Mỹ bật đèn xanh trở lại cho

Mỹ bật đèn xanh trở lại cho "siêu chiến cơ" F-22

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:47
0
Sau thời gian dài xem xét và chỉnh sửa lỗi, Mỹ đã quyết định đưa những chiếc máy bay chiến đấu F22 trở lại hoạt động hết công suất.

F-22 được mệnh danh là loại máy bay chiến đấu hiện đại nhất thế giới, việc giá thành của nó quá đắt, nhưng lại không thật sự hoàn hảo như quảng cáo, đã gây ra không ít chỉ trích.

Thế giới - Mỹ bật đèn xanh trở lại cho 'siêu chiến cơ' F-22

F-22, mẫu máy bay chiến đấu được cho là hiện đại nhất thế giới hiện nay

Mất mạng vì máy bay siêu hiện đại

Ngày 24/7, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã phê chuẩn kế hoạch dỡ bỏ các hạn chế liên quan tới máy bay F-22. Theo đó, một phi đội F-22 Raptor sẽ được triển khai ở Nhật Bản và hoạt động ở đây tại độ cao thấp. Sau chuyến bay tới Nhật, Mỹ sẽ cân nhắc việc khôi phục lại các chuyến bay kéo dài, hoạt động tại độ cao lớn của F-22.

Lệnh hạn chế hoạt động, trong đó các máy bay F-22 không được bay ở độ cao lớn và chỉ hoạt động ở phạm vi nhất định, gần với các sân bay khẩn cấp, đã được triển khai từ năm ngoái. Lệnh này đã được triển khai sau khi các phi công F-22 phàn nàn rằng họ bị chóng mặt và thậm chí là ngất xỉu khi đang điều khiển chiếc máy bay này.

Sự cố bí ẩn của F-22 là chủ đề của một cuộc điều tra trong chương trình "Nightline" của kênh truyền hình ABC News. Cuộc điều tra cho thấy kể từ năm 2008, rất nhiều phi công F-22 đã gặp triệu chứng thiếu ô xy. Việc không có đủ ô xy cho cơ thể trong khi phải bay ở độ cao lớn khiến họ bị rối loạn, chậm chạp và mất phương hướng khi điều khiển chiếc máy bay có giá 140 triệu USD/chiếc.

Trong một trường hợp, một phi công thậm chí đã bị ngất xỉu và mất quyền điều khiển chiếc F-22. Anh chỉ tỉnh lại khi chiếc máy bay đã phạt đứt một ngọn cây trước khi kịp thời đưa nó bay lên cao để cứu mạng bản thân.

Sự kiện nổi tiếng nhất là vụ tai nạn của đại úy Jeffrey Haney vào ngày 16/11/2010 làm anh này thiệt mạng. Cái chết của Jeff Haney gây rất nhiều tranh cãi. Nhưng người ta nói rằng Haney đang điều khiển F-22 bay huấn luyện ở Alaska hồi tháng 11/2010, khi lỗi hệ thống đã cắt đứt hoàn toàn nguồn dưỡng khí của anh. Haney không phát ra một tín hiệu cảnh báo nào khi chiếc máy bay của anh bổ nhào và chỉ chưa đầy một phút sau, nó đã đâm xuống mặt đất với tốc độ siêu âm.

Vũ khí đắt tiền nhưng chưa hoàn hảo?

Sự cố khiến những chiếc F-22 bị đình chỉ hoạt động trong vòng 4 tháng. Nhưng vấn đề thiếu ô xy vẫn không biến mất khi chúng bay trở lại vào tháng 9/2011. Các phàn nàn của giới phi công đã buộc Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta phải giới hạn hoạt động của loại máy bay này, vốn có thể bay lên độ cao tới 15km, để đảm bảo an toàn cho các phi công.

Nhưng nay, Bộ Quốc phòng khẳng định họ đã xử lý triệt để vấn đề thiếu khí ô xy ở F-22. Theo phát ngôn viên Lầu Năm Góc George Little, Không lực Mỹ tìm thấy nguyên nhân nằm tại một chiếc van, thủ phạm khiến một bộ phận áo đặc biệt phi công mặc ở độ cao lớn bị phồng lên và khiến vài người nghẹt thở. Không lực Mỹ đã tiến hành thay thế tất cả những chiếc van này. Ngoài ra, người ta còn chỉnh sửa để tăng lượng oxy tới các phi công, thông qua việc bỏ đi một thiết bị lọc ngăn tạp. Thiết bị này đã bị bỏ đi bởi người ta thấy rằng phi công chẳng nhận bất kỳ tạp chất độc hại nào qua đường thở, trong quá trình máy bay hoạt động.

Bên cạnh đó, một hệ thống cung cấp dưỡng khí khẩn cấp cũng sẽ được lắp trên chiếc máy bay. "Chúng tôi rất tin tưởng rằng mình đã xác định được vấn đề", Little nói - "Nhưng sẽ phải mất một thời gian để đảm bảo rằng toàn bộ các thiết bị có liên quan đã được thay thế.

Cho dù có mức giá cắt cổ, nhưng tới nay không một chiếc F-22 nào từng tham gia chiến đấu. Từ Iraq cho tới Afghanistan, cho tới việc triển khai vùng cấm bay ở Libya, chiếc máy bay này đều không được sử dụng. Không lực Mỹ giải thích rằng người ta chưa cần tới các tính năng đặc biệt của loại máy bay ưu việt này. Không ít nhà phân tích nghi ngờ nguyên nhân thực có lẽ vì F-22 chưa thực sự hoàn hảo. Nếu chẳng may chiếc máy bay này gặp tai nạn và bị rơi ở chiến trường nước ngoài, bên cạnh nguy cơ lộ bí mật quân sự quan trọng, Mỹ cũng sẽ bị "ê mặt" và mất đi một phần khả năng răn đe, bởi loại vũ khí hoàn hảo này hóa ra không thật sự hoàn thiện như họ "nổ" bấy lâu nay.

Thảo Nguyên (theo AP)


Cùng chuyên mục

Yêu cầu của Nga đe dọa dòng chảy dầu thô sang Đức

Thứ 7, 27/04/2024 | 06:00
Đức dù không còn mua dầu của Moscow vẫn phải dựa vào cơ sở hạ tầng đường ống của Nga để nhận hàng từ nước thứ 3.

So sánh tiềm lực sáng chế UAV của Nga, Ukraine trong xung đột

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:15
Nga đã nộp 342 bằng sáng chế máy bay không người lái (UAV) từ năm 2022 đến năm 2024, trong khi Ukraine chỉ nộp 4 bằng sáng chế trong cùng khoảng thời gian.

Nguyên nhân xe tăng Abrams của Mỹ “biến mất” khỏi tiền tuyến Ukraine

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:30
Trong vòng chưa đầy 2 tháng, các lực lượng Nga đã tiêu diệt được 5 chiếc xe tăng Abrams do Ukraine triển khai trong vùng chiến sự.

Tăng cường tiếp viện, Ukraine vẫn gặp khó, Nga tiếp tục đà tiến ở Adveevka

Thứ 6, 26/04/2024 | 13:55
Bộ chỉ huy quân sự Ukraine đang nỗ lực chuyển quân tiếp viện đến mặt trận ở hướng Adveevka. Tuy nhiên, họ vẫn đang mất dần các khu định cư.

Tổng Thư ký NATO tin “chưa quá muộn để Ukraine giành chiến thắng”

Thứ 6, 26/04/2024 | 10:44
Ukraine đã phải chịu nhiều sự kéo lùi trên chiến trường trước các lực lượng Nga do tình trạng cạn kiệt đạn dược và vũ khí.
     
Nổi bật trong ngày

Nguyên nhân xe tăng Abrams của Mỹ “biến mất” khỏi tiền tuyến Ukraine

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:30
Trong vòng chưa đầy 2 tháng, các lực lượng Nga đã tiêu diệt được 5 chiếc xe tăng Abrams do Ukraine triển khai trong vùng chiến sự.

Tăng cường tiếp viện, Ukraine vẫn gặp khó, Nga tiếp tục đà tiến ở Adveevka

Thứ 6, 26/04/2024 | 13:55
Bộ chỉ huy quân sự Ukraine đang nỗ lực chuyển quân tiếp viện đến mặt trận ở hướng Adveevka. Tuy nhiên, họ vẫn đang mất dần các khu định cư.

Tổng Thư ký NATO tin “chưa quá muộn để Ukraine giành chiến thắng”

Thứ 6, 26/04/2024 | 10:44
Ukraine đã phải chịu nhiều sự kéo lùi trên chiến trường trước các lực lượng Nga do tình trạng cạn kiệt đạn dược và vũ khí.

Nga không loại trừ xuất khẩu LNG bị trì trệ

Thứ 6, 26/04/2024 | 06:00
Vô số các lệnh trừng phạt của phương Tây đã “vùi dập” tham vọng của Nga, đặc biệt là đối với dự án Arctic LNG 2 của Novatek.

Yêu cầu của Nga đe dọa dòng chảy dầu thô sang Đức

Thứ 7, 27/04/2024 | 06:00
Đức dù không còn mua dầu của Moscow vẫn phải dựa vào cơ sở hạ tầng đường ống của Nga để nhận hàng từ nước thứ 3.