đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ngãi) phát biểu hài hước như vậy khi nói về thực trạng chậm tiến độ của một số dự án đầu tư công hiện nay.

Thu chi ngân sách: Thu tăng không đáng mừng, chi giảm lại đáng lo

Thứ 5, 22/07/2021 | 15:01
Do dự toán chưa sát thực tế, thu ngân sách 2019 tăng 10,1%; trong khi đó, chi ngân sách chỉ đạt 93,5% do nhiều dự án chậm triển khai…
Cùng chuyên mục

Một học sinh rơi từ tầng 6 xuống đất sau khi nhắn tin cho mẹ

Thứ 3, 07/05/2024 | 20:41
Mẹ của N. đang làm việc ở Tp. HCM thì nhận được tin nhắn của con mình với nội dung “con tự tử”. Một lúc sau, người nhà phát hiện cháu đã rơi từ tầng 6 xuống đất.

Hà Nội: Chuẩn bị các tình huống phát sinh trong 2 kỳ thi cuối cấp

Thứ 3, 07/05/2024 | 19:56
Sở GD&ĐT Hà Nội cần chuẩn bị các phương án đảm bảo an toàn cho các kỳ thi, tuyển sinh sắp diễn ra trên địa bàn thành phố.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT: Nhà giáo sẽ được gì khi có luật này?

Thứ 3, 07/05/2024 | 16:14
Luật Nhà giáo phải đảm bảo sự quản lý thống nhất trong toàn ngành, tháo gỡ được vướng mắc, khó khăn của thầy cô hiện nay.

Xét tuyển đại học sớm 2024: Các trường đại học không được thu phí giữ chỗ

Thứ 3, 07/05/2024 | 11:22
Bộ GD&ĐT có lưu ý đặc biệt với các trường đại học về việc tuân thủ nghiêm quy định trong tuyển sinh năm nay.

Bộ GD&ĐT công bố danh mục 20 phương thức xét tuyển

Thứ 2, 06/05/2024 | 10:18
Với 20 phương thức xét tuyển khác nhau, thí sinh có rất nhiều cơ hội để trúng tuyển vào những ngành học, trường học mà mình mong muốn.
     
Nổi bật trong ngày

Dự báo thời tiết ngày 7/5/2024: Miền Bắc trời dịu mát đến khi nào?

Thứ 3, 07/05/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (7/5). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Một học sinh rơi từ tầng 6 xuống đất sau khi nhắn tin cho mẹ

Thứ 3, 07/05/2024 | 20:41
Mẹ của N. đang làm việc ở Tp. HCM thì nhận được tin nhắn của con mình với nội dung “con tự tử”. Một lúc sau, người nhà phát hiện cháu đã rơi từ tầng 6 xuống đất.

Xét tuyển đại học sớm 2024: Các trường đại học không được thu phí giữ chỗ

Thứ 3, 07/05/2024 | 11:22
Bộ GD&ĐT có lưu ý đặc biệt với các trường đại học về việc tuân thủ nghiêm quy định trong tuyển sinh năm nay.

Hà Nội: Chuẩn bị các tình huống phát sinh trong 2 kỳ thi cuối cấp

Thứ 3, 07/05/2024 | 19:56
Sở GD&ĐT Hà Nội cần chuẩn bị các phương án đảm bảo an toàn cho các kỳ thi, tuyển sinh sắp diễn ra trên địa bàn thành phố.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT: Nhà giáo sẽ được gì khi có luật này?

Thứ 3, 07/05/2024 | 16:14
Luật Nhà giáo phải đảm bảo sự quản lý thống nhất trong toàn ngành, tháo gỡ được vướng mắc, khó khăn của thầy cô hiện nay.