Mỹ ra điều kiện '4 không' để gặp lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un

Mỹ ra điều kiện '4 không' để gặp lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un

Thứ 4, 10/05/2017 | 14:48
0
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gửi lời nhắn tới lãnh đạo Triều Tiên về cuộc gặp tại Mỹ, nếu Bình Nhưỡng từ bỏ tham vọng hạt nhân.

Vì sao Mỹ bỗng dưng đổi giọng?

Đề xuất này được Mỹ đưa ra tại cuộc thảo luận gần đây với các quan chức Trung Quốc về phương án để giải quyết vấn đề hạt nhân của Triều Tiên.

Theo đó, Mỹ hứa không làm tổn hại lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và xem xét mời ông này gặp Tổng thống Donald Trump tại Mỹ, nếu Bình Nhưỡng đồng ý từ bỏ chương trình hạt nhân và tên lửa.

Tiêu điểm - Mỹ ra điều kiện '4 không' để gặp lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un

 Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ đồng ý gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un nếu Bình Nhưỡng chấp nhận điều kiện "4 không".

“Chính quyền Mỹ tuyên bố sẽ không dùng đến hành động quân sự và sẽ đảm bảo an ninh cho Triều Tiên nếu các chương trình phát triển vũ khí được loại bỏ”, nguồn tin cho biết hôm thứ Ba (9/5).

Trước đó, các quan chức Mỹ tuyên bố, Washington đang tính đến phương án tấn công quân sự, để kiềm chế tham vọng hạt nhân của Triều Tiên.

Cuối tháng trước, chính quyền Donald Trump cũng cho hay, cách tiếp cận của Washington đối với vấn đề hạt nhân của Triều Tiên là “thắt chặt lệnh trừng phạt và theo đuổi các biện pháp ngoại giao đối với các đồng minh, đối tác của Mỹ trong khu vực”.

Mới đây, trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông Mỹ, Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng cho biết, ông không loại trừ cuộc gặp với nhà lãnh đạo Triều Tiên trong “điều kiện thích hợp”.

Cam kết “4 không”

Theo Japan Times, Washington sẽ thực hiện những cam kết trên nếu Bình Nhưỡng chấp nhận điều kiện “4 không”. Theo Mỹ đây là thỏa thuận “hai bên cùng có lợi” Triều Tiên ngừng phát triển công nghệ hạt nhân và tên lửa, đổi lại Mỹ sẽ không nỗ lực thay đổi chế độ của Bình Nhưỡng, không nhắm vào việc lật đổ chế độ hay thống nhất bán đảo Triều Tiên. Mỹ cũng không "kiếm cớ" để tiến đến vĩ tuyến 38 độ Bắc, biên giới thực tế giữa Triều Tiên và Hàn Quốc.

Bắc Kinh được cho là chuyển thông điệp này tới Bình Nhưỡng.  

Những thông tin này được tiết lộ trong lúc phái đoàn Triều Tiên có cuộc hội đàm với một nhóm chuyên gia Mỹ tại Na Uy từ ngày 8 – 9/5.

Tiêu điểm - Mỹ ra điều kiện '4 không' để gặp lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (Hình 2).

 Nhà lãnh đạo Kim Jong-un thị sát quân đội Triều Tiên diễn tập.

Xem thêm >>> Bầu cử TT Hàn Quốc: Phe cứng rắn, hay đối thoại Triều Tiên sẽ thắng?

Theo nguồn tin ngoại giao của Yonhap, dẫn đầu phái đoàn Triều Tiên được cho là Cục trưởng Cục Mỹ - Triều Tiên thuộc bộ Ngoại giao nước này Choe Son-hui và đại diện phía Mỹ là bà Suzanne DiMaggio, Giám đốc tổ chức nghiên cứu New America có trụ sở tại Washington.

Một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định, cuộc gặp như trên thường được tổ chức theo định kỳ để bàn về nhiều vấn đề của thế giới và không liên quan đến chính quyền Washington, theo Yonhap.

Tuy nhiên, ông Choe Son-hui cho rằng: “Bình Nhưỡng sẽ rất khó  tạm dừng các chương trình hạt nhân và tên lửa cho tới khi Mỹ thực hiện việc đảm bảo an ninh Triều Tiên trong điều kiện cụ thể”.

Bình Nhưỡng sẽ không chấp nhận?

Theo một số nguồn tin, Bắc Kinh nhận định, cơ hội Bình Nhưỡng chấp nhận đề nghị của Mỹ là rất thấp. Song phía Trung Quốc cũng kêu gọi Mỹ xem xét hỗ trợ kinh tế cho Triều Tiên và bắt đầu đàm phán hướng tới bình thường hóa quan hệ song phương.

Thời gian gần đây, chính quyền Mỹ đã gây sức ép lên Trung Quốc, yêu cầu nước này cần thực thi những biện pháp chính trị và kinh tế cứng rắn nhằm kiềm chế tham vọng hạt nhân của Triều Tiên. Nhưng phía Trung Quốc cho rằng, mấu chốt vấn đề hạt nhân của quốc gia đồng minh này chính là tranh chấp giữa Washington – Bình Nhưỡng.

Đầu năm nay, Trung Quốc công khai kêu gọi Triều Tiên ngừng các chương trình phát triển hạt nhân và tên lửa để đổi lấy việc Mỹ - Hàn Quốc ngừng các cuộc diễn tập quân sự hàng năm.

Xem thêm >>> Bầu cử Hàn Quốc: Bài toán Triều Tiên chi phối thắng - bại thế nào?

Phương Anh

 

 

Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Quân đội Nga sắp được trang bị “siêu rồng lửa” S-500

Thứ 3, 30/04/2024 | 07:15
Hệ thống phòng không S-500 Prometheus sẽ cung cấp lá chắn vững chắc cho các trung tâm hành chính và công nghiệp quan trọng ở Nga.

Top 5 tàu ngầm hạt nhân tiên tiến nhất thế giới, Mỹ góp 2 chiếc

Thứ 2, 29/04/2024 | 06:00
Hiện chỉ có 6 quốc gia sở hữu tàu ngầm hạt nhân là Mỹ, Trung Quốc, Nga, Pháp, Anh và Ấn Độ.

Có gì trong kịch bản thăm dò sức chịu đựng của nền kinh tế Nga?

Thứ 3, 30/04/2024 | 14:30
Theo tất cả các kịch bản, các dự báo cho thấy sự suy thoái trong sản xuất và xuất khẩu dầu khí của Nga.

Thời khắc lịch sử của những chiến sĩ dẫn giải Dương Văn Minh đi tuyên bố đầu hàng

Thứ 3, 30/04/2024 | 15:25
Cùng đồng đội đối mặt với Tổng thống cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn Dương Văn Minh, Đại úy Phạm Xuân Thệ khi ấy chỉ nghĩ làm sao nhanh có lời tuyên bố đầu hàng được phát thanh rộng rãi ra để sớm kết thúc chiến tranh, đỡ đổ máu cho đồng đội.

Ba Lan, Litva có nguy cơ vi phạm luật EU nếu giúp Ukraine triệu hồi nam giới

Thứ 3, 30/04/2024 | 06:00
Người tị nạn Ukraine chạy trốn xung đột có quyền tiếp cận chỗ ở, phúc lợi, chăm sóc y tế, giáo dục và việc làm ở Ba Lan, Litva và các nước EU khác.