Năm học 2023-2024: Giai đoạn bứt tốc của đổi mới giáo dục phổ thông

Năm học 2023-2024: Giai đoạn bứt tốc của đổi mới giáo dục phổ thông

Nguyễn Hoa Trà
Thứ 6, 21/07/2023 | 15:52
0
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đánh giá nếu năm nay không vượt qua được, khuyết điểm sẽ vẫn còn nguyên gây ảnh hưởng tới cả quá trình đổi mới GDPT.

Sáng nay (21/7), Bộ GD&ĐT tổ chức hội nghị tổng kết năm học 2022-2023, triển khai nhiệm vụ năm học 2023-2024 đối với giáo dục trung học và giáo dục thường xuyên.

Triển khai Chương trình GDPT 2018 còn nhiều bất cập

Báo cáo đánh giá việc triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học 2022-2023, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học Nguyễn Xuân Thành cho biết: Năm học 2022-2023 là năm thứ hai giáo dục trung học triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với cấp trung học cơ sở và là năm đầu tiên đối với cấp trung học phổ thông.

Bộ GDĐT đã tổ chức thẩm định và phê duyệt danh mục sách giáo khoa lớp 8, lớp 11 và phê duyệt tài liệu giáo dục địa phương lớp 7, lớp 10. Hướng dẫn các địa phương chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch dạy học các môn học đối với lớp 6, 7, 10 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 phù hợp với điều kiện thực tế trên cơ sở bảo đảm mục tiêu, nội dung đáp ứng yêu cầu cần đạt.

Bên cạnh những kết đạt được cho thấy sự nỗ lực, đặc biệt là trong triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở 2 cấp học, thực tiễn triển khai trong năm học cũng cho thấy còn những tồn tại, khó khăn cần khắc phục đối với giáo dục trung học.

Theo đó, việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường ở một số cơ sở giáo dục còn chưa phù hợp dẫn tới hiệu quả thực hiện chương trình một số môn học, hoạt động giáo dục chưa bảo đảm thực hiện đúng theo yêu cầu của chương trình mới. Một số cơ sở giáo dục còn cứng nhắc trong triển khai chương trình các môn học/hoạt động giáo dục mới.

Giáo dục - Năm học 2023-2024: Giai đoạn bứt tốc của đổi mới giáo dục phổ thông

Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học Nguyễn Xuân Thành báo cáo tại hội nghị.

Đội ngũ giáo viên chưa đồng bộ về cơ cấu, còn thừa thiếu cục bộ và thiếu so với quy định, đặc biệt là môn Âm nhạc, môn Mỹ thuật ở cấp THPT. Chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục không đồng đều. Việc tập huấn đội ngũ giáo viên triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 còn bất cập. Tình trạng thiếu trường, lớp còn tồn tại ở một số địa phương.

Báo cáo về kết quả của giáo dục thường xuyên trong năm học 2022-2023, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thường xuyên Hoàng Đức Minh cho biết theo báo cáo của các Sở GD&ĐT, đa số các tỉnh vẫn duy trì và huy động số người học chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT là 384.866 học viên, tăng hơn 40.000 học viên so với năm học 2021-2022.

Tuy nhiên, vẫn còn địa phương chưa thành lập Ban chỉ đạo xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030; việc huy động người mù chữ ra học các lớp xoá mù chữ ở một số địa phương chưa được quan tâm chỉ đạo thường xuyên, chất lượng giáo dục thường xuyên vẫn còn hạn chế, do chất lượng đầu vào thấp.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học còn thiếu thốn, ít được đầu tư xây dựng, mua sắm; đội ngũ giáo viên biên chế dạy văn hóa tại các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên chưa đủ về số lượng và cơ cấu, đội ngũ giáo viên hợp đồng lao động không ổn định.

Giáo dục - Năm học 2023-2024: Giai đoạn bứt tốc của đổi mới giáo dục phổ thông (Hình 2).

Hội nghị đánh giá lại công tác triển khai Chương trình GDPT 2018.

Năm học then chốt triển khai chương trình mới

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh vị trí, ý nghĩa đặc biệt của năm học 2023-2024 trong tiến trình triển khai Chương trình GDPT 2018 - khi đây là một năm vừa nhìn lại kết quả 3 năm đã triển khai, trực tiếp triển khai các lớp 4, 8, 11 và chuẩn bị các điều kiện triển khai các lớp cuối cùng.

“Năm khởi động có cái khó riêng, năm tăng tốc có cái khó riêng, năm gói lại có cái khó riêng. Chúng ta đang đứng trước năm học với khối lượng công việc nhiều nhất trong toàn bộ chu trình đổi mới. Chúng ra đã đã tích luỹ được một số năm, đã nhìn thấy ưu điểm, khuyết điểm để rút kinh nghiệm, nếu năm nay không vượt qua được, khuyết điểm sẽ vẫn còn nguyên, khó khăn sẽ tích thêm và ảnh hưởng tới cả quá trình đổi mới giáo dục phổ thông”, Bộ trưởng phát biểu.

Lãnh đạo ngành giáo dục nhấn mạnh yêu cầu tái đi thực tế tại các trường phổ thông của giảng viên sư phạm. “Nếu xa lạ với thực tiễn đang diễn ra ở giáo dục phổ thông, không có trải nghiệm thực tế, không bám sát, nắm chắc thực tiễn đổi mới, đội ngũ này sẽ không thể dạy một cách hiệu quả cho giáo sinh - những giáo viên tương lai sẽ triển khai thực hiện chương trình mới. Từ đó, các trường sư phạm không thể thực hiện được nhiệm vụ đồng hành, tham gia dẫn dắt trong hệ thống khi thực hiện đổi mới giáo dục phổ thông”, Bộ trưởng nêu rõ.

Trước ý kiến của một số địa phương về việc chuyển trường của học sinh lớp 10 nhưng khó khăn bởi tổ hợp môn học lựa chọn khác nhau, Bộ trưởng lưu ý các địa phương cần hỗ trợ tối đa người học và không đặt ra bất kỳ rào cản nào cho học sinh khi chuyển trường. Công tác hướng nghiệp, phân luồng cũng phải được thực hiện bằng sự thuyết phục, qua sự lựa chọn của người học, không được triển khai cứng nhắc.

Chia sẻ về hai khối chưa nhận được sự chú ý đúng mức là giáo dục mầm non và giáo dục thường xuyên, Bộ trưởng đã có những lưu ý cụ thể về việc tăng cường mối quan tâm, chú ý với khối giáo dục thường xuyên trong thời gian tới, sao cho tương xứng với tầm quan trọng của khối giáo dục này.

Tuyển sinh đại học 2023: Các mốc thời gian quan trọng thí sinh cần lưu ý

Thứ 6, 21/07/2023 | 10:35
Sau khi biết điểm thi THPT, thí sinh cần lưu ý các mốc thời gian để đăng ký, xét tuyển nguyện vọng vào các trường đại học, cao đẳng theo đúng quy định.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: "Nơi quan tâm nhưng lực bất tòng tâm, nơi có điều kiện thì tâm bất tòng lực”

Thứ 5, 20/07/2023 | 20:29
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho rằng giáo dục mầm non là nền tảng then chốt vì vậy cần tập trung nguồn lực cho bậc học này trước khi triển khai chương trình mới.

Tuyển sinh đại học 2023: Chuyên gia dự báo điểm chuẩn

Thứ 4, 19/07/2023 | 20:15
Theo quy chế tuyển sinh, mỗi thí sinh được đăng ký xét tuyển không giới hạn số nguyện vọng, số trường; nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp.
Cùng tác giả

Nhà khoa học là trụ cột xây dựng đại học nghiên cứu, đổi mới sáng tạo

Thứ 4, 15/05/2024 | 17:06
Đại học Quốc gia Hà Nội chú trọng ưu tiên nguồn lực để triển khai các chương trình, đề tài KH&CN trọng điểm quốc gia trong thời gian tới.

Cần "năng động" trong hoạt động đào tạo đội ngũ nhà giáo

Thứ 4, 15/05/2024 | 17:05
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nhấn mạnh Đại học Sư phạm Hà Nội cần điều chỉnh góc nhìn, nhận diện vị trí, vai trò, qua đó xác định sứ mệnh, trách nhiệm với ngành.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội có tân Hiệu trưởng

Thứ 4, 15/05/2024 | 14:18
Bộ GD&ĐT kỳ vọng nhà trường sẽ đóng góp tích cực và thể hiện vai trò nòng cốt trong công tác bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông.

Chứng chỉ ngoại ngữ: Căng thẳng ôn tập để thêm "vé" vào đại học

Thứ 4, 15/05/2024 | 07:04
Không ít các học sinh luyện thi CCNN chỉ để đủ điều kiện ưu tiên vào đại học, điều này làm mất đi ý nghĩa thực của các bài thi và cách tiếp cận học tập.

Hành động thiết thực, ưu tiên nguồn lực cho trẻ em

Thứ 3, 14/05/2024 | 15:40
Bộ GD&ĐT cho biết tuỳ từng điều kiện của mỗi địa phương để tổ chức các hoạt động hưởng ứng tháng hành động vì trẻ em năm 2024.
Cùng chuyên mục

Huyện nghèo xây trường học tiền tỷ rồi bỏ hoang vì không có học sinh

Thứ 4, 15/05/2024 | 17:59
Việc một số điểm trường có vốn đầu tư hàng tỷ đồng, xây dựng xong rồi bỏ hoang hoặc chậm đưa vào sử dụng đã gây lãng phí ngân sách Nhà nước, khiến dư luận bức xúc.

Nhà khoa học là trụ cột xây dựng đại học nghiên cứu, đổi mới sáng tạo

Thứ 4, 15/05/2024 | 17:06
Đại học Quốc gia Hà Nội chú trọng ưu tiên nguồn lực để triển khai các chương trình, đề tài KH&CN trọng điểm quốc gia trong thời gian tới.

Cần "năng động" trong hoạt động đào tạo đội ngũ nhà giáo

Thứ 4, 15/05/2024 | 17:05
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nhấn mạnh Đại học Sư phạm Hà Nội cần điều chỉnh góc nhìn, nhận diện vị trí, vai trò, qua đó xác định sứ mệnh, trách nhiệm với ngành.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội có tân Hiệu trưởng

Thứ 4, 15/05/2024 | 14:18
Bộ GD&ĐT kỳ vọng nhà trường sẽ đóng góp tích cực và thể hiện vai trò nòng cốt trong công tác bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông.

Bình Thuận chi hơn 215 tỷ đồng để hỗ trợ học phí cho học sinh

Thứ 4, 15/05/2024 | 13:54
Việc hỗ trợ học phí cho học sinh năm học 2023 - 2024, giải quyết nguyện vọng chính đáng cho phụ huynh học sinh các hộ gia đình khó khăn.
     
Nổi bật trong ngày

Bản tin 14/5: Gần 2.000 trẻ dưới 16 tuổi tử vong do đuối nước mỗi năm

Thứ 3, 14/05/2024 | 06:00
Gần 2.000 trẻ dưới 16 tuổi tử vong do đuối nước mỗi năm; Xe đầu kéo bốc cháy sau va chạm liên hoàn, nhiều người bị thương...

Bình Thuận chi hơn 215 tỷ đồng để hỗ trợ học phí cho học sinh

Thứ 4, 15/05/2024 | 13:54
Việc hỗ trợ học phí cho học sinh năm học 2023 - 2024, giải quyết nguyện vọng chính đáng cho phụ huynh học sinh các hộ gia đình khó khăn.

Dự báo thời tiết ngày 14/5/2024: Miền Bắc có nơi trở mưa to

Thứ 3, 14/05/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (14/5). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Giữa tháng 5, miền Bắc lại sắp đón không khí lạnh yếu

Thứ 3, 14/05/2024 | 21:02
Dự báo do tác động của một đợt không khí lạnh yếu tăng cường, miền Bắc sắp chuyển trạng thái mưa dông, có nơi mưa rất to.

Cần "năng động" trong hoạt động đào tạo đội ngũ nhà giáo

Thứ 4, 15/05/2024 | 17:05
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nhấn mạnh Đại học Sư phạm Hà Nội cần điều chỉnh góc nhìn, nhận diện vị trí, vai trò, qua đó xác định sứ mệnh, trách nhiệm với ngành.